Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

VN ƠI: CÓ NÊN KHỞI NGHIỆP HAY KHÔNG?

VN ƠI: CÓ NÊN KHỞI NGHIỆP HAY KHÔNG?
Chắc bạn đã nghe người ta khuyên bạn nên khởi nghiệp. Khởi nghiệp dịch từ start up của Mỹ. Thủ tướng Nguyễn Văn Phúc nhà ta, tuyên bố là trong năm 2017 tới, VN sẽ là nước khởi nghiệp. Ông Chủ tích TP HCM Nguyễn Thành Phong nhà ta, ông Bí thư Thành ủy TP HCM, Đinh La Thăng, cũng hùa theo tuyên bố là trong năm tới TP HCM sẽ có 500.000 xí nghiệp khởi nghiệp. Đoàn TNCS tp HCM tuyên bố dành 100 tỷ cho khởi nghiệp. Hình như nước VN trong năm tới sẽ có nhiều cái lò bánh mì điện cho ra những ổ bánh mì khởi nghiệp rất hấp dẫn. Bà con chờ đón xem.
Sao, bạn có thấy phấn khời, hồ hởi hay không, trước các tuyên bố hùng hồn của các lãnh đạo nhà ta. Đáng lẽ trong dịp này các vị lãnh đạo anh minh nhà ta nên đặt một bài hát "Ta cùng nhau khởi nghiệp" cho nhạc sĩ Phó Đức Phương gì gì đó, cho nó hoành tráng...hát khi động thổ một xí nghiệp khởi nghiệp mới...
Tất cả làm cho OGT nực cười. Không biết nên cười loại gì... Trong khi chờ đợi tìm ra loại cười, OGT xin thưa cùng bà con BFB như vầy:
Trong FB của Ôn, OGT đã giãi thích là có cả thảy 4 cuộc cách mạng KHKT, được đánh số từ CM 1.0 - CM 4.0. CM 1.0 (xuất phát từ Anh, than đá, và máy hơi nước), tiếp theo CM 2.0 (xuất phát từ Mỹ, điện, và sản xuất hằng loạt, theo dây chuyền), cuối cùng CM 3.0 (xuất phát từ Mỹ, gọi là CM CNTT) bao giờ cũng đem lại những tiến bộ trong sản xuất và việc tạo ra nhiều công ăn việc làm mới vượt quá những công việc lỗi thời phãi loại bỏ. Còn bây giờ là CM 4.0, gọi là CM nội dung kỹ thuật số (KTS).
Khi nhìn lại chặng đường đã đi qua của nhân loại, thì CM 1.0 và 2.0 đã đem lại hạnh phúc cho nhân loại, cho tự do và dân chủ cho các quốc gia như phe TB thường rêu rao. Phải nói là 2 cuộc CM kể trên đã kết thúc từ năm 1975 trên toàn cõi châu Âu và Mỹ. Trong khi ấy thì VN ta phải trải qua 30 chiến tranh (1945-1975) nên chả biết chi 2 cuộc CM 1.0 & 2.0 này, nên chả có tí gì kiến thức KHKT diễn ra trong 2 cuộc CM này. Do đó, mãi 20 năm sau, năm 1996 ta mới biết cái tũ lạnh là cái gì, cái xe hai bánh là cái gì. Do đó, khi NN VN nói công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước thì ta không có một kiến thức gì về công nghệ, về khoa học kỹ thuật. Một cái bù lon đinh vít chưa sản xuất nỗi. Vào WTO, ta chỉ là một thị trường tiêu thụ sản phẩm của các nước TB. Ta chỉ có thể xuất khẩu nông sản, hải sản, cà phê,v.v.. là những gì nông dân nhà ta làm ra được, chứ kỹ sư TS KHKT thì không thấy sản xuất cái gì để xuất khẩu. Nếu trong danh sách hàng xuất khẩu có những mặt hàng công nghệ, đó là sản phẩm của các công ty FDI. TD: điện thoại di động của Samsung. Do đó, ta không có CM 1.0 & 2.0.
Bây giờ nói qua CM 3.0 là CNTT hay là tin học hóa. Kể từ 1960 đến 1975 thì các nước Âu Mỹ đã bắt đầu tin học hóa tất cả nghiệp vụ hành chánh trong cơ quan công quyền hoặc nghiệp vụ kinh tế trong các xí nghiệp lớn thông qua các máy tính lớn (mainframe) của IBM, Bull, NCR, Honeywell. Chỉ khi xuất hiện máy vi tính, năm 1975 trở đi, thì việc tin học hóa các công ty vừa và nhỏ ở Âu Mỹ bắt đầu và kết thúc vào năm 2015. Như vậy CM 3.0 ở Âu Mỹ đã kết thúc trong năm 2015 vừa qua. Và CM 4.0 bắt đầu từ năm nay 2016.
Còn VN thì thế nào?. Như đã nói VN không biết chi về CM 1.0 và 2.0. Về CM 3.0 thì miền Bắc không biết chi ngoài cái máy Ba Lan Minsk duy nhất lo tính đường bay của hỏa tiển. Còn miền Nam, đến cuối 1975 thì có đến 23 hệ thống máy tính IBM 360/370. Phần lớn các máy IBM dùng tin học hóa các cơ quan công quyền về mặt hành chính: như Điện Lực, Công ty Cấp Nước, Bưu Điện, Thuế vụ, Ngân Hàng Quốc Gia, VN Thương tín, NM Đường, NM Giấy Cogido, Air VN, Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Tiếp Vận, Nha NS Ngoại Viện, Thống Kê, Kho Bạc, Tổng Nha Cảnh Sát, Tổng Nha Kế Hoạch PTT... và các công ty tư nhân BGI, CEXO, SIPH, Ngân hàng BFA, BFC, BNP và IBM Service Bureau v..v.. Phần lớn các máy mainframe thuộc loại tối tân nhất từ 1967 trở đi. Phần lớn các máy tính này tin học hóa các nghiệp vụ hành chánh và kế toán của miền Nam. Do đó, đến 4/1975 thì coi như CM 3.0 bắt đầu ở VN nhưng bị tịt ngòi khi NN CSVN tiếp quản miền Nam, và tịt đến 1995. Nhưng qua 1996, thì cả VN bắt đầu tin học hóa, tới đây, 2016, 20 năm rồi chả đi tới đâu, trong khi Âu Mỹ người ta đã kết thúc mà VN thì chưa bắt đầu...
Bạn đã thấy rõ vấn đề chưa?. Âu Mỹ xong CM 3.0 và bắt đầu CM 4.0. Còn VN thì mới nhấp môi CM 3.0 chưa xong, thì lại đòi khởi động CM 4.0 của Âu Mỹ qua những công ty khởi nghiệp. Vì những công ty start up bên Mỹ lo CM 4.0 dựa trên nền tảng CM 3.0. Như vậy, nghĩa là thế nào: CM 4.0 dùng tất cả các thông tin do CM 3.0 phát sinh, cất trữ trên cloud. Nếu ở VN chưa có thông tin do CM 3.0 phát sinh thì làm sao khởi động CM 4.0. Như vậy, Bạn có thể thấy cái phi lô gic không: khởi động CM 4.0 khi nền tảng CM 3.0 chưa có gì ở VN.
Tới đây, bạn có thấy cái chuyện khởi nghiệp ở VN nó vô duyên hay không?. OGT thì thấy cực kỳ vô duyên giống như chuyện cái cày trước con trâu. Mời bạn giãi giùm cho các lãnh đạo nha ta.
Thôi chào.
Dương Quang Thiện 10/11/2016.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét