Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

OPEN DATA PHÁT MINH RA GIÁO DỤC THEO NHỊP ĐỘ CÁ NHÂN


20/8/2015 : Khuya, 11 giờ

OPEN DATA PHÁT MINH RA VIỆC GIÁO  DỤC THEO NHỊP ĐỘ CỦA CÁ NHÂN SINH VIÊN

Chắc bạn đã biết máy điện thoại di động giờ đây đã phổ biến xuống tận dân chăn trân, xuống tận hang cùng ngỏ hẻm. Máy điện thoại di động (DTDD) điện thoại thông minh bây giờ là những cái máy tính gối đầu giường của bạn. Bạn cũng đã học nhiều điều hay lẽ thiệt, cũng như những ngu si chết người từ cái máy tính/điện thoại thông minh. Sang hơn một tí nữa, bạn có thể có những IPad, những laptop, những desktop PC với giá ngày bỉnh dân. Và thông qua DTDD, IPad, laptop, desktop PC, bạn có thể kết nổi với kho kiến thức khổng lồ của nhân loại thông qua Internet, mà ta thường gọi là mạng Web, hoặc đơn giản là mạng. 

Dữ liệu được tích luỹ trên toàn thế giới, từ vô số nguồn khác nhau đươc gọi dưới cái tên là BIG DATA. Ngoài ra, trong số Big Data, có những dữ liệu thuộc dữ liệu cá nhân mà chính quyền hành chánh cũng như những cơ quan như bệnh viện, siêu thị, ... nắm giữ, thì theo luật định dữ liệu này được tự do sữ dụng không hạn chế bởi bất cứ cá nhân nào, nên được gọi là Open Data. 

HỌC VIỆC THÍCH NGHI (adaptative learning) : HỌC VIỆC THEO "KÍCH THƯỚC" NGƯỜI HỌC

Trong vài năm vừa qua, một hình thức giáo dục trực tuyến thông qua mạng, sử dụng triệt để tin học, được gọi là MOOC (Massive Open Online Course - Lớp học mỡ trực tuyến cho nhiều người) được phổ biến rộng rãi ở các nước phát triển Âu Mỹ. Theo hình thức học này thì: (1) người ta đăng ký học một môn học nào đó mang mã số X. Máy tính, khi nhận mã số đăng ký X có thể sẽ hỏi bạn đã học môn mã số Y chưa, nếu rồi thì nó sẽ kiễm tra xem có đúng không, rồi mới chịu đăng ký môn X. Bằng không, thì nó yêu cầu học môn Y trước rồi sau mới học môn X. Nói tóm lại bạn đăng ký xong môn X; (2) Mỗi môn học đều có một thời lượng, nghĩa là số giờ học mà bạn phải trãi qua. Như vậy, khi bạn đã được chấp nhận học môn nào đó, thì máy sẽ ghi nhận ngày giờ "nhập học" và dựa trên thời lượng của môn học, máy sẽ ghi nhận luôn ngày giờ "mãn khoá"; (3) Như vậy, bạn đã được chấp nhận vào học, máy sẽ không cần biết bạn dùng máy tính gì (iPad, laptop, ...), học cách nào: học trên bàn, học nằm trên giường, học ngồi trong cầu tiêu, học ngoài sân cỏ, học ở hồ tắm, v.v.., hoặc học giờ giấc ra sao, nghĩa là ban ngày bạn bận lo kiếm tiền, tối mới về tranh thủ học suốt đêm, v.v... Một khi bạn mở máy, đăng nhập vào học, thì máy ghi giờ học, học đoạn/mục nào, mất bao nhiêu thời gian, thời gian chuẩn là bao nhiêu, kết quả trắc nghiệm của đoạn/mục, v.v.., nghĩa là máy sẽ ghi tất cã các thông tin cần thiết để sau này có thể đánh giá một cách khách quan khả năng học tập của bạn. Những kết quả trắc nghiệm, mà người ta gọi là quiz, lần lượt sẽ được thống kê luỹ kế, để sau này dùng làm căn bản cho việc phát hành một giấy chứng chĩ. 

Như vậy, lớp học MOOC sẽ ghi nhận vô số thông tin về cách học của bạn. Nó chỉ ra rằng: những ai làm bài tập đúng đắn đều đặn là những người thành công trong học hành. Ngoài ra, với những số liệu MOOC có trong tay, và với những phần mềm khác nhau, MOOC có thể biết những môn học nào, người ta không thích học vì không có ứng dụng trong thực tế, hoặc học viên gặp phải những khó hiểu của môn học hoặc cách trình bày không lô gic không mạch lạc, v.v.. như vậy MOOC biết mà hoàn chỉnh.

Việc phân tích các dữ liệu trực tuyến cho phép người ta thực hiện một cãi tiến khác mang tính sáng tạo, được gọi là: adaptative learning - học việc thích nghi. Từ này có nghĩa thế nào. Một người trẽ muốn học, nhưng lại không có tiền ăn học và không thể đến trường truyền thống vì phải bận đi kiếm cơm. Do đó, với MOOC, anh (cô) ta có thể ban ngày đi làm kiếm cơm, ban tối về nhà có thể vào máy tính tự mình học bài. Nói cách khác, MOOC giúp thích nghi cuộc sống của người học với lớp học trực tuyến. Người học, học theo nhịp sống của mình, biết mình cần học cái gì, và cách mình tiếp thu nhanh nhất, hiệu quả nhất. 

Ngoài ra, trong các bài học MOOC vào cuối bài, bao giờ cũng có những bài tập ngắn, hoặc những câu hỏi, được gọi là quiz, mà học viên phải làm hoặc trả lời. Trước những câu hỏi quiz này bạn phãi trả lời hoặc Yes hoặc No. Đúng ra bạn phải trã lời No, thì bạn trã lời Yes. Như vậy, máy biết là bạn trã lời sai, thì tuỳ theo câu hỏi, máy sẽ yêu cầu bạn đọc lại một đoạn tham chiếu nào đó mà máy cho hiển thị lên màn hình. Bạn đọc phần tham chiếu này, rồi trả lời lại. Do đó, học theo kiểu MOOC những thiếu sót kiến thức về trước có thể được bổ túc về sau. 

CÁC BÀI CHÍNH TẢ ĐƯỢC TÍNH TOÁN BỞI NHỮNG GIÃI THUẬT

Có một công ty khởi nghiệp Mỹ, mang tên Knewton, được tạo ra năm 2008. Công ty này chuyên về học việc thích nghi. Công ty khẵng định nghiên cứu dữ liệu của trên 9 triệu sinh viên.

Knewton, ghi nhận tất cả những gì một sinh viên hành xữ trước một máy tính: từ cách con chuột di chuyển, cho đến thời gian do dự khi trã lời trước câu hòi nhiều trã lời QCM (question à choix multiple). Mỗi sai lầm của sinh viên sẽ được phân tích kỹ bởi những mô hình phân tích và suy diễn theo toán học, để thích ứng sinh viên vào nội dung học việc. "Nếu người ta đề nghị sinh viên nhớ 2.000 từ, thì công ty Knewton có thể nhận diện dễ dàng những sinh viên nào đặc biệt gặp khó khăn, chẵng hạn khi tạo một bài luận văn mang tính cá nhân". 

CÁC GIÁO SƯ, GIÃNG VIÊN CÓ CÒN LỖI THỜI HAY KHÔNG TRƯỚC MOOC?

Với sự xuất hiện của những lớp học MOOC, phi truyền thống, người ta tự hỏi trong ngắn hạn những giáo sư hoặc giãng viên có còn lỗi thời hay không? Có bị thay thế bởi những iPad, laptop, ... biết mọi việc, và tính toán nhanh mọi thứ.

Thật ra, câu hỏi trên chẵng nên đặt ra. Máy tính giúp đở rất nhiều trong việc quản lý các căn cứ dữ liệu đồ sộ phức tạp với chi phí rất thấp so với việc làm bằng tay của con người, nhưng máy tính không thể thay thế cái kiến thức của giảng viên. Chỉ có điều, máy tính sẽ giảm đi những giảng viên tồi, tăng tính hiệu quả của các giãng viên giỏi có tâm huyết, và nâng cao kiến thức sinh viên với chi phí rất rẽ.

P/S: nếu có thời giờ, OGT sẽ suy nghĩ thêm. Trong khi chờ đợi, bạn đọc cũng nên suy nghĩ thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét