Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014


KHÔNG NÊN CHÔN QUÁ SỚM CÁC QUỐC GIA ĐANG TRỖI DẬY

Tác giả : Laurence Daziano  |  
Người dịch: Dương Quang Thiện

Ngày 22 và 23/2/2014 vừa qua, cuộc họp ở Sydney (Úc) của các bộ trưởng tài chính của tổ chức G20 đã chứng kiến sự đối đầu giữa hai khối (Hoa Kỳ đối nghịch với các quốc gia mới nổi) liên quan đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ. Khi nhiều nhà bình luận ghi nhận sự yếu kém của các quốc gia mới nổi, thì khối G20 ở Sydney thực sự đánh dấu sự xác nhận của họ trên trường quốc tế cũng như trong lòng các tổ chức kinh tế tài chính. 

Những mất quân bình của các quốc gia mới nổi được đưa ra ánh sáng

Từ khi FED đưa vào hoạt động việc giảm tiến độ chính sách quantitative easing (1) các quốc gia mới nổi đã rơi vào một khủng hoãng kinh tế cho thấy rõ sự mất quân bình trong cấu trúc kinh tế của các quốc gia này. Chính sách của FED càng cho thấy một chỉ dẫn hơn là một nguyên nhân của khủng hoảng hiện thời của những quốc gia mới nổi này. Cơ học mà nói, thì quyết định của FED làm cho nguồn vốn đầu tư ở ngoại quốc liền tuôn ồ ạt trở ngựợc lại vào thị trường Mỹ. Việc biết trước sự tăng tỉ lệ lãi chủ lực, việc quay lui của sự tăng trưởng, và sự khan hiếm tiền tệ xuất hiện làm cho các nhà đầu tư Mỹ quyết tâm chuyển tiền ở ngoại quốc về lại Mỹ.

Ngược lại, các quốc gia lớn mới nổi (đặc biệt Ấn độ, Brazil, và Nam Phi) cần đến những tài trợ tài chính do sự thâm hụt ngoại thương, thì đang trải qua một khũng hoảng tài chính, thể hiện bởi việc tiền lãi của các trái phiếu tăng mạnh, cũng như sự giãm sút hối đoái tiền tệ tại các nước này. Ngân Hàng Trung Ương Ấn độ phải buộc lòng mua vào một khối lượng lớn tiền của họ, nhưng cũng khó lòng làm chậm lại sự sụt giãm giá trị hối đoái của đồng roupie. 


Sự nỗi dậy của các nước BRICS tiếp tục 

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính của các nước mới nổi dậy cần phải được phân tích trong một thời gian dài và theo cung đường tăng trưởng của các nước này. Trong thập kỹ qua, việc xuất hiện của nhóm BRICS (tắt của các nước Brazil, Russia, Indian, China, South Africa), trên trường quốc tế là điểm quan trọng nỗi bật nhất. Bây giờ, người ta nghỉ rằng việc trỗi dậy của BRICS cũng sẽ vẫn tiếp tục nhưng ở qui mô vừa phải hơn, nhưng lại xuất hiện của một nhóm nước trỗi dậy mới mang tên BENIVM ( viết tắt của các nước Bangladesh, Ethiopie, Nigéria, Indonésie, Vietnam, Mexique). Bạn có thấy tên Việt Nam trong nhóm này không? 

Cột mốc xoay ngược của Lewiss: từ xuất khẩu qua tiêu thụ nội địa 

Thật thế, các nước BRICS đạt một mức độ trưởng thành nào đó sau một thập kỹ thắng lợi. Các nước này đã đạt đến một cột mốc chuyển hướng gọi là "mốc xoay ngược của Lewis", khái niệm do nhà kinh tế giãi Nobel 1979 Arthur Lewis đề xuất. Cột mốc chuyển hướng này được định nghĩa như sau: trong một nền kinh tế phát triển, một lực lượng lao động dồi dào ngày càng khan hiếm, kéo theo sự tăng trưởng lợi tức, thì một co thắc biên độ lãi của các xí nghiệp, kế tiếp là độ sụt giảm đầu tư.

Nhóm các nước BRICS hiện đang ở cột mốc quay đầu này, theo đấy hệ quả là tạo ra một tầng lớp trung lưu, có được một lợi tức trung bình, cho phép chuyển hướng tăng trưởng do sản xuất dành cho xuất khẩu nay quay qua sản xuất cho tiêu dùng nội địa. Các nước BRICS giờ đây phải đối mặt với những thách thức của những xã hội phát triển, đó là: sự quân bình của quỹ hưu bổng, sự hình thành một chế độ bảo hiểm an sinh xã hội, cách biệt giàu nghèo phải giảm đi, sự hạ cánh mô hình tăng trưởng của quốc gia, đa dạng hoá nền kinh tế, và xữ lý ô nhiểm trong các đô thị lớn.
Những thách thức này giãi thích lý do những nỗi loạn xã hội xãy ra trong những tháng gần đây tại Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Các tầng lớp trung lưu mới thường có khát vọng xã hội và dân chủ một cách hợp pháp. Theo diện này, Trung Quốc trong tạm thời, không ở trong tình trạng này do họ có một dự trữ tiền tệ khá lớn, cán cân xuất khẩu thặng dư cũng như bản chất của chế độ. Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde, đã tuyên bố "khó lòng mà Trung Quốc biết đến một cuộc hạ cánh khó khăn".

Một gia tốc chuyển tiếp kinh tế và xã hội
Việc thay đổi hướng đi của chính sách tiền tệ của Mỹ như vậy hành động như là cái gia tốc chuyển hướng kinh tế và xã hội của nhóm BRICS, đồng thời cho lộ ra những khuyết điểm yếu kém về mặt cấu trúc kinh tế. Giờ đây phải làm quen với sự giãm sút kinh tế của nhóm BRICS cũng như sự xuất hiện của những quốc gia mới lớn nổi dậy dưới cái tên mới lạ BENIVM.

Nhìn một cách toàn diện, các quốc gia mới trỗi dậy cất giữ những căn bản vĩ mô kinh tế vững chắc trong dài hạn. Các quốc gia đang trỗi dậy thuộc thành viên G20 mang một tỉ lệ tăng trưởng 5,5% vào năm 2014 và 5,7% vào năm 2015 dưới điều kiện là phạm vi tài chính là ổn định. Vấn đề đầu tiên của nhóm G20 ở Sydney (Úc) cho thấy giờ đây Hoa Kỳ phải để ý đến không những Trung Quốc mà còn đối với các nước mới trỗi dậy thuộc nhóm mới BENIVM, trong ấy có Việt Nam. Tự thân, có một thay đổi triệt để trong những quan hệ kinh tế và tiền tệ toàn thế giới.


Ghi chúQuantitative easing (QE) là một chính sách tiền tệ phi qui ước mà các ngân hàng trung ương đem ra sử dụng để kích thích nền kinh tế khi chính sách tiền tệ chuẩn trở thành không hiệu quả. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét