Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

HY LẠP, LẠI CHUYỆN HY LẠP


8/7/2015: Trưa

LẠI CHUYỆN DÀI HY LẠP


Ngày 30/6 Hy Lạp tuyên bố vỡ nợ, không thể trả nỗi 1,7 tỹ đô cho IMF. Ngày CN 5/7, 61% dân Hy Lạp chọn từ chối gỏi cứu trợ của EU kèm theo điều kiện thắt lưng buộc bụng. Dân EU, nhất là Đức bực mình, chữi dân Hy Lạp không lo cày trã nợ, mà chĩ lo ăn chơi. Cái tức cười nhất là: dân bỏ phiếu YES (39%) và dân bỏ phiếu NO (61%) sau khi cỏ kết quả trưng cầu dân ý (TCDY) hai phe ôm nhau nhảy nhót đi uống rượu coi như không có gì đó. Dân EU không hiểu gì cả. Còn bạn, bạn hiểu chi không. Chắc chắn là không. Đúng hay sai, OGT sẽ cố gắng tìm hiểu vấn đề, trình bày cho bạn biết rõ ràng. Nó như thế này.

(1) Trước tiên OGT xin nhắc lại vài con số của Hy Lạp so với Tp HCM, vì dân số Tp HCM gần bằng dân số Hy Lạp: (a) Dân số HL: 10,7 triệu (tp HCM: 8,3 triệu)--> 10:8; (b) Tổng thu nhập GDP HL: 242 tỹ đô (tp HCM 878.000 tỹ dvn= 40 tỹ đô, 2014)--> 6:1; (c) GDP theo đầu người HL: 22.600 đô (tp HCM: 5.160 đô = 113 triệu dvn, 2014)--> 4:1; (d) Nợ công hL:  370 tỹ đô (tp HCM: 11.000 tỹ dvn = 500 triệu đô) --> 740:1. Thu nhập của nước Hy Lap cao hơn tp HCM đến 6 lần, nhưng thu nhập theo đầu người chỉ hơn 4 lần (hơi kỳ cục hai con số này). Nhưng nợ công của Hy Lạp lại cao hơn nợ công Tp HCM những đến 740 lần. Kinh khủng. Sao nợ như chúa chỗm thế? Không thấy báo nào nói vì sao?.

(2) Dân HL biết là mình nợ 370 tỹ đô, nhưng tại sao họ vẫn vui mừng khi họ bỏ phiếu NO. Đơn giản là họ coi nợ 370 tỹ đô là nợ công của chánh phủ chứ không phải nợ của họ. Các cậu trẽ VN thường hay khuyên NN VN không nên vay nợ quá nhiều, vì họ bảo đời cha ăn mặn đời con khát nước. Còn dân HL thì bảo NN mượn tiền thì NN lo xoay xở mà trả nợ, chứ họ dân ngu khu đen đứng ngoài, không thể thắt lưng buộc bụng hơn nữa, vì họ đã ăn mắm mút dòi 5 năm rồi. Họ bảo là quá đủ. Tại sao họ bành chân như vại.

(3) Người HL biết rất rõ, nếu họ bỏ phiếu YES. thì đám chủ nợ EU (mà dân Argentine gọi là bọ cú vọ) sẽ ra những điều kiện khắc khe, chẵng hạn : (a) phãi tăng thuế TVA lên 26%, như vậy hàng hoá sẽ khó bán; (b) phải tư nhân hoá các công ty quốc doanh: nghĩa là bán giá bèo các công ty quốc doanh cho các công ty tư nhân EU để thu hồi tiền trả cho chủ nợ. HL đã bán cãng biển Pyree cho TQ trong thời gian qua; (c) tuỗi hưu phãi nâng lên 67 tuổi, và tiền hưu phãi giãm đi. Thật ra, lực lượng hưu trí quá cao (dân HL khoái làm công chức), và từ 5 năm nay tiền hưu đã bị giảm 50%, nhưng EU vẫn cho là còn quá cao so với các nước EU; (d): EU đòi hỏi HL giảm tham nhũng trong cơ quan công quyền, và phải cải cách cấu trúc công quyền, Đây là khối u mà NN HL khó cắt giảm; (e) phải siết chặt việc thu thuế, tránh thất thu thuế. Nhưng dân HL có một hệ thống trốn thuế rất tinh vi, qua mặt NN HL cái vù, không sao tuýt còi được.

(4) Như vậy, qua điểm (3) ở trên, bạn thấy toàn là những điểm mà chánh quyền HL, nhất là thủ tướng Tsipras, phải tự tay giải quyết với đám chủ nợ cú vọ EU. Các kinh tế gia EU bảo thủ tướng HL xỏ lá: giao cho dân chúng  quyền quyết định qua TCDY. Cũng may là dân HL bỏ phiếu NO nên ông thủ tướng HL giờ đây mạnh miệng trước các chủ nợ. Ông ta sẽ yêu cầu xoa nợ 30% trên số nợ 370 tỳ, cho lãi xuất giảm xuống còn 1,2% thay vì 3,7%. Nghĩa là toàn chuyện động trời. Và khi HL có viễn ảnh mượn được tiền của Nga và của nhóm BRICS, nếu EU từ chối. Chưa có trường hợp nào như HL, con nợ mạnh miệng hơn chủ nợ EU. Cũng hay.

(5) Bây giờ, ta qua xem tình hình kinh tế của dân ngu khu đen HL. Có nhiều chuyện khá "lú thí". Có một bài báo EU viết rằng, có một khũng hoảng trong chánh quyền HL, nhưng ở HL có một thế giới không bao giờ bị khủng hoảng: đó là thế giới chui (lao động đen). Chỉnh cái thế giới này bỏ phiếu NO cho vui chơi. 

Báo viết: ""Mọi người ở Athènes, ít nhất trong đời mình, đều làm chui (lao động đen) một lần." Thí dụ, một người làm công ăn lương tại một cữa hàng bán đĩa ở trung tâm tp Athènes. Năm 2014, trong 6 tháng, anh ta đồng thời lại dạy âm nhạc tại một trường tư không khai báo (nghĩa là làm chui). Anh ta bảo: "Tại cữa hàng băng đĩa, tôi hưởng chế độ bảo hiễm y tế, và tham gia vào chế độ hưu trí tại cữa hàng. Công việc phụ dạy âm nhạc không khai báo cho phép tôi tăng thêm thu nhập, nhất là trong thời buổi gạo châu cũi quế này." Người ta bảo rằng là hơn 30% chủ nhân các xí nghiệp vừa và nhỏ đều tuyển lao động chui trong năm.

Một chính quyền, TB hay CS gì gì đi nữa, muốn tồn tại đều phãi thu thuế, tận gốc và triệt để. Nếu 30% dân lao động làm chui, và nếu 30% xí nghiệp thuê lao động chui không khai báo, thì sẽ thất thu thuế 30%, cho nên NN HL thâm hụt ngân sách lên 12,7% (theo chỉ tiêu EU là 3,5% tối đa) là chuyện bình thường. Cái tức cười là năm 2008, thanh tra EU phát hiện là chính quyền HL làm sổ sách giả để nhận tiền vay nợ của EU. Nói tóm lại, từ người dân, qua xí nghiệp, đến chính quyền ai ai cũng gian dối, làm chui không khai, trốn thuế và làm kế toán hai sổ. Giống như ở VN ta. Do đó, 70% dân lao động HL ở ngoài cực hơn một chút nhưng có thể sống thoãi mái do trốn thuế, làm chui, còn dân trí thức có tay nghề thất nghiệp có thể dễ dàng qua Đức hoặc qua các nước Bắc Âu mà kiếm ăn ngon lành. Còn lại dân hưu trí, 30%, thì NN phãi chi thôi, vì NN HL nắm giữ quỹ hưu trí của họ, và theo tiêu chuẩn EU, NN HL không thể quịt được như phía CS. Nói tóm lại, dân HL họ cứ sổng phây phây, vì tiền trong ngân hàng là tiền hưu trí, còn dân ngu khu đen thì họ cất tiền mặt ở nhà, nên ngân hàng có đóng cữa, các cột ATM cho ra tiền nhỏ giọt (60 euro/ngày) thì dân ngu khu đen không hề hấn gì.

Tới đây, OGT xin tạm ngưng, để bà con có thời giờ tiêu hoá. Chuyện HL còn nhiều, nó giổng như chuyện dài nhân dân tự vệ của miền Nam VN trước 1975.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét