Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Suy nghĩ lung tung lang tang: ĐẠI HỌC PHI LỢI NHUẬN HAY KHÔNG PHI LỢI NHUẬN

(4) 6/12/2016: Trưa

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

ĐẠI HỌC PHI LỢI NHUẬN HAY KHÔNG PHI LỢI NHUẬN.

​​Chắc bạn đã nghe qua chuyện lùm xùm ở ĐH Hoa Sen (DHHS): quy chế phi lợi nhuận hay không phi lợi nhuận. OGT và mấy ông bạn đang tính chuyện mở một ĐH tư thục phi lợi nhuận (PLN) do đó vụ DHHS được đưa lên bàn mỗ. 

Hình như người đọc VN chưa hình dung thế nào là PLN hay không PLN. Nên buộc lòng OGT, một tay IT mà muốn làm tay kinh tế giãi thích vần đề. Nếu OGT hiểu sai thì bà con ai hiểu biết về vấn để sữa lưng giùm cho, để OGT không ai bảo mà tày lay. OK.

VN ta từ 1996 đã chọn chế độ XHCN, nghĩa là trong tạm thời (gọi là thời kỳ quá độ không biết khi nào là chấm dứt) từ bỏ CNCS thuần túy, mà theo một chế độ kinh tế thị trường tạm gọi là XHCN, nghĩa là cho phép hiện hữu xí nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh kiểu lời ăn lỗ chịu và phãi đóng thuế NN. OK? Như vậy, một xí nghiệp bao giờ cũng gọi vốn thông qua các cổ đông góp vốn ban đầu (gọi là vốn điều lệ) để mà làm ăn. Hằng năm, theo sổ sách phải cho biết doanh thu là bao nhiêu, thuế phải cấn đi hết bao nhiêu, cuối cùng lãi phải chia cho cổ đông là bao nhiêu. Tới đây chắc là không có chi khó hiểu phải không các bạn BFB. OK?

Ta sẽ có 2 loại xí nghiệp: (1) loại thứ nhất đóng thuế cho NN thẵng cẵng. Lời bao nhiêu thì đóng thuế bấy nhiêu theo thang thuế; (2) loại thứ hai: là trích một số tiền lãi tặng cho một tổ chức từ thiện hoặc cho một trường DH nào đó mà NN cho phép. TD: số tiền trích là X, và số tiến lãi trước thuế là P. Như vậy sở thuế sẽ dựa trên số tiền (P-X) để mà đánh thuế. 

Tại sao xí nghiệp loại sau trích tiền X tặng cho ngưới ta. Thật ra họ chẵng từ thiện chi đâu như ta tưởng. Bây giờ, lấy trường hợp 1 xí nghiệp không trích tặng, nghĩa là sở thuế dựa trên P để tính ra thuế Y1 phải nộp. Qua trường hợp 2: xí nghiệp trích tặng cho ai đó số tiền X, và sở thuế dựa trên (P-X) để đánh thuế để cho ra Y2. Vấn đề đối với xí nghiệp là tính toán thế nào (P-Y1) bao giờ cũng xấp xỉ bằng (P-X-Y2). Như vậy, bạn thấy xí nghiệp lấy tiền thuế Y1 của NN đề làm từ thiện X, nghĩa là Y1 bây giờ bị mất X để cho ra Y2. Nghĩa là xí nghiệp chã mất chi, khi đem tặng X cho ai đó thì được tiếng, nhưng ai đó hiểu rõ là tiền thuế xén đi cho họ, chứ phải tiền xí nghiệp bỏ ra. Bạn đọc đi đọc lại nhiếu lần cho hiểu đi. Trong nhiều năm, cô em út của OGT ở bên Mỹ sử dụng cơ chế này để lấy tiền cho mỗ mắt ở An Giang, Cần Thơ, và học bổng ở Nha Trang.

Bây giờ ta bước qua chuyện phi lợi nhuận (PLN). PLN là dịch từ non-profit. Theo nguyên tắc, một xí nghiệp bình thường phải đóng thuế hằng năm sau khi tính ra tiền lãi. Còn đối với xí nghiệp PLN thì sẽ không đóng thuế, và tất cả các lãi phải dồn vào vốn, không được chia cho cổ đông. Nói cách khác, một xí nghiệp PLN họ vẫn hoạt động làm ăn có lãi như mọi xí nghiệp bình thường, nhưng lãi không được chia cho cổ đông và dồn về vốn tự có. Nhưng nhìn chung thì xí nghiệp PLN thường không có cổ đông, vì vốn ban đầu đuợc ai đó hiến cho họ không lấy lại, nên xí nghiệp khỏi cần người góp vốn. Đó là ở Mỹ như thế.

Bây giờ các ông con VN muốn bắt chước mô hình Mỹ. Nhưng NN VN không chấp nhận mô hình Mỹ. NN VN cho rằng đã là xí nghiệp thì phải đóng thuế thẵng cẵng không có chuyện trích tiền làm từ thiện hoặc hưỡng cơ chế PLN nghĩa là không chia cổ tức cho cổ đông. Chính cái cơ chế này gây ra việc lùm xùm ở ĐHHS.  

Cái khỗ ở VN là:

1) các nhà giáo có tâm, muốn mở một ĐH tư thục tốt hơn (họ nghỉ thế) so với ĐH NN. Nhưng họ lại không có tiền, vì nhà giáo có tâm thường là nghèo rớt mồng tơi; 

2) các nhà giáo mong có những nhà hảo tâm giàu có, thiết tha với sự nghiệp giáo dục nước nhà, hiến tặng luôn một số tiền làm vốn tự có ban đầu để đáp ứng chi phí vật chất ban đầu khi thành lập trường. Rất tiếc là loại đại gia VN này không có (hoặc rất hiếm) so với Mỹ. Chắc bạn đã nghe nói Warren Buffet đã tuyên bố là sẽ dành 99,9% gia tài của ông ta cho từ thiện. Bill Gates cũng thế. Và người ta ở Mỹ đã lên danh sách trên 200 tỹ phú Mỹ sẵn sàng dành phần lớn tài sản của họ làm từ thiện. Còn VN đốt đuốc tìm khòng thấy, trong khi ấy nghe nói ở VN có đến trên một triệu tỹ phú VND; 

3) vì không kiếm ra những nhà từ thiện như ở Mỹ, các nhà giáo VN đành kêu gọi những đại gia VN có lòng đóng góp vào vốn ban đầu, và ghi vào bảng điều lệ là PLN, mặc dầu ở VN, NN chưa công nhận qui chế PLN kiểu Mỹ. Trong khi ấy, ĐH Fullbright (FUV) Mỹ, có qui chế PLN ở Mỹ, nhưng được hoạt động ở VN, kết quả là gì: FUV có quyền hốt bạc ở VN, không đóng thuế, không chia cổ tức cho ai cả. Như vậy: coi như ĐH tư thục VN (con ruột) thua ngay trong sân nhà so với FUV (con ghẽ); 

4) cái chi cũng vậy: đại học PLN hoạt động tương tự như một xí nghiệp. Đại học chĩ có lãi khi có được một số sinh viên nào đó, mà người ta gọi là ngưỡng, nghĩa là khi thu nạp được số sinh viên trên cái ngưỡng ROI (Return On Investment) nào đó, mới tính chuyện có lãi. Do đó, khi doanh thu của trường chưa vượt qua cái ngưỡng 
ROI, thì trường PLN không gặp vấn đề gì, ngoài cái lo kiếm tiền đâu đó để trụ cho được. 

5) khi trường bắt đầu phát triển vượt qua ROI, nghĩa là trường bắt đầu có lãi, thì những căn bệnh tiềm năng bắt đầu phát ra: (A) NN bắt đầu đánh thuế. Mà người ta, ở VN, thì cứ tưởng là PLN là không đánh thuế. Thế là chữi NN bất công bên vực Mỹ (Đại học FUV) thay vì bên vực công ty nội; (B) sau khi đóng thuế, tiền còn lại ban GD bảo là vì PLN nên không chia lãi, tất cả bảo phải dồn vào vốn ban đầu bù lại những năm ăn thâm vào vốn; dân cổ Đông thì đâu chịu thế. (C) sau khi biết NN không nhân nhượng về chuyện miễn thuế, ban giám đốc buộc phải giải quyết chuyện ăn chia trên cái số tiền lãi. Giờ đây, nhóm cổ đông đòi chia theo số tiền lãi sau thuế. Có 2 cách chia: chia theo lãi cố định của ngân hàng, vào khoảng 7%/năm. Còn cách thứ 2 là chia theo tĩ lệ cổ phần, có thể trên 15%. Ban GD đề nghị chia 7%, theo lãi NH, còn cổ đông đòi chia 15%. Thế là gây ra tranh chấp nội bộ. (Đ) cuối cùng cổ đông thấy là ban giám đốc trường tự ban cho cái quyền tăng lương khi thấy lãi nhà trường bắt đầu tăng. Người ta, cổ đông, hỏi BGD không có đóng góp cổ phần, mà sao lương ngất ngưỡng trên 200 triệu/tháng. Thế là tranh chấp, đòi lật đổ, rồi kiện cáo. 

Màn kịch tới đây bắt đầu. Sinh viên chứng kiến hành động của những người lớn, của những người tự xưng là trí thức, là tinh hoa của đất nước đâm ra chán nãn, nghi ngờ người đi trước.

Tới đây, OGT xin kết thúc. Bạn thử hỏi xem nhà toán học VN nỗi tiếng Ngô Bảo Châu có thể giãi bài toán này được không?

Dương Quang Thiện 6/12/2016



 



Sent from my iPad DQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét