Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG ÔN ƠI : UBER LÀ CÁI GÌ THẾ?

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG
ÔN ƠI : UBER LÀ CÁI GÌ THẾ?​
OGT : cu DAG có biết Uberisation là chi không?
DAG: ​dạ không a. Mà con nghe trong giới taxi hay nói tới một cái tên Uber gây tranh cải gì đó, hoặc nghe lai rai gì đó NN VN yêu cầu Uber phải đóng thuế.
OGT: đúng từ uberisation lấy gốc là từ UBER một công ty xuất phát từ Mỹ, và đang làm mưa làm gió trên khắp thế giới, trên gần 50 quốc gia, trong ấy có VN.
DAG: thế Uber là gì thế Ôn?
OGT: UBER là một công ty startup nổi tiếng ở Silicon Valley, chuyên trong vận tải thay thế hầu như hệ thống taxi truyền thống của nhiều nước. Có thể nói loại công ty khởi nghiệp UBER này thuộc CM 4.0.
DAG: CM 4.0 mà ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn các thanh niên VN khởi nghiệp phải không Ôn?.
OGT: đúng thế.UBER sử dụng chủ yếu smartphone, điện thoại thông minh làm phương tiện liên lạc theo thời thực (real time) giữa người tài xế xe và người khách đi xe, và nhất là việc thanh toán tiền xe giữa hai đối tượng này rất linh hoạt, chính xác, trong tíc tắc. Không có trao đổi tiền mặt khi thanh toán mà qua tài khoản ngân hàng. Điếm quan trọng khác là hầu như UBER không có ban quản lý, mà tất cả hoạt động trao đỗi thông tin giữa các máy tính của ngân hàng, của UBER và smartphone của tài xế xe và khách đi xe. Xem như ta có một xí nghiệp ảo không có người của UBER can thiệp vào. Máy tính làm việc với máy tính và với đối tượng bên ngoài cũng như bên trong hệ thống.
DAG: hay thiệt là hay. Thế Ôn có biết nó hoạt động thế nào không?
OGT: Ôn không có tiếp xúc với công ty Uber, nhưng nằm trên giường, dọc thông tin trên Business Insider, ông có thế hình dung nó hoạt động thế nào? Ông còn biết nguyên lý Uber được áp dụng trong ngành cho thuê nhà ở Mỹ, như của công ty Airbnb, hay trong ngành logistic "Uber for Drucker" cùa Amazon mà ông vừa viết bài rồi.
DAG: Ôn ở nhà nằm trên giường, mà ông nói thánh nói tướng, hay thiệt.
OGT: làm chi có chuyện nói thánh nói tướng. Chỉ có mấy tay bóng đá VN mới nói thánh nói tướng, chứ cái nghề IT biết sử dụng lô gic đúng đắn thì không sai chút nào. Thôi để ông giải thich cho mà nghe, rồi bắt chước mà làm startup trong một ngành nào đó: như xây dựng HTX Nông nghiệp, hoặc công ty cho thuê đĩ.
DAG: Ôn già đầu rồi mà ăn nói gớm thế, không sợ người ta cười cho: công ty cho thuê đĩ, ai đời làm thế.
OGT: Chi mà gớm. Cu DAG cứ xem con đĩ như là chiếc xe taxi, thì Uber Taxi cũng có thể áp dụng cho Uber Chơi Đĩ Đi
DAG: thôi, con chịu thua Ôn. Thôi ôn giải thích cho bà con BFB nghe đi về Uber. Ôn biết không, ai cũng khoái nghe ôn kể chuyện, kể cả chuyện khoa học kỹ thuật khó nhai. Con nói thiệt đó.
OGT: Bây giờ Ôn kể cho mà nghe: trong mọi hệ thống gì gì đó bằng tay hay bằng máy tính, trước tiên bao giờ ta cũng phải điểm danh những thực thể (entity) nghĩa là tập hợp những đối tượng tham gia vào hệ thống. Có loại thực thể nội nằm trong hệ thống, có loại thực thể ngoại, nằm ngoài hệ thống. TD: trong thí dụ Uber này, ta có 5 loại thực thể: (1) Khách đi xe, nội; (2) Tài xế & chiếc xe, nội; (3) Tài khoản ngân hàng, nội; (4) Công ty UBER, nội; (5) thuế vụ, ngoại. Thực thể có thể là con người (khách, tài xế) mà cũng là một cái gì ảo ảo nhân tạo (tài khoản ngân hàng, công ty UBER, thuế vụ). Và mỗi thực thế phải được nhận diện bỡi một mã số nhận diên (ID_CODE). Hiểu chưa? Có chi khó hiểu không? Ông đang dạy phân tích về một vấn đề gì đó, nhớ cho.
DAG: dạ đối với con thì rõ rồi. Nhưng bà con BFB ta thì sao, con không biết. Thôi tạm xem như bà con BFB không đến nỗi gì.
OGT: Bây giờ Ôn qua bước thứ 2, đó là phân tích rõ từng thực thể. Như đã nói ta có 5 thực thể. Thông tin cũng như dữ liệu (data) của mỗi thực thể sẽ được thể hiện bởi một hoặc nhiều tập tin (file) Tất cả những file của 5 thực thể này sẽ được lưu trử trên một database (căn cứ dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu). Mỗi đối tượng trong thực thể nào đó sẽ được thề hiện bởi một mẫu tin (record) duy nhất đối với thực thể này. TD: tất cã các khách hàng đã dùng HT Uber sẽ có một file, và trong file này sẽ có nhiều record, mỗi record chứa đầy đủ thông tin của một khách hàng nào đó. Như vậy trong file này, mỗi record ghi nhận dữ liệu liên quan đến một khách hàng đã dùng xe taxi Uber. Họ dù dùng nhiều lần xe Uber, nhưng trong file này chỉ chứa một record duy nhất. Nói tóm lại trong bước 2 này ta phải tạo tất cả các file làm nền tảng cho HTTT Uber.
DAG: chắc là mệt lắm trong bước 2 này.
OGT: đúng thế. Trong một nước, việc đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, điện nước viễn thông là quan trọng. Trong IT, cũng vậy. Việc thiết kế các file database phải tĩ mĩ chính xác, không được thiếu dữ liệu mà cũng không được thừa dữ liệu. Khi đã xong bước 2, ta qua bước 3.
DAG: lẽ dĩ nhiên xong bước 2 thì qua bước 3. Bước 3 thế nào ôn?
OGT: trong phân tích IT thì trong bước này ta phãi vẽ ra một biểu đồ được gọi là DFD (Data Flow Diagram) nghĩa là giống như bên đông y vẽ hình các kinh lạc chạy thế nào trên thân thể con người để châm cứu. DFD cho thấy dữ liệu chạy thế nào giữa các thực thể để các thực thể hoạt động theo ý muốn. Ta ở trong giai đoạn phân tích nên biểu đồ được gọi là DFD, nhưng khi qua viết chương trình thì các biểu đồ này sẽ biến thành "lưu đồ chương trình" (program flowchart), giống như bản đồ đi tìm kho báu vậy. Cu DAG có hiểu chi không?
DAG: dạ hơi ù ù cạc cạc một chút. Chưa hiểu rõ cho lắm, biễu đồ DFD, lưu đồ chương trình, v.v.. , nhưng không sao. Những gì đi sau chắc sẽ làm rõ những ù ù cạc cạc đi trước.
OGT: đúng là khó hiểu. Bây giờ Ôn biểu mầy ra chỗ bà Trang mua cho Ôn một tô bún bò giò heo, mày sẽ làm thế nào?
DAG: dạ con chưa lần nào đi ra quán bà Trang mua bún bò cả. Thường thì O Gái đi mua mà. À, đi mua bún bò dính dáng chi với biểu đồ, với lưu đồ hả Ôn.
OGT: ai mà không biết. Tao muốn mầy đi mua bún bò bà Trang, mà mầy thì không biết chi hết, thì tao buộc phải chỉ cho mày đường đi nước bước để mua cho được tô bún bò con ạ. Cái từ "đường đi nước bước" nó là "lưu đồ chương trình" của dân IT đó con.
DAG: à té ra là thế. À trong từ lưu đồ là biểu đồ nước chãy thì cũng như là đường đi nước bước.
OGT: như vậy tao phải bảo mầy: (1) lấy 100 đồng bỏ vào túi; (2) lấy gà mèn để đựng bún bò; (3) lấy chía khóa cữa chính; (4) mở cửa, đi ra rồi đóng cữa lại; (5) đi ra chợ phía tay phải độ 50 mét là tới cổng chợ; (6) quán bà Trang nằm bên tay trái qua khỏi cỗng chợ; (7) kêu mua một tô bún bò đem về giá 45 dồng; (8) đưa tờ bạc 100 rồi chờ bà thối lại 55 đồng, bỏ túi tiền thối còn lại; (9) về lại nhà, mỡ cữa, vào nhà, đóng cữa lại; (10) vào bếp đưa gà mèn cho O Gái. Đó dân IT gọi 10 điều tao vừa bảo là flowchart. Dân phân tích gọi là DFD cấp cao hơn. Sao mày thấy đọc cái đường đi nước bước mà các cậu lập trình viên viết cho máy tính, cu DAG có thấy cực không.
DAG: dạ, con không biết ạ. Phải làm thực tế mới biết cực hay không cực. Thôi, Ôn kể tiếp đi.
OGT: ừ Ôn đi tiếp. Tới đây, như đã nói ta có một biễu đồ DFD, hay là một biểu đồ "đường đi nước bước". Biểu đồ này tùy mức độ phức tạp sẽ được chia thành nhiều công đoạn như trong một dây chuyền chế biến thực phẩm. Mỗi công đoạn như thế sẽ theo nguyên lý của IT gọi là IPO, tắt của cụm từ Input-Process-Output,
DAG: nghĩa là dữ liệu đầu vào (I) được xữ lý (P) thế nào đó, để cho ra dữ liệu đầu ra (O).
OGT: giỏi. Ai dạy cu DAG thế.
DAG: dạ Ôn viết đâu đó trên FB hoặc trên blog rồi mà...
(xin tạm ngừng ở đây, cho bà con đọc lại, còn ông sắp xếp ý tứ đi tiếp sau. Ráng chờ một tí, hai tí...)
OGT: thôi được. Coi như bước 2 là bước phân tích (analysis) hệ thống thông tin (HTTT) cụ thể ra sao. Ở đây, ta thấy có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn chuyên một số nước bước bao gốm: phía I là dữ liệu các tập tin vào, hoặc từ màn hình nhập liệu (của smartphone) đưa vào, phía P là cách xữ lý thế nào giữa dữ liệu của các input file để cho ra những dữ liệu kết xuất (output data) hình thành phía O những output file, những màn hình output hay là những báo cáo output. Sao, tới đây hiểu không?
DAG: dạ, mờ mờ ảo ảo. Nhưng không sao, sẽ đọc lại 2-3 lần là hiểu ngay. Con thuộc loại chậm hiểu, nhưng kiên trì. Ông cứ di tiếp.
OGT: Bây giờ ông đi tiếp. Bước 2 này, ta phải phân biệt kỹ các công đoạn, với những đường dây thông tin từ công đoạn này qua công đoạn kia, với sự tham gia của các thực thể. Nghĩa là thông tin/dữ liệu I của một hay nhiều thực thể vào công đoạn n để được xữ lý P cho ra thông tin/dữ liệu O. Tiếp theo là tt/dl O này trở thành I cho công đoạn n+1 kế tiếp v.v.. Có hiểu chi không ?
DAG: dạ bây giờ càng khó hiểu. Ôn có thể cho một thí dụ được không?
OGT: ừ một thí dụ để xem sao. Trong thí dụ Uber này, thì cu DAG có thể hình dung khởi đi (start) là công đoạn 1 của DFD mà ta có thể gọi là KÊU_XE, tiếp theo là công đoạn 2 được đặt tên là TH_TOÁN, tạm thời 2 công đoạn. Xong KEU_XE qua TH_TOAN. Công đoạn KÊU_XE như theo tên gọi là một khách đi xe kêu Uber điều cho một chiếc xe. Còn công đoạn TH_TOAN như theo tên gọi là khi cuốc xe hoàn tất thì khách đi xe phải thanh toán tiền xe vào tài khoản của Uber. Như vậy, mỗi công đoạn bạn phải hiểu rõ những dữ liệu I nào từ thực thể nào đi vào công đoạn, công đoạn sẽ làm những tác vụ (operation) xữ lỳ gì để cho ra những dữ liệu O nào, và O đi về đâu: về công đoạn nào, về ghi ở file nào thuộc thực thể nào..
DAG: sao mà cứ nghe "nào...nào..." thế ông.
OGT: nếu ôn trình bày có hình thì Ôn sẽ chĩ cho biết nào là ở đâu... nhưng đây là ông nói chay, nên chịu khó mà tưởng tượng hỉ?
DAG: hi hi. Có bà con IT nào giỏi biết ý Ôn, vẽ ra một DFD với 2 công đoạn đầu, rồi up lên comment cho anh em hơi cù lần xem một chút có được không? Nào...
OGT: cu DAG cũng có sáng kiến hay đó ta. Thôi, trong khi chờ đợi, Ôn tiếp tục. Mỗi công đoạn vừa kể trên tương ứng với một chương trình. Và đây là nhiệm vụ của lập trình viên lo viết các lệnh (thường được gọi là coding) theo một kịch bản nào đó thực hiện nguyên lý IPO, đối với các công đoạn đã được phân tích kỷ. Lấy thí dụ công đoạn KEU_XE: (1) Khách hàng kêu chương trình UBER. (2) Uber cho hiện lên trên smartphone khách hàng một màn hình, mà ta gọi là data entry (DE) nghĩa là dùng nhập liệu. Trên DE_1 này hỏi khách hàng là cũ hay mới. Nếu khách hàng trả lời là mới thì Uber sẽ cho hiện lên DE_2 yêu cầu điền vào các thông tin của khách hàng, xong Uber sẽ cho ghi lên file master khách hàng; (3) tiếp theo Uber lấy thông tin từ file master khách hàng cho lên một DE_3, yêu cầu khách hàng cho biết địa điểm đi và điạ điểm đến, thời gian bắt đầu đi...(4) khi khách hàng đã điền đầy dủ thông tin thì Uber sẽ tra cứu danh sách các lái xe hiện có sẳn gần địa điểm của khách hàng rồi thông báo thông tin của khách cho lái xe, và thông tin lái xe cho khách, ... bạn thấy kịch bàn tiếp tục như bạn mong có cho một chương trình... Nó giống như đường đi nước bước mà Ôn đã đề ra cho cu DAG đi mua bún bò bà Trang...
DAG: ôi trời ơi, cái bước 2 chi mà phức tạp vậy Ôn? Làm sao mà nhớ hết, hả ôn.
OGT: đời là thế, con ơi phức tạp lắm, nhưng phải sống thôi. Cu DAG đừng nhớ chi cả. Bẳt đầu start rồi vào đúng công đoạn 1, xem làm cái chi (P), để cho ra cái chi (O) và cần cái chi vào (I), xong lô gic qua công đoạn 2 là gì... nhớ cái đường đi nước bước các công đoạn, rồi từ từ mà phăng lần. Hiểu chưa con?
DAG: nói như Ôn xem ra dễ lắm... thế mà dân IT tụi nó nói khó lắm. Tụi nỏ nói phức tạp hết sức, coding ngày đêm, sữa đi sữa lại mỗi lần test, v.v..
OGT: các ông bà ngoài Bắc có một câu hay đáo để: "dễ không làm khó, lấy chó mà ăn".
DAG: "dễ không làm khó, lấy chó mà ăn". Hay, thí dụ, mình ra địa chính xin cắt thữa, mình tưỡng là dễ, thế mà tụi nó nói vùng đất đang bị treo, phải chờ trên giãi quyết, nhưng mà... cũng có cách, nhưng mà... phải chi một chút mới lách luật được. À, hình như Ôn đang dính vụ này thì phãi...
OGT: ừ đúng thế. Nhưng ôn thôi cắt thữa rồi. Thôi ta vào chuyện của ta. Tới đây ta xem bước 2 xong. Các công đoạn phân tích kỹ, nối kết các đường đi nước bước của các công đoạn và các thực thể với nhau. Bước 2 này mà Bạn làm kỹ, bỏ nhiều thời gian thì về sau các bước coding sẽ dể dàng hơn. Nói tóm lại DFD của HTTT Uber này chỉ gồm 3 công đoạn: KÊU_XE, TH_TOAN, và KET_TOAN. Khi xong công đoạn TH_TOAN thì tất cã các file transaction có đầy đũ dữ liệu của một cuốc xe. Với thời gian các dữ liệu cuốc xe sẽ được ghi nối đuôi (append) vào tập tin giao dịch. Đến cuối tháng thì công đoạn chót, KET_TOAN sẽ là kết toán: tiền thuế phãi nộp theo tài xế, thu nhập của tài xế, và kế toán của Uber.
DAG: như vậy phần mềm Uber này từ đầu đến cuối nó tự động tính toán ghi sổ sách liên tục 24/7, không có nhân viên con người can thiệp.
OGT: đúng thế. Vì không có nhân viên con người điều hành, nên chi phí xe UBER nghe nói nhiều nơi giảm xuống 50%, và như thế gây phẩn nộ giới taxi truyền thống, nhất là ở Pháp.
DAG: tại sao ở Pháp hả Ôn.
OGT: nó là như vầy: bên Pháp xe taxi là của tư nhân. Muốn hoạt động phãi mua một cái licence. NN hạn chế phát hành licence. Anh nào muốn không lái xe nữa thì trã licence cho NN, lấy lại số tiền mình đã bỏ ra mua. Do đó, số licence bị hạn chế. Vì taxi bao giờ cũng thiếu, nên giá tiền taxi rất đắt. Bây giờ Uber vào cuộc, thì xe là xe tư nhân, tư nhân lái trong những giờ rãnh rỗi, hoặc ai đó đi làm trên một đoạn đường nào đó, có chỗ trống trên xe muốn có ai đó cùng dường đi theo trả tiền trà nước theo Uber quản lý. Do đó, taxi NN không có việc nên họ phản đối, đòi NN cấm, v.v.. Ôn chưa biết NN Pháp giãi quyết ra sao.
DAG: tới đây, coi như Ôn giãi thích Uber là gì, phải không Ôn.
OGT: đúng thế. Đọc đi đọc lại cho nhập tâm, rồi chuyễn qua áp dụng cho HTX nông nghiệp, HTX gì gì đó vui lắm.
DAG: thay mặt bà con BFB con cám ơn Ôn.
OGT: chà, sao bây giờ sinh ra trịnh trọng lắm thế?
Duong Quang Thiện 12/1/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét