Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

SUY NGHĨ LTLT: SINH VIÊN BỊ CẢNH CÁO VÌ DÙNG GIÁO TRÌNH PHOTOCOPY

(3) 16/2/2017:   Chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

NỮ SINH VIÊN LUẬT NĂM 2 BI KỸ LUẬT VÌ DÙNG GIÁO TRINH PHOTO


DAG: ôn ơi ôn

OGT: ôn ra đây. Cái chi mà réo như chạy giặc thế.

DAG: con chào Ôn buỗi sáng. Con nghe ôn định viết một bài về cô sinh viên năm 2 trường Luật bị cho nghĩ học một năm vì đem vào trường 8 giáo trình photocopy cho bạn.

OGT: ừ, ông có ý định, nhưng không biết viết có ra hồn hay không. Thật ra, ông có đọc câu chuyện trên báo mạng, và tự cho mình một comment trong đầu là: "chà chà, mấy thằng cha trường Luật coi cuộc sống của người dân không ra gì. Sinh viên là phải đến giãng đường tiếp thu kiến thức. Bây giờ, vì một chuyện không đáng gì mà cấm người ta đến giãng đường 1 năm, là lạm dụng quyền lực, coi người không ra gì". Ông tự bình luận như thế, thì ngày hôm qua, một anh bạn bên báo Tuỗi Trẽ nhắn tin cho Ôn.
DAG: tin gì thế Ôn?

OGT: anh ta hỏi Ôn: "Bác thấy vụ SV photo giáo trình ở ĐH luật bị đình chỉ thế nào!". Ôn trã lời liền "Sai 100%". Và ôn hỏi tiếp cậu ta: "Tại sao thình lình hỏi Ôn thế? Báo TT nên lên tiếng đi. Với lý do là sỡ hữu trí tuệ (là sản phẩm của TB Mỹ) mà không cho người ta photocopy là vô lý."

DAG: cậu ta trã lời ra sao, Ôn

OGT: cậu ta trã lời: "Tại thấy sách tin học của Bác bị photocopy nhiều. Hihi. Đuơng nhiên đình chỉ là không đúng rùi. Nhưng việc trường ĐH Luật cấm SV Copy... Thì cháu ủng hộ. Không biết Bác thế nào thôi."

DAG: thế ôn trã lời thế nào?

OGT: ôn nhắn tin vắn tắt như thế này: "Trường luật là một cơ sở giáo dục. Theo nguyên tắc là anh phãi làm thế nào kiến thức anh dạy vào đầu óc của sinh viên, càng nhiều càng tốt. Nếu sv không tiếp thu đầy đủ thì anh phải in ra cho nó đọc miễn phí (ông bảo miễn phí) Vì anh đã được trả tiến (qua học phí sv đã trã) để nhổi nội dung môn học vào đầu sv. Do đó chuyện in giáo trình miễn phí là lẽ đương nhiên. Ở Pháp, Ông biết các giáo sư chả bao giờ in giáo trình bán cho sv, nên không có chuyện tréo cẵng ngỗng như ở đây. Chuyện cấm sv nghĩ học do chuyện in giáo trình là một vi phạm nhân quyền: quyền đuợc học.".

DAG: chà chà. Vi phạm quyền được học. Ôn đang đụng đến đề tài ổ kiến lữa.
OGT: ở đây, không có chuyện kiến lữa, kiến khói gì hết. Trước khi đi sâu vào vấn đề, ôn xin kể 2 câu chuyện. Câu chuyện thứ nhất: khi ông du học ở Bordeaux, Pháp, thì giáo sư ở đại học chả bao giờ có giáo trình cho sinh viên cả. Họ chủ trương là sinh viên phải đến amphi mà nghe giảng. Nhưng ở Bordeaux, sinh viên châu Phi, và Đông Dương (như Ôn chẵng hạn) rất đông. So với dân Pháp bản địa thì, dân sinh viên Phi Á khi mới qua chưa rành tiếng Pháp cho lắm trong năm đầu tiên, do đó gặp khó khăn hiểu bài và ghi chép bài của giáo sư. Do đó, tại đại học, có một tổ chức sinh viên Pháp chuyên ghi chép bài của GS, rồi cho in theo stencil phát cho sinh viên ngoại quốc, và miễn phí. Thời ấy và có lẽ bây giờ cũng thế, ở Pháp tại các đại học người ta quan niệm là các giáo trình nếu có thì không thuộc loại sở hữu trí tuệ phãi được bảo vệ. Các GS bao giờ cũng hãnh diện khi giáo trình của họ được sinh viên lùng kiếm, sao chép, và nghiền ngẫm. 

DAG: bây giờ soi rọi lại chuyện bây giờ với chuyện ôn vừa kể, thì đúng là chuyện vô duyên, đáng hỗ thẹn.

OGT: bây giờ, ông qua chuyện thứ hai. Năm 1982, ông nhận được một học bổng 3 tháng của ĐH Geneve, Thuỵ Sĩ, về database, tin học. Trong thời gian thực tập, nếu cần photo sách nào của thư viện, thì cứ xuống phòng in ấn, có sẵn máy photo in ra trả tiền liền, tự mình làm lấy. Như vậy, đâu có chuyện bảo vệ bản quyền hay là không. Anh không đủ tiền mua sách đọc thì đến thư viện mà xin đọc, rồi photo đem về nhà mà đọc. 

DAG: theo con hiểu, như vậy chuyện sở hữu trí tuệ không có ở đại học Geneve, Thuỵ Sĩ.

OGT: ôn không thể trã lời. Vì khi về lại VN năm 1982, ông ôm về toàn sách tin học và toàn là photocopy.

DAG: bây giờ, ôn đi tiếp vấn đề thế nào?

OGT: qua 2 câu chuyện ôn vừa kể, cộng thêm đoạn tin nhắn gởi cho anh bạn TT thì bà con đã hiểu trọn cách trả lời của Ôn về vấn đề ta đang quan tâm.

DAG: thôi Ôn chịu khó lượt lại vấn đề cho mạch lạc cho tụi con nhờ.

OGT: các cậu đúng là loại lười đệ nhất hạng. Ôn xin tóm lược như sau:

(1) Trường luật là một cơ sở giáo dục. Theo nguyên tắc là anh phãi làm thế nào kiến thức anh dạy theo môn nào đó phải vào đầu óc của sinh viên, càng nhiều càng tốt. Nếu sv không tiếp thu đầy đủ, vì những lý do nào đó thì anh phải in ra cho nó đọc miễn phí (ông bảo miễn phí) Vì anh đã được trả tiến (qua học phí sv đã trã) để nhổi nội dung môn học vào đầu sv.

(2) vào đầu kỳ học, sinh viên đã trã tiền học phí, thì coi như là đã tiền mua trước nội dung môn học của anh. Vì anh cho rằng sinh viên vì nhiều lý do gì đó, không tiếp thu đầy đủ nội dung môn học, anh cho in ra thì theo nguyên tắc họ đã trã tiền học phí rồi, thì họ có quyền nhận giáo trình miễn phí. Nhưng thực tế, không phải vậy thì phãi. Có một comment như sau:
Trường này có nhiều quy định không giống ai, sinh viên ở các tỉnh học phải mua giáo trình do giáo viên bán, nếu em nào không đăng ký mua thì lập danh sách để cho thi rớt. Lạ thiệt. Giáo viên đã có lương mà còn bán sách, đòi ăn tiền của sinh viên ra mặt."
Nói tóm lại, việc sinh viên mua sách photocopy, rẽ hơn sách nguyên bản của giáo viên, làm giáo viên nóng mặt, mới ra cái luật kỳ quái. 

(3) Trường Luật dựa trên việc sinh viên không tuân thủ việc tôn trọng sỡ hữu trí tuệ để mà phạt sinh viên. Trên thế giới thì Mỹ là nước yêu cầu các nước khác tôn trọng sỡ hữu trí tuệ (shtt)  nhất là phần mềm tin học. Mà VN là nước không tôn trọng shtt nghiệm trọng nhất. VN vi phạm shtt về phần mềm tin học vào khoảng 90%. Nếu tôn trọng đúng shtt thì không có trên một đường đi đầu đường là tiệm phở Bò Lê, tiệm phờ cuối đường là tiệm phở Bò Lết, và vô số tiệm phở Bò Càng ở giữa Quãng đường. Ở Pháp không có hình thức shtt, mà có hình thứ SGDG tắt cụm từ sans garanti du gouvernement, nghĩa là NN không bảo vệ gì hết. Ở Pháp khó lôi ra toà về chuyện vi phạm shtt. Còn ở Mỹ lthì quá dễ dàng sinh ra lạm dụng. Nhất là trong ngành phần mềm tin học. Bạn cứ xem các cuộc chiến tranh shtt giữa Samsung và Apple thì biết. Nói cách khác, việc trường Luật đi kiện sinh viên là một chuyện làm không hợp hợp lý chút nào.

(4) Cuối cùng trước áp lực của dư luận thì hiệu trưởng trường Luật đã rút lui quyết định của mình thay thế bởi một cảnh cáo. Chứng tỏ là việc làm của trường Luật không đúng qui trình.

Amen.

Dương Quang Thiện 16/2/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét