Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Nói chuyện với cái đầu gối

Nói chuyện với đầu gối

PHÚ QUỐC: NGUYỄN ÁNH GIA LONG & ĐÀI LOAN : TƯỞNG GIỚI THẠCH


OGT: cu DAG (đầu gối) cỏ nhà không?

DAG: dạ con đây. Lâu lắm ôn mới nghĩ đến con. Con xin chúc mừng sức khoẽ ôn. 

OGT: không nghỉ đến cu DAG thế là tốt. Tây nó có câu: pas de nouvelle, bonne nouvelle, nghĩa là không có tin tức, mọi việc đều tốt. 

DAG: đúng thế! Con sống tốt nên ôn không cần réo. Mà Sáng nay ôn réo con chuyện gì thế.

OGT: chã có chuyện chi to tát. Hôm qua ôn nghĩ lẫn thẫn một câu chuyện, nên gọi cu DAG cùng bàn.

DAG: chà chà, hân hạnh dược gọi cùng bàn. Chuyện chi thế Ôn.

OGT: cu DAG vào Gô Gù xem giùm ôn VN, Phú Quốc, Singapore và Đài Loan diện tích bao nhiêu Km2.

DAG: biết để làm chi thế ôn.

OGT: đã bảo đi lấy số liệu thì lo mà đi lấy, hỏi chi lung tung, mệt quá.

DAG: dạ dạ. Con đi lấy số liệu đây. Theo Gô Gù thì : Việt Nam: 331.000 km2; Phú Quốc : 585 km2; Singapore: 719 km2; Đài Loan: 36.200 km. Như vậy Phú Quốc và Singapore diện tích Xê xích không bao nhiêu: 20%, nhưng Phú quốc hơn hẵng về mặt địa lý, đất dai phì nhiêu hơn nhiều. 

OGT: ừ, cu DAG nói đúng. Bây giờ, Ôn hỏi cu DAG: sau thế chiến 2, Trung Quốc có bao nhiêu đãng.

DAG: dạ, cái nớ ai mà không biết: chỉ có 2 đãng: Quốc dân đãng của Tưởng Giới Thạch và đãng CS của Mao Trạch Đông.

OGT: sau 1945 thì sao.

DAG: thì Mao thắng, Tưởng thua, nên Tưởng kéo cả bầu đoàn thê tữ, những tay nhà giàu và đám quân sự trốn về Đài Loan lập ra một chính thể, một quốc gia, nhưng LHQ không công nhận, nhưng vào khoảng 30 nước công nhận Đài Loan và thiết lập cơ chế ngoại giao.

OGT: đúng rồi. Bây giờ, ôn hỏi một câu hỏi tiếp. Cu DAG thấy là diện tích Singapore và Phu Quốc chỉ vào khoảng 20%, nhưng Phú Quốc có nhiều lợi thế hơn Singapore, như vậy nếu Singapore có thế là một quốc đão, thì tại sao Phú Quốc không thể là một quốc đảo?

DAG: chà chà, ôn hỏi khó con rồi. Phú Quốc có thể là một quốc đảo như Singapore, nhưng có thể có nhiều lợi thế, nhưng cho ai. PQ hiện là của VN.

OGT: PQ hiện là của VN. Nhưng ôn hỏi tiếp một câu: khi Tây Sơn Nguyễn Huệ truy đuỗi Nguyễn Ánh, thì Nguyễn Ánh làm gì. 

DAG: thì trong sữ viết là Nguyễn Ánh trốn ra Phú Quốc, và Nguyễn Huệ không theo đuỗi nữa. Và khi Nguyễn Huệ qua đời, thì Nguyễn Ánh mới rời khỏi PQ Khôi phục lại cơ đồ.

OGT: như vậy, cu DAG thấy ôn hỏi những câu không đầu không đuôi để làm gì thế: cu DAG có thấy Nguyễn Ánh chạy ra PQ nó giống như Tưởng Giới Thạch bị Mao Trạch Đông đuỗi phãi chạy ra đảo Đài Loan trốn tránh. Về sau Nguyễn Anh phục lại cơ đồ khi Nguyễn Huệ, yểu mệnh qua đời, còn Quốc dân đãng không thễ đanh bại DCS TQ nên đành lập ra một quốc gia Đài Loan.

DAG: đúng thế. Trốn ra đảo Đài Loan, trốn ra đão PQ. Ôn muốn dẫn dắt con đi đâu thế?

OGT: sao mà chậm hiểu thế: tại sao hồi 30/4/75, cha Thiệu, cha Kỳ, cha Ngô Quàn Trưởng không nghỉ đến việc rút hết Nguỵ quân Nguỵ quyền với súng ống đạn dược rút lui về PQ mà trấn giữ giống như Tưỡng Giới Thạch hay Nguyễn Ánh. Thay vì ùn ùn vượt biên qua Mỹ, qua Úc xa xôi làm mồi cho hãi tặc. Xa như vậy mà đòi vượt biển phục quốc. Theo ông biết những tay ngụy quân ngụy quyền ở miền Nam chã ai đặt ra câu hỏi nếu thất trận thì làm sao, dường rút lui là thế nào. Hình như bao giờ họ cũng nghì là họ sẽ thắng VC. Trước đây họ biểt rõ 2 trường hợp : Nguyễn Ánh và Tưỡng Giới Thạch. Thế mà họ không suy nghì tính toán đường rút lui khi thất trận. Mà khi thất trận chã bao giờ nghĩ đến Phú Quốc. Hay thiệt.

DAG: tại sao bây giờ ôn đặt ra câu hỏi.

OGT: không biết. Tự nhiên câu chuyện nó ập tới. Nó để 42 năm mới đến đó. Nghĩ cũng lạ, phãi không.

DAG: dạ đúng là lạ thiệt.

DƯƠNG QUANG THIỆN  6/10/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét