Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

ERP- Module Order Processing - Giới thiệu

22/1/2016

OGT đã hoàn tất tập sách ERP Module Order Processing & Sales (OE/S). Qua Tết sẽ tung lên mạng dưới dạng ebook do NXB Trẽ phát hàng. Sau tập này, lần lượt sẽ ra mắt 7 tập tiếp, mỗi tập xữ lý một chức năng của ERP.

Dưới đây là phần giới thiệu trích từ tập sách.

Giới thiệu

Các bạn đang cầm trong tay tập sách ERP đầu tiên bằng tiếng Việt. Tập sách này, được gọi là ERP-2, module Order Processing / Sales (OE/S), như theo tên gọi là giúp bạn giãi quyết các vấn đề quản lý xí nghiệp chức năng Xữ lý Đơn Đặt Hàng / Bán Hàng, sữ dụng máy vi tính. Có bạn sẽ ngạc nhiên sao tập sách đầu tiên lại mang ký hiệu ERP-2 mà không là ERP-1. Lý do đơn  giản là chúng tôi chưa viết ra tập sách ERP-1 này, vì chúng tôi định đưa vào tập sách ERP-1 này những gì chung (general) cho tất cả các module của ERP. Có cả thảy 8 module nên sẽ có 8 tập được đánh số từ ERP-1 đến ERP-8. Tập này là ERP-2. Những gì mang tính cách chung đối với tất cả module 2 đến 8 sẽ được đưa vào ERP-1. Nghĩa là ERP-1 sẽ được phát hành chót khi 7 ERP đầu tiên đã được phát hành xong. Bạn thấy có nực cười không: sinh con rồi mới sinh cha.

ERP viết tắt bởi cụm từ Enterprise Resources Planning, nghĩa là Hoạch định Nguồn lực Xí nghiệp. Từ này ra mắt đầu tiên vào đầu những năm 1970, do một nhóm 5 kỹ sư hệ thống IBM (IBM System Engineer) ở Đức, xấp xĩ cùng tuổi với người viết lúc ấy đang làm việc cho IBM France từ năm 1964 trở đi cũng với chức danh kể trên.Năm kỹ sư tin học này, họ rời khỏi IBM ra thành lập một công ty mang tên là SAP (tắt cụm từ Systems Applications and Products), và sản phẩm đầu tiên và duy nhất của họ là ERP. Không biết sao họ chọn cái tên này, vì hoạch định nguồn lực xí nghiệp không thấy dính dáng chi với quản lý xí nghiệp cả. Cũng như ở ta có cái công ty mang tên FPT tắt của cụm từ Food Processing Technology, nghĩa là Công nghệ Xữ lý Thực phẩm, mà bây giờ đi bán máy vi tính, smart phone, dạy tin học và bán phần mềm ERP của Oracle thì phải.

Công ty SAP cho ra đời phần mềm ERP vào những năm đầu 1970, lúc ấy chỉ có toàn những máy điện toán IBM cỡ lớn, được gọi là mainframe. Chỉ qua thập kỹ 1980 máy vi tính mới bắt đầu thâm nhập thị trường. ERP viết cho máy vi tính cũng bắt đầu thâm nhập vào các xí nghiệp vừa và nhỏ ở ngoại quốc thông qua các máy vi tinh ngày càng tinh vi với dung lượng ký ức trung ương CPU cũng như dung lượng ỗ đĩa ngày càng “khũng”, không thua gì các mainframe của IBM. Việt Nam, sau khi Mỹ gỡ bỏ cấm vận năm 1995 sau 20 năm bị áp đặt, thì cũng bắt đấu sữ dụng máy vi tính vào quản lý, và cũng học đòi áp dụng ERP trong quản lý.

Rất tiếc là Việt Nam chưa có đội ngủ rành ERP để có thể áp dụng một cách có hiệu quả. Vã lại giá mua một bộ ERP rất mắc, tối thiểu cũng phãi bỏ ra 10 tỹ VND. Do đó, chỉ có những tập đoàn giàu có và các công ty FDI ngoại quốc mới đủ tiền xài ERP. Thêm lại tỹ lệ thành công ERP trong các tập đoàn Việt Nam thường rất kém, chưa tới 10%, theo ước đoán của tác giả, vì con số thực tế thành công người ta không dám cho biết, rất kỳ lạ trong một xã hội thích khoe thành tích. Vì phần mềm ERP giá rất cao, và số chuyên viên rành ERP cũng đếm trên đầu ngón tay, nên ở ngoại quốc người ta viết ERP cho xài miễn phí gọi là openERP (nay được gọi là Odoo) với mã nguồn mỡ, Việt Nam ta có thể tha hồ vào vọc chuyễn ngữ qua tiếng Việt. Chứ hiểu phần lô gic của openERP thì còn lâu mới hiểu hết.

Kỹ sư tin học VN được đào tạo chỉ biết cú pháp ngôn ngữ lập trình (C#, Java,VB), nhưng môn phân tích và thiết kê HTTT cho quản lý xí nghiệp, hoặc tổ chức hành chánh xã hội thì hình như là null, trong khi ở VN 400.000 xí nghiệp vừa và nhỏ có trang bị tận răng máy vi tính, nhưng một hệ thống ERP cho ra hồn thì lại không có. Có một số kỹ sư tin học vào xí nghiệp, không biết chi về kinh tế thì làm sao biết được cái lô gic thâm sâu của ERP để áp dụng nên các kỹ sư này rời công ty về trường dạy tin học (để cho ra một đám kỹ sư không biết làm chi với ngôn ngữ lập trình đã được đào tạo ra, ngoại trừ đi làm out sourcing) hoặc chế ra việc sữ dụng Excel để làm kế toán. Thiệt là kỳ lạ.

Chính điều này làm trăn trỡ người viết suốt nhiều năm liền. Cho nên vào đầu năm 2008, tác giả bắt đầu nghiên cứu ERP và đã cho ra 2 tập sách nói về ERP về mặt lý thuyết, trong bộ sách Phân tích & Thiết kế HTTT của tác giả. Hai tập sách ERP này được đón nhận rộng rãi, nhưng vẫn là lý thuyết, nếu không qua giai đoạn phân tích thực tế ứng dụng vào xí nghiệp, dựa trên một ngôn ngữ lập trình gì đó, thì cũng chã làm nên cơm cháo gì. Do đó, tác giả bắt đầu phân tích HTTT của xí nghiệp theo hướng ERP, nhưng rất tiếc là vào thời ấy bà đầm, người Thụy Sĩ của tác giả ngã bệnh nên tác giả đành ngưng công trình lại, 5 năm sau, cuối năm 2013 mới tiếp tục lại. Đầu năm 2014, tác giả cùng 3 giãng viên đại học bắt đầu viết chương trình cho module Order Processing & Sales (OE/S) dựa theo ngôn ngữ Access 2013. Nhưng rất tiếc, mặc dù là giãng viên có nhiều năm kinh nghiệm (dạy học) nhưng 3 người này để mất 7 tháng mà không hoàn thành module OE/S nên tác giả đành ngưng hợp tác, và tác giả phãi mất một thời gian rất lâu tìm hiểu nguyên nhân vì sao các giảng viên này không viết được chương trình, mặc dù họ luôn luôn kêu là “chúng cháu đã cố gắng hết sức”. Tác giả cũng đã đưa phần phân tích module OE/S xong cho một số kỹ sư tin học giãng viên hoặc không giảng viên “đang thất nghiệp” để xem họ có viết được hay không. Họ nhận tài liệu phân tích của tác giả, nhưng sau đó nhiều tháng liền, tác giả không nhận được hồi âm. Thế là đã rõ: kỹ sư tin học VN được đào tạo dưới mái trường XHCN không biết viết chương trình tin học cho tác giả. Tác giả đành đi tìm nguyên nhân: xem ra các kỹ sư này chưa hề biết phương pháp Warnier, còn được gọi là phương pháp LCP, tắt chữ Lois de Construction des Programmes, nghĩa là các định luật xây dựng chương trình. Những chương trình quản lý xí nghiệp, chứ không phải các chương trình game như của Nguyễn Hà Đông.

Thế là tác giả đành bỏ ra 9 tháng trời, cùng với các anh em SAMIS củ viết lại quyển sách phương pháp Warnier ứng dụng cho 5 ngôn ngữ FoxPro, C#, VB, Access và Java. Sách này vừa được tung lên mạng theo dạng ebook bởi NXB Trẽ. Sau khi phát hành xong quyển Warnier, tác giả mới quay lại module OE/S “nữa đường đứt gánh” này, lần này hợp tác với anh bạn củ SAMIS, anh Đàm Văn Chương, Cữ nhân Toán Kinh tế & Chuyên ngành Xủ lý Thông tin, rất rành Access và hiện phụ trách mảng IT của một công ty nhà nước. Chỉ trong 3 tháng trời, chúng tôi phải viết lại toàn bộ module này trên Access 2013 và bổ sung thêm nhiều thứ, và nhất là trắc nghiệm xem có chạy đúng theo lý thuyết không. Vừa viết ứng dụng, vừa kiểm tra, vừa viết hướng dẫn step-by-step trong điều kiện eo hẹp về thời gian, nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, mong bạn đọc thông cảm.

Mục tiêu của tập sách này và 7 tập lần lượt sắp ra trong năm 2016-2017 này là gì? Xin thưa là hiện có đến 400.000 xí nghiệp vừa và nhỏ có trang bị máy vi tính nhưng lại không có một HTTT  toàn diện, tổng hợp kiểu ERP, bây giờ ta phãi giúp họ thế nào để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất, và ít tốn kém nhất. Nếu bạn thử tưởng tượng là mỗi xí nghiệp phải bỏ ra tối thiểu 10 tĩ để có một HTTT ERP, thì 400.000 xí nghiệp cộng lại phải chi ra 4.000.000 tĩ VND, nghĩa là 200% GDP VN, trong bao nhiêu năm, không ai biết được. Mà làm sao có sẵn 400.000 kỹ sư tin học biết ERP để cài đặt, điều hành, và bảo trì. Một bài toán hóc búa phải  không các bạn.  

Một điểm khác mà tác giả rất ngạc nhiên là có nhiều công ty (như TMA chẳng hạn) làm gia công phần mềm (out sourcing) cho ngoại quốc hơn 20 năm rồi, mà họ không qui tụ được một đội ngủ lập trình viên viết ra một HTTT ERP cho xí nghiệp VN, mà chỉ có những công ty nhỏ lẽ viết những hệ thống kế toán nho nhỏ được giải nhưng xí nghiệp lại chê. Tại sao thế?

Từ những trăn trỡ kễ trên, tác giả tự hỏi tại sao mình không làm một cái công việc mà cụ Hồ đã làm vào đầu những ngày dành độc lập, năm 1945: đó là đánh dẹp giặc dốt do bình dân học vụ. Tại sao ta không tin học hóa kiểu bình dân học vụ như cụ Hồ đã làm với việc dạy học chữ quốc ngữ.

Tác giả chia ERP ra làm 8 module, mỗi module tương ứng với 8 chức năng chuẩn của một xí nghiệp vừa và nhỏ: (1) Xữ lý đơn đặt hàng và Bán hàng; (2) Xữ lý Đơn đặt hàng Phòng Cung tiêu; (3) Tồn kho sản phẩm và vật tư; (4) Công nợ Khách hàng; (5) Công Nợ Nhà Cung cấp; (6) Quỹ & Ngân Hàng; (7) Tài Sản Cố Định; (8) Lao Động & Tiền Lương; (9) Kế toán. Chúng tôi có thể gom module 4 và 5 làm thành một. Đây là những module chuẩn của một xí nghiệp. Trong phần mềm ERP ngoại quốc, còn có những phần mềm mà tác giả gọi là “râu ria” như CRM (Customer Relationship Management), SCM (Supply Chain Management), HR (Human Resources) hoặc Logistics. Tác giả nghĩ rằng mấu chốt là xí nghiệp nên tập trung xây dựng cho xong 8 module cốt lõi kể trên cho xí nghiệp. Còn các phần mềm râu ria kia thì khi xí nghiệp xây dựng xong phần cốt lõi, thì lúc ấy có thời giờ làm thêm, giống như uống thuốc chức năng, có cũng tốt, mà không có thì chã chết ai.

Cách “tin học hóa bình dân” kiểu cụ Hồ, là tác giả cho phân tích và thiết kế HTTT cho từng module một, vẽ ra một lưu đồ hệ thống (system flowchart), rồi hợp tác với anh Đàm Văn Chương lập trình theo ngôn ngữ Access, rồi viết ra sách cách thực hiện chương trình theo từng bước một (step-by-step), làm bộ thử (test deck), từ đầu lưu đồ đến cuối. Đối với mỗi module, tập sách ứng dụng này, sẽ gồm 4 chương: (1) chương 1 gồm phần lý thuyết kinh tế của chức năng, kết thúc bởi phần phân tích cho biết những tập tin (file) nào cần thiết cho module, kèm theo cấu trúc dữ liệu của tập tin. Dân IT sẽ hiểu rõ module này sẽ làm gì về mặt kinh tế. Còn dân kinh tế, khi đọc xong chương này, hiểu thêm về chức năng đồng thời hiểu module này cần đến những dữ liệu nào và được cấu trúc thế nào dưới dạng database file. (2) tiếp theo, chương 2 bắt đầu xây dựng hạ tầng cơ sở cho HTTT OE/S nghĩa là những tập tin chính (master file), tập tin giao dịch (transaction file) và chi tiết (detail file), những bảng dữ liệu dò tìm (lookup table) mà module sẽ dùng đến; (3) chương 3 kế tiếp là chương quan trọng chỉ cho bạn tạo theo từng bước những chương trình cho phép người sử dụng thực hiện những nghiệp vụ thuộc module. Thí dụ: đối với module OE/S này nghiệp vụ quan trọng là làm một đơn đặt hàng cho khách hàng, một phiếu tập kết hàng (picking ticket) cho kho hàng để chuẫn bị xuất hàng, và một phiếu giao hàng (packing slip) dành cho phòng giao hàng, đồng thời sẽ có những thông tin nối kết tự động với những module khác.Trong chương 3 này, các thông tin nghiệp vụ sẽ cập nhật các tập tin chính, ghi tích trữ các thông tin biến động để tổng hợp về sau; (4) cuối cùng chương 4 dựa trên những dữ liệu kết xuất từ chương 3 để tạo ra những báo cáo nghiệp vụ và báo cáo tổng hợp. Thí dụ: trong module OE/S này chúng tôi giúp bạn viết ra Bảng Nhật ký Bán hàng, Bảng kê khai thuế VAT, v.v…

Nói tóm lại, tập sách này không phải là phần mềm ERP như người ta mong đợi, mà là tập sách dạy cho bạn tự tạo một phần mểm ERP thích ứng với hoàn cảnh xí nghiệp của bạn, nó giống như bạn tự tay làm một cái bánh cake theo gu của bạn thay vì qua siêu thị mua bánh cake trời ơi đất hởi không đúng gu mà mẹ bạn làm cho ăn trước đây. Nếu bạn làm đúng chỉ dẫn của chúng tôi, thì nhanh nhất 2 tháng là xong module, bết nhất 3 tháng. Bạn có thể cho chạy song song hệ thống mới với hệ thống củ để phát hiện những sai lầm có thể có để mà chỉnh sửa. Sau 2 tháng mà không còn sai sót, thì bạn cho “cai” hệ thống củ, sữ dụng hệ thống mới của bạn, rồi qua làm module ERP khác.

Cuối cùng, nếu bạn thành công trong việc tự mình xây dựng HTTT ERP này, thì coi như bạn làm lợi cho xí nghiệp tối thiểu 1 tỹ/module, và bản thân bạn có thể tự hào là đã phá vỡ huyền thoại ERP, theo đấy khó lòng chinh phục giãi mã ERP như người ta thường bảo nhau. Ngoài ra, bạn sẽ tránh được cho xí nghiệp những chi phí trời ơi đất hởi khi mời các chuyên gia ERP đến tư vấn sửa chữa hệ thống ERP mà xí nghiệp bạn mua của họ. Một ngày tư vấn phải trả là 1.000 đô, nghĩa là 22 triệu VND. Khi chuyên viên tư vấn rời đi, thì bạn cũng chã biết họ tư vấn cái gì, customize ra sao để mà học.

Chúc bạn thành công.

Dương Quang Thiện
IBM System Engineer
&
Đàm Văn Chương
Cữ nhân Toán Kinh tế &

Chuyên ngành Xử lý Thông tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét