Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

2/5/2016: Chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - BÀI THỨ 22

DU HỌC SINH THÀNH TÀI KHÔNG VỀ NƯỚC

Lý do thứ tưChúng tôi nghe nói trong nước không có môi trường thích hợp cho tài năng của chúng tôi. Nếu chúng tôi về, thì tài năng của chúng tôi sẽ bị thui chột mất. Ở ngoại quốc, người ta làm việc công tâm, sòng phẵng minh bạch, trã đồng lương tương xứng với năng lực đóng góp. Còn ở VN thì nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế. Chúng tôi được đào tạo ở nước ngoài không thể theo những điều kiện vừa kể trên. Vã lại, có người kể rằng: đầu óc các sếp ở VN rất gia trưởng như thời phong kiến, thêm lại mệnh lệnh kiểu áp đặt như thời bao cấp CS, nên thường không bố trí công việc đúng chuyên môn người du học về, còn đồng nghiệp trong nước thì hay ganh tị với những ai từ nước ngoài về, hay tìm cách dè biũ, phá bĩnh không hợp tác, làm cho chúng tôi không yên tâm làm việc, cống hiến cho đất nưởc. Có cái ông TS Đặng, nào đó ở Cần Thơ, "hoa khôi" Olympia, lùm xùm trong thời gian qua với giới lãnh đạo ở trên.

Lại một lần nữa, bạn thấy không: các lý do nêu ra rất chính xác không chối cãi đâu được. Như vậy bạn sẽ trã lời sao? Hở các bạn FB. Có BFB sẽ bảo: Ôn đã khui cái hũ mắm ra, thì Ôn phãi đóng lại. Đâu phãi tụi con mở ra đâu. Ừ, đúng thế, ôn sẽ đóng lại cái hũ mắm thúi này. Xem ra cái hũ mắm gốc Quãng Trị này nó ngon thật đấy. 
  
Thật ra, những lý do vừa nêu trên ở VN chã có mới mẽ gì, nó xưa cũ rích như trái đất, người ra trường ở VN ai cũng biết trước, người chuẫn bị đi du học ngoại quốc cũng đã biết tỏng, thế thì dùng những lý lẽ này chống đở việc không về nước sau khi thành tài đúng là vô duyên, nếu không nói là thúi õm như hủ mắm QT.

Nhưng cũng đừng tưởng rằng ở ngoại quốc không có những cái kỳ quái kể trên, nhưng là ở mức độ chịu đựng được. Ơ ngoại quốc, người ta có những điều khoản luật lệ rõ ràng khó có thể lạm dụng cho dù là sếp. Khi tôi vào làm việc cho IBM, ở Paris, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là ngoài tường hành lang, một bản công báo cho mọi người biết tôi, vởi hình cạnh bên, vào làm việc với chức vụ gì, và phải trực tiếp làm việc và báo cáo với ai. Như vậy, sếp của sếp tôi không có quyền chi trên tôi. Muốn phê bình, hoặc đuổi tôi, thì sếp trực tiếp của tôi phải đưa ra lý do rõ ràng, vi phạm điều khoản nào trên hợp đồng, tất cả bằng văn bản, v.v.. Và sếp của tôi phải làm việc trực tiếp với tôi. Do đó việc xung đột vì lợi ích bị hạn chế ở mức tối thiểu. Ở VN không có những điều khoản rõ ràng minh bạch phân minh, nên lạm quyền từ người trên là khá phổ biến nên chuyện này ai cũng biết rõ từ khuya trước khi đi du học, biết thế nhưng đi vẫn cứ đi, là người đi trước đã có ý đồ là đi là không hẹn ngày về, làm chi ta, khi ta đang ở trời Âu đất Mỹ. 

OGT để ý là ở VN, người ta tuyển người theo vây cánh, nghĩa là một ông lớn nào đó, vừa nhậm chức ở một Bộ nào đó, thì lập tức tuyển một số người đã quen trước về làm ê kip cho ông ta. Miền Nam hồi xưa, trước 1975, cũng thế. Do việc sếp trên tuyển vào, mà ở dưới không thấy cần đến, nên sếp dưới để cho người của sếp trên ngồi chơi xơi nước. Ta gọi là bố trí người không đúng chỗ, trên bảo dưới không nghe, v.v..

Để kết luận: du học sinh thành tài không về nước lý do đưa ra như trên là có lý. Không phản bác được. Bây giờ NN phải làm sao đây để thay đổi tình hình.

OGT chỉ dám nhận xét như sau: 

(1) NN VN vừa ra khỏi chiến tranh, mãi lo xây dựng đất nước và lo hàn gắn vết thương chiến tranh không xu viện trợ hay bồi thường chiến tranh từ phía Mỹ, nên chã có một chính sách đào tạo và sử dụng người tài. Người ta tiếp tục đào tạo người tài như thời kỳ dành độc lập. 

(2) Theo nguyên tắc, ta phải có một kế hoạch 5 năm phát triển như phe CS thường chủ trương. Ngay nước Pháp, theo phe TB, nhưng từ 1955 họ có kế hoạch 5 năm, được gọi là Plan quinquenal. Từ kế hoạch phát triển 5 năm, họ đề ra ngân sách chi tiêu, ngân sách đầu tư phát triển, đồng thời song hành là kế hoạch giáo dục đào tạo người vận hành và bảo trì đất nước. Và cũng từ kế hoạch 5 năm này nguời ta lên kế hoạch tuyển người tài hằng năm cho ngành công chức, thay thế người về hưu cũng như cho người đảm nhiệm sự phát triển đất nước. Tất cả đều lên kế hoạch và theo kế hoạch. Pháp họ làm như thế, họ một nước TB nhưng thấy bên CS có cái kế hoạch 5 năm hay ho như thế là họ bắt chước. Ngoài ra, với cái kiểu kế hoạch tập trung như thế, NN biết địa phương nào yếu nhưng triễn vọng phát triển cao, thì NN tập trung nguồn lực (tiền bạc, công chức, người tài...) vào cho địa phương này làm cho họ lên kịp với các địa phương khác. Không có chuyện xin-cho  ở đây, nên không có tham nhũng.

(3) Nói tóm lại, từ sau 1975, bị phe TB chê kiểu kế hoạch tập trung LX, VN ta bỏ đi kế hoạch 5 năm, ta để cho giáo dục đào tạo tự do làm chi thì làm, địa phương xin cho giỏi thế nào với TW thì làm. Rốt cuộc ta thấy gì: một lũ cua chạy lung tung không phương hướng. Phát triển theo kiểu cua bò ngang bò dọc bò lên bò dưới. Đào tạo nhân tài thì đứa nào có tiền thì ra ngoại quốc mà học, về hay không về không kệ thây tụi bây, ta bất cần vì con ta cũng đang ung dung sống ở ngoại quốc, muốn vào làm thì cứ xin vào làm, có chỗ thì vào, không chỗ thân quen thì kiếm chỗ nào mà mở tiệm vá xe trong khi NN chưa có chánh sách tuyển dụng nhân tài. Không có kế hoạch thì làm sao biết lúc nào cần, cho cơ quan hưỡng thụ nào... Đủ thứ vấn đề.

Chắc bạn nghe đủ chán lắm rồi phải không. Ta kết thúc ở đây loạt đề tài: du học sinh, thành tài không về nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét