Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Suy nghĩ LTLT: CÁCH MANG 4.0 Ở ÂU MỸ THẾ NÀO VÀ START UP Ở VIỆT NAM RA SAO?

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

CÁCH MANG 4.0 Ở ÂU MỸ THẾ NÀO VÀ START UP Ở VIỆT NAM RA SAO?

Bạn nên biết, bên Mỹ: các siêu thị khủng như Wal Mart, Macy trong năm 2017 này dự định dẹp tiệm 50% các chi nhánh cũng như cho nghĩ việc 50% nhân viên. Tất cả là vì Amazon đã nhảy vào kênh phân phối này. Còn nữa: 10 ngân hàng lớn ở Mỹ cũng sẽ làm Mua bán & Sáp nhập (M&A) giảm chi nhánh 50% và 50% nhân viên.
Còn ở VN, thì bọn Mỹ qua VN "chiêu hiền đãi sĩ" tuyển nhân viên IT biết nghề giúp làm những dự án start up cho chúng. Dân IT VN rành nghề bắt đầu lên hương, khỏi qua Silicon Valley bên Mỹ làm chi. Các công ty VN làm outsourcing cho ngoại quốc sẽ "điêu đứng", vì sao mời bạn hỏi họ thì biết.
Bây giờ, bạn thữ xâu chuỗi 2 sự kiện ông vừa nêu ra trên để tìm hiểu tình hình kinh tế của thế giới cũng như của nước nhà, mà tự định hướng cho tương lai của mình, chứ đừng nghe những tay chém gió như QTK, LTD, TDK, vô ích, v.v..
Chúc bạn thành công? OGT sẽ có bài giải thích cho vui cửa vui nhà.
*********
Chã ai chịu kết chuỗi 2 sự kiện Ôn vừa nêu ra, nên Ôn đành lý giãi như sau.
Vào những năm 1970 trở về trước, thì trước khi có máy vi tính (micro computer) phổ biến như bây giờ, thì ta không có lập trình viên (LTV) được đào tạo chính quy bởi đại học, nên các công ty bán máy điện toán cở lớn như IBM, Bull, Honeywell... phải đào tạo LTV cho công ty khách hàng, rồi giúp nhân viên phân tích vấn đề của doanh nghiệp (bán hàng, tồn kho,kế toán...) rồi giúp nhân viên lập trình, test, cho tới khi toàn bộ hệ thống chạy. Do đó các chương trình phần mềm là duy nhất của xí nghiệp, thích ứng với xí nghiệp.
Từ 1965-1969, ôn là KS Hệ thống của IBM Việt Nam từ Pháp gởi về năm 1965, ông đã làm như thế đối với 12 xí nghiệp tại Saigon.
Sau đó, khi máy vi tính ra đời, từ 1980 trở đi, thì Microsoft cho ra ngôn ngữ lập trình, như Basic, C, C#, v.v.. và người ta ở đại học cho sinh viên lập trình viết những chương trình con con, chứ một HTTT quản lý  xí nghiệp mà ng ta bây giờ gọi là ERP thì không biết viết.
Do đó, có nhiều công ty phần mềm cho ra những chương trình đại trà cho những công việc lặt vặt trong xí nghiệp như soạn thảo văn bản thì có Notes, Word, WordPerfect, vẽ vời thì có Paint, AutoCad, PhotoShop, tính toán thì có Excel, Lotus, ... Còn các phần mềm quản lý xí nghiệp thì chĩ có SAP, Oracle, .. giá trị phần mềm rất đắt chì dành cho những công ty đại gia dư tiền lắm của. Hoặc người ta cho ra miễn phí những phần mềm mở openERP (nay được gọi là Odoo).
Tình hình như thế: là tất cả các công ty ở Âu Mỹ từ 1980 đến 2016 họ đã tin học hoá toàn bộ dữ liệu quãn trị xí nghiệp của họ. Các cơ quan công quyền hành chánh NN cũng thế. Các nước Âu Mỹ gọi việc tin học hóa vừa qua là CM 3.0 đã xong. Họ có một khối dữ liệu khỗng lồ gọi là Big Data. Còn VN thì đang loay hoay với CM 3.0 chưa đâu vào đâu: vì xí nghiệp không có người biết tin học hoá xí nghiệp, mà cũng không đủ tiền để mua pm ERP để tin học hoá xí nghiệp như OGT đã làm trước 1975.
Còn bên Âu Mỹ, thì thế nào? Khi họ thấy CM 3.0 xong rồi, họ phãi kiếm việc làm kế tiếp để hốt bạc mà họ gọi là CM 4.0, dựa trên những Big Data của CM 3.0. Do đó, nếu ông ThT Nguyễn Xuân Phúc, hay ông Đinh La Thăng bảo VN phải làm CM 4.0 như bên Mỹ mà không có Big Data (của CM 3.0) thì đúng là vô duyên phải không.
Âu Mỹ họ nhân ra những phần mềm tin học làm ra giúp họ tăng hiệu năng xữ lý dữ liệu một phần nào, nhưng con người vẫn còn phải can thiệp vào việc làm của phần mềm. Bây giờ, làm thế nào gọi là tự động hóa công việc của phần mềm. Lấy một thí dụ: làm hóa đơn hiện thời trong module Sales. Thông thường, nhân viên Sale nhận yêu cầu giao hàng, thì họ phải làm một hóa đơn, rồi kho hàng làm động tác giao hàng, rồi quỹ là lo thu tiền và làm kế toán công nợ khách hàng. Người Âu Mỹ tự hỏi sao không bỏ qua sự can thiệp của con người trong từng công đoạn, và họ đã làm như thế. Thí dụ : đặt hàng và làm hóa đơn thì họ giải quyết như sau: khách hàng dùng smartphone đặt hàng thì phần mềm ta phải viết thế nào làm ra hóa đơn, rồi khi khách hàng được yêu cầu thanh toán thì một phần mềm lo việc thanh toán tự động giữa tài khoản ngân hàng và tài khoản khách hàng. Khi việc thanh toán xong, thì phần mềm báo cho kho hàng biết việc phải giao hàng: Uber đươc thông báo phải giao hàng cho khách. Còn khi tiền đã được thanh toán thì phần mềm công nợ khách hàng (CNKH) sẽ cập nhật tình hình CNKH. Nói tóm lại, tới đây là CM 4.0 bắt đầu. Bạn, dân VN, bạn xem thử trong các công đoạn tin học của xí nghiệp phần nào là phần nào CM 3.0 hay không. Nếu có CM 3.0 thì lúc ấy mới nói chuyện CM 4.0.
Thế là một công ty có ý kiến làm cho phần mềm tự động hoạt động dựa trên phát triển của AI (articificial intelligence) và điều quan trọng là không bán ra phần mềm cho ai khác (điểm này rất quan trọng). Đó là Amazone, công ty chuyên bán sách lúc khởi nghiệp). Và với phần mềm này, Amazone đã thâm nhập các ngành nghề khác sử dụng phần mềm đặc biệt của mình. Chính Amazone đã thâm nhập vào thị trường của Wal Mart làm cho Wal Mart phải thu hẹp thị trường. Trong ngân hàng, tình hình cũng tương tự như thế. Một công ty nào đó sẽ tạo một phần mềm ảo tự động xữ lý mọi hoạt động ngân hàng
Cho nên xu hướng bây giờ là làm ra những phần mềm hoạt động ảo dành riêng cho mình không bán cho ai cả, giúp mình tạo những doanh nghiệp hoạt động với nhân viên tối thiểu. Đề viết các chương trình này, các startup Mỹ bây giờ chạy qua VN, Ukraina, và Nga để có những lập trình viên trẽ thay thế lớp lập trình viên quá già ở Mỹ không thích ứng với tình hình mới. Ngoài ra, làm CM 4.0 ở VN cho Mỹ giá rẽ hơn là ở Mỹ.
OGT hy vọng là các bạn đã hiểu ra vấn đề mà cố gắng bắt kịp thời cơ đang có, thay vì ngồi chữi NN.
Có chi sai thì xin cho Ông biết...

Dương Quang Thiện 19/3/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét