Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

CHÚA CÔNG VÀ BINH DÂN

16/2/2016:  Tối

LỜI DẪN NHẬP: OGT đã trích được bài này từ lâu, quên ghi tựa đề và nguồn xuất xứ. Thôi thì BFB xem như là không phải của OGT, và OGT thấy hay hay, nên trích cho BFB đọc cho qua ngày về chầu thượng đế.

CHÚA CÔNG VÀ DÂN BÌNH DÂN, THỮ ĐỐI THOẠI XEM, ĐƯỢC KHÔNG.?

Chúa công lúc nào cũng nên cùng với dân gian, cùng lo, cùng tính tất cả các việc trong nước phòng khi xảy ra biến cố dù hay, dù dở thì họ (thần dân) sẽ không nghĩ tới việc cần thiết phải thay vị đổi ngôi đối với Quân vương”.

Đến đây thì Nicolas Machiavel đã phải thừa nhận rằng, thần dân chứ không phải thuộc hạ mới là người cho phép quân vương duy trì địa vị thống lĩnh của mình.

Ngày nay, giới tinh hoa phân chia nhân loại thành các giai cấp: Tư sản, Công nhân, Nông dân, Trí thức… Cũng có thể, để hạ thấp địa vị Trí thức, người ta coi Trí thức chỉ là một tầng lớp chứ không phải giai cấp. Ngày nay tại nhiều công xưởng khắp thế giới, số kỹ sư nhiều hơn hẳn số thợ lành nghề. 

Thật ra đã đến lúc, sự phân chia giai cấp trở nên không còn hợp lý. Người công nhân ngày nay cần kiến thức chẳng kém gì một cử nhân hay kỹ sư, ngược lại kỹ sư có thể phải đảm đương công việc như một công nhân thực thụ. 

Nền kinh tế tri thức đang hình thành cho thấy đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiên tiến chính là trí thức, chính là những người được đào tạo nghiêm túc từ các cơ sở giáo dục đại học", trên đại học. 

Công nhân, nông dân cũng phải học, cũng phải tiếp thu các kiến thức khoa học nếu không muốn mãi mãi sống kiểu hái lượm trong nhà máy hay trên chính cánh đồng của mình.

Từ góc độ phát triển, sự tập trung dân cư và đô thị hóa mạnh mẽ sẽ dần dần khiến sự phân chia giai cấp kiểu cũ không còn thích hợp, xã hội sẽ đến lúc chỉ còn lại hai tầng lớp, Bình dân và Trưởng giả, và đương nhiên tâm trạng của hai tầng lớp này là khác nhau..
Hy vọng về một xã hội mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được khuyến khích bởi một số triết gia, song nhân loại chưa bao giờ được chứng kiến một xã hội công bằng lý tưởng như vậy.
Tầng lớp Bình dân tất yếu không muốn bị Trưởng giả hà hiếp, còn Trưởng giả thì luôn thèm muốn đè đầu cưỡi cổ Bình dân. Đó sẽ là mâu thuẫn và đó cũng là động lực cho xã hội phát triển.
Không loại trừ sự phát triển sẽ kéo theo tình trạng lộn xộn tại một thời điểm nào đó ở thì tương lai, tuy nhiên đó chỉ là tình trạng nhất thời chứ không phải mạch phát triển chủ đạo của xã hội.

Khi chỉ còn tồn tại Bình dân và Trưởng giả thì Quân vương hoặc là được Trưởng giả hiệp thương đặt vào ngai vàng, hoặc là được giới Bình dân suy tôn.

Một cá nhân có khả năng ban cho các Trưởng giả quanh mình bổng lộc, hoặc bằng cách làm ngơ cho chúng vơ vét, bóp hầu bóp cổ Bình dân có thể sẽ giành thắng lợi nhất thời vì cánh Trưởng giả sẽ hùa nhau đưa người đó trở thành Quân vương.
Tuy vậy, đó lại là con dao hai lưỡi bởi giới Trưởng giả quá hiểu sức mạnh của quân vương từ đâu mà có. 

Thỏa mãn lòng tham không đáy của Trưởng giả, Quân vương phải làm ngơ để họ lộng hành và đương nhiên phải đẩy thiệt hại về phía Bình dân.
Chỉ cần một động thái cỏn con chĩa vào lợi ích Trưởng giả có thể gây nên phản ứng dây chuyền, nhẹ là không vâng lời, nặng là họ kết bè kéo cánh tìm người thay thế.

Nếu được Bình dân bầu chọn lên ngôi vị Quân vương, đương nhiên sẽ được Bình dân lắng nghe, một lời hô, triệu lời hưởng ứng.
Dù thế Quân vương cũng không thể đối nghịch một cách tuyệt đối với Trưởng giả, cũng không thể thể thỏa mãn mọi tham vọng của Trưởng giả, bởi lẽ dân hèn sẽ không chịu để Trưởng giả hà hiếp. 

Ý nguyện của Bình dân, tầng lớp chiếm số đông trong xã hội có thể chưa đạt đến trình độ tiên tiến nhưng chắc chắn là lương thiện. Mong muốn của Bình dân rất đơn giản, như Nicolas Machiavel viết: “”.Bởi vì dân không đòi hỏi gì hơn là đừng có áp chế họ

Dòng sông lịch sử với đôi bờ Trưởng giả và Bình dân, Quân vương như con thuyền giữa dòng, dạt vào bờ Trưởng giả có thể bị sóng phía Bình dân đánh đắm, dạt vào phía Bình dân có nguy cơ mắc cạn.

Muốn đưa con thuyền ra biển lớn, Quân vương phải quả cảm, can trường, phải bằng uy tín và hành động mà khiến thuộc hạ nghe lời, khiến thần dân tin tưởng.
Quân vương nhìn xa thấy rộng còn phải biết lựa chọn tinh hoa trong đám bình dân để bổ sung vào hàng ngũ thuộc hạ, nếu chỉ chọn trong số con cháu, bạn bè đồng hương, đồng khói thì không khỏi kéo theo sự bất mãn của Bình dân. 

Thuộc hạ đông không phải là tốt vì Quân vương không có thời gian để mắt tới tất cả bọn chúng, mặt khác khi Bình dân phải đóng góp quá nhiều nuôi dưỡng bọn này thì đó chính là mầm họa.

Dùng thuộc hạ để duy trì quyền lực cũng như xây lâu đài trên cát, nhưng chỉ dựa vào bình dân chẳng khác nào bịt một bên mắt mà đi bởi tầm nhìn của Bình dân không phải luôn vừa xa, vừa rộng.
Quân vương phải có đủ mưu mẹo, thủ đoạn để trấn áp thuộc hạ láu cá khiến họ sợ hãi mà vâng lời. 

Không vứt bỏ kẻ láu cá nhưng phải luôn để mắt tới, không được để họ lộng hành khiến Bình dân phẫn nộ.

Dùng thuộc hạ để hiện thực hóa ý tưởng, dựa vào thần dân để củng cố ngai vàng, chỉ có vậy quyền uy của Quân vương mới thực sự vững bền. 

Quân vương quy tụ được hai yếu tố: tài năng và đức độ, không run sợ trước nguy nan, biết ban bố sự nghiêm khắc nhưng không tàn bạo, lấy bản thân làm gương cho kẻ quanh mình noi theo thì Quân vương sẽ được thần dân bảo vệ. 

Trên đời này ít Quân vương làm được điều đó nhưng không phải là không có.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét