Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

FB THÁNG 4/2015



25/4/2015: Chiều

NHÂN DỊP 30/4, MỘT VÀI KỸ NIỆM...

Bạn có thấy cái hình ở dưới không? Đây là hình một ông bạn sĩ quan quân lực CH với 2 cô con gái, hình chụp ở Paris, Pháp. Ông ta vừa qua đời ở Mỹ, cách đây một tháng, thọ 93 tuỗi. Ông ta nguyên là sĩ quan chế độ cũ, Phó phòng Trung tâm An bài Điện tữ, ở Tân Sơn Nhất. Năm 1965, khi Thiện Mỗ (TM) về nước, làm việc cho IBM, thì TM làm việc với ông Hạnh này để thành lập trung tâm điện toán IBM quản lý 1 triệu quân sĩ VNCH, mà không nhờ vã đến MACV. Trung tâm của ông Hạnh này là trung tâm quân đội VNCH tuyệt đối không có cố vấn Mỹ MACV. 

Ông Hạnh này có 2 cô con gái (trên hình) học ở trường Marie Curie. Đầu tháng 4/1975, thình lình 2 cô này uống thuốc rầy nâu, may là chuyển xuống kịp nhà thương Grall ở đường Gia Long (nay là Lý tự Trọng) rữa ruột kịp. Khi tĩnh dậy, hỏi hai cô nhỏ vì sao uống thuốc tự tữ. Thì bảo rằng là ở trường CIA truyền rằng VC sắp vào Sai Gon, các nữ sinh học ở các trường quý phái như Gia Long, Trưng Vương, Marie Curie, buộc phải lấy thương phế binh VC làm chồng. Người ta cho cuộn tròn thương phế binh VC vào những tấm chiếu, rồi nữ sinh nhắm mắt mà chọn. Thế là nghe tin đồn do CIA tung ra, thì ai cũng tin là sẽ có thiệt, do dó các cô rũ nhau tự tữ bằng cách uống trừ sâu.

Do đó, tâm lý hỗn loạn một tuần trươc khi VC vào Sai Gon. Nếu ai nghe BBC,hoặc VOA, thì nghe thiếu gì tin sẽ diễn ra một cuộc tắm máu dộc nhất vô nhị ở Sai Gon. CIA hễ hã phao tin là dân miền Nam đã chọn tự do bằng đôi chân, bằng cách nhãy đại lên bất cứ chỗ nào có trực thăng hoặc ghe tàu, miễn là thoát được cái sợ hãi vô hình mà CIA đã gieo rắc.

Cái kỳ lạ là: lần di cư năm 1954-55 từ Bắc vào Nam được tỗ chức đàng hoàng hơn: người giàu đi máy bay, người trung lưu đi xe lữa, dân đạo công giao ở các xứ Bùi Chu Phát Diệm thì di bằng tàu thuỹ ở Hãi Phòng. Nên không cỏ người chết.

Qua 30/4/1975. Lần này, hình như CIA tính sai nước cờ. Khi Ban Mê Thuột rơi rụng, Ngô Quang Trưởng thề sẽ tữ thủ ở Đà Nẵng. Các tướng ở Xuân Lộc, Phước Long cũng thế: thề tữ thủ, tữ thủ đến cùng. CIA tin vào các tướng này, nên kế hoạch di tản không có, chưa đến lúc lên kế hoạch, vì CIA tưởng rằng VC nếu có thắng thì cũng 6-9 tháng nữa, nghĩa là vào cuối 12/1975, đâu có ngờ là 30/4/1975. Do đó vào những ngày này không có tàu thuỹ sẵn sàng chỡ người di tản như trong trường hợp năm 1955, ở miền Bắc tàu đã nằm sẵn ở Hãi Phòng. Do đó, 2, 3 ngày trước 30/4, thiên hạ ở Sài Gòn ùn ùn xuống Bến Bạch Đằng tìm được tàu nào thì cứ nhảy đại lên. Bạn thấy một màn hỗn loạn. Sau đó, người ta dùng mấy cái màn hỗn loạn này để tuyên truyền là dân chúng sợ VC thế nào. Ai cũng muốn đi tìm tự do bằng đôi chân. Kể cả đại sứ Mỹ Martin. Ông ta hốt hoảng rời toà đại sứ chưa kịp xõ quần chạy lên sân thượng để lấy trực thăng thoát khỏi Sai Gon. Chỉ khi vào trong trực thăng đại sứ Martin ta mới bận quần xong. Một tay phóng viên xõ lá vừa kịp ghi hình đại sứ, để rồi sau đó tung hình. Do thiếu tổ chức, nên kỳ này dân vượt biên chết nhiều, do đũ thứ lý do, nhưng cuối cùng thì mọi tội lỗi là do VCCS mà ra. Còn Người Mỹ rất trong trắng trong vụ này.

image.jpeg

****************
24/4/2015: Tối...

TỊ NẠN VÀ ĐỊNH CƯ

"Thằng khôn thì đã vượt biên,
Còn lại trong nước vừa điên vừa khùng.
Thương cho các vị vua Hùng,
Đẻ ra một lũ vừa khùng vừa điên."


Đây là một bài thơ lục bát mà Thiện Mỗ (TM) tìm thấy trong một blog của một nhà khoa học VN nỗi tiếng hiện đang định cư ở Úc.

Bà con là những người chọn ở lại VN, không vươt biên qua Mỹ xin tị nạn, sau 40 năm có cãm thấy mình vừa khùng vừa điên không? 

Chắc các bạn đã nghe nói đến trong tuần qua vụ chìm tàu ở Địa Trung Hãi, miền Nam nước Ý, 800 người chết chỉ còn 28 người sống sót. Phần lớn người chết đến từ Syrie, Somalie, Erythryee, Lybie. Chắc bạn chả bao giờ để ý đến những con người xấu số này: đi tìm nơi có thể sống an bình khi mà nước họ đang sống trong chế độ phi cộng sản, nghĩa là trong chế độ gọi là tư bản "nữa mùa".

Ngày hôm nay, 28 vị lãnh đạo 28 nước châu Âu nhóm họp tại Bruxelles, Bĩ, để bàn giãi quyết vấn đề người tị nạn đến từ châu Phi và Trung Đông. Nếu bà con biết là 25 năm qua, số người tị nạn (kinh tế) từ các nước vừa kễ trên đã lên đến 20 triệu người. Dòng người tị nạn này phần lớn là dân Hồi Giáo. Các nước châu Âu, đang trong vòng suy thoái kinh tế, lại phải nuôi cái "đám báo cô" này theo tiêu chuẫn sống châu Âu. Rồi bây giờ lại thêm cái nạn khũng bố hồi giáo quá khích vừa rồi ở Paris, Pháp, làm cho các lãnh đạo châu Âu lên dây thần kinh.

Bạn thữ làm một cuộc so sánh 700.000 người Việt vượt biên qua Mỹ sau biến cố 30/4/75 và 20 triệu người Phi châu trung Đông vượt địa trung hãi xin tị nạn ở châu Âu, 25 năm qua.

Chắc bạn chả hề quan tâm. Chuyện của thiên hạ mà.

**************

18/4/15: Sáng...

Tới giờ này, anh em SAMIS đã chuyễn ngữ xong 5 chương trên 8 chương tập sách Warnier, chỉ trong 3 tuần lễ. Hy vọng là giữa tháng 5/2015 là xong.
Nhưng Thiện Mỗ tính thêm 3-4 chương nữa cho thích ứng với những thay đổi do lập trình thiên đối tượng đem lại.

****************

9/4/15: Sáng...

Bà con cỏ để ý không: vừa rồi VN ký với Nga là việc thanh toán thương mãi giữa hai nước Việt Nga sẽ bằng nội tệ của hai nước là VN đồng và Rúp. Như vậy khỏi dùng đến đồng đô la Mỹ, chi phí chuyển đổi ngoại tệ sẽ giảm đi, và nhu cầu đô cũng bớt đi. Và hình như bước tới là giữa Nhật và VN. Nhưng giữa VN và TQ thì vừa rồi VN đã từ chối. Sao thế?

******************
8/4/15: Trưa rồi...

Mỹ và EU cấm vận Nga vì chuyện Ukraina, nay được một năm. Những tưởng Nga "sụm bà chè" trong năm nay. Putin liền trã đủa bằng cách tẩy chay không mua đồ nông sản và thực phẩm của châu Âu, trong một năm, và bảo dân Nga thôi chịu khó thắt lưng buộc bụng cố gắng phát triển nông nghiệp, trong 2 năm thì hết cơn bĩ cực, rồi sẽ ca khúc khãi hoàn thời thái lai. Xem ra cái cấm vận của Mỹ và EU thuộc loại pháo xịt. 

Melvedev qua thăm VN, chà phải là thăm suôn: muốn VN học cách làm nông nghiệp Nhật Bản xuất khẩu qua đồ nông sản thay thế nông sản châu Âu, cho châu Âu vỡ mặt theo đuôi Mỹ. Luôn tiện bán cho VN vũ khi đạn dược. 

Để xem Mỹ-EU làm gì trong năm nay, giãi quyết vấn đề Ukraine ra sao. 

Không biết sao mà từ 3 tuần lễ nay, blog của Thiện Mỗ bị dân Việt ở Ukraina vào đọc quá trời, từ số không nhảy vọt lên đứng thứ 4, sau VN, Mỹ, và Đức? Chả hiểu nỗi. TM có viết nhiều bài về Ukraina, chỉ trích Mỹ khá nặng.

****************************
6/4/2015: Tối rồi thì phải.

TRÃ LỜI ANH BẠN EMAIL

Thiện Mỗ (TM) xin lần lượt giãi đáp 2 email mà cậu có nhã ý gởi cho TM.

(1) TM không dám và chưa bao giờ xưng với ai là thầy cả, nên chả có trách nhiệm gì với ai cả. Cho nên câu nhắc nhỡ: "Bác là thầy mà như vậy thì dân đen bọn cháu biết  thế nào mà lần" không có hiệu lực. Quan điểm của TM là tự trau dồi kiến thức theo kiểu : đắc nhân tâm của Dale Carnegie. Còn nếu có cơ hội viết sách cho người ta đọc, thì phải viết thế nào cho người ta hiểu, người ta thực hành, tránh kiểu sách Mì Ăn Liền. Từ 1989, ông bắt đầu viết sách phổ biến vi tính, tin học trong chiều hướng giúp người ta trau dồi kiến thức. Ông viết 3 serie sách từ 1989 đến 2007. Từ 2007-2012, bà đầm ông ngã bệnh rồi qua đời, nên ông dành 5 năm săn sóc bà và ngưng viết. Mãi cho đến 2014, ông mới bắt đầu lại. 

(2) Trong 3 serie sách, thì nhóm thứ 3, chì còn thiếu UML, Database, và phân tích thiết kế OOP thì ông đã viết và biên tập xong 3 quyển sách này, thì bà đầm ông ngã bệnh. Ông không có tâm trí và tiền bạc nào để lo xuất bản 3 tập sách này. Vã lại, vào năm 2008, cty FAHASA, nơi ông giao sách phát hành, có triệu chứng in sách lậu của ông, nên doanh thu trở nên âm, do đó ông thu hồi lại sách đã in, và quyết định sẽ phát hành 3 tập chót theo dạng ebook. Nói tóm lại, ông viết sách theo kế hoạch của ông, khg nghe theo khuyên bảo của ai hết kiểu "đẽo cày giữa đường", hay bõ nữa chừng kiểu "bán đồ nhi phế". 

(3) Ở Mỹ hoặc ở châu Âu, người ta viết sách tin học, cũng chỉ là phố biến cấu trúc của ngôn ngữ lập trình, cú pháp, v.v.. Với những thí dụ nho nhỏ giúp chứng minh các công năng của ngôn ngữ lập trình. Thế thôi. Còn việc ứng dụng ngôn ngữ vào thực tế quản lý của xí nghiệp là tuỳ nghi ứng dụng của xỉ nghiệp. Ơ các xí nghiệp Mỹ ng ta có system Engineer lo việc ứng dụng, vì ngành nghề áp dụng tin học rất rộng lớn, không thể nào viết sách dạy ứng dụng, Ở VN không có loại kỹ sư hệ thống này. Xin đi hỏi các dại học và bộ GD vì sao như thế. Do đó, sách ở Mỹ cũng như ở châu Âu, bạn thữ tìm ra một quyển ứng dụng C# vào ERP, thì bạn sẽ như mò kim đáy bễ. Do đó, câu nói của cậu: "Rốt cuộc ứng dụng tin học vào quản lý xí nghiệp vẫn mèo lại hoàn mèo, bết bát.", là một câu than thở vô căn cứ vì có biết áp dụng đâu mà trách. Tuy nhiên, có 3 trường hợp mà nhóm SAMIS đã áp dụng Ngôn ngữ FoxPro cho quản lý xí nghiệp từ hơn 20 năm nay, đã thành công và đang chạy: (A) tại  cty SABECO, trước đây là cty BGI của Pháp do TM thành lập phòng điện toán năm 1969;  (b) nhà máy thuốc lá Saigon; (3) cải cách hành chánh huyện Bình Chanh. 

(4)  Ba công ty thành công vừa kể trên sở dĩ thành công, là vì TM đã cho áp dụng phương phap
Warnier. Ở Mỹ pp này mang tên Warnier-Orr. TM đã biết pp này năm 1972. Nếu những ai sữ dụng Ngôn ngữ RPG của IBM thì khỏi dùng pp Warnier, vì IBM đã có một logic flowchart (lưu đồ lô gic). Nhưng khi TM sữ dụng FoxPro, thì buộc lòng áp dụng pp Warnier, vi pp này có những định luật xây dựng một chương trình, cho ra một flowchart logic (FL) như bên IBM. Nói tóm lại, pp Warnier cho phép tạo một FL, đồng thời cho ra một đoạn mã chương trình dc goi là pseudo-code. Tư pseudo code ta chuyễn ngữ ra loại ngôn ngữ ta muon sữ dụng. Vào năm 1992, TM đã viết ra pp Warnier dược chuyễn ngữ theo ngôn ngữ thời ấy là dBase/FoxBase, bây giờ gọi là FoxPro. Sách được phát hành theo dạng Lưu Hành Nội Bộ, chỉ phát cho sinh viên SAMIS, không bán ra ngoài. Năm 1996, SAMIS giãi tán, sau 7 năm hoạt động, đào tạo được. 370 sinh viên tin học FoxPro. Và bộ sách Warnier cũng đi vào quên lãng.

(5) Tháng 5/2012, bà đầm người Thuỵ Sĩ của tôi qua đời. Mãi tới tháng 11/2013, TM mới ngọai nguôi trước sự ra đi của người thân, và bắt đẩu nghí đến dự án ERP. Dự án này TM đã trinh bày trong Dương Quang Thiện blog, tới nay số lươt vào xem gần 900 lần.  Đầu tháng 11/2013, có một nhóm 3 giãng viên tin học (1 TS, 1ThS, 1 KS) xin tham gia làm dự án. TM đồng y xây dựng dự án sữ dụng ngôn ngữ Access 2013. Vì TM muốn nhắm tới các xí nghiệp vừa và nhỏ, nên chọn Access để dễ làm việc. Người sữ dụng không cần phải học nhiều. Các vị giãng viên này vẫn được nhận thù lao như theo trên thị trường. Họ làm việc 5 ngày/tuần, 3h30 mỗi ngày tại nhà riêng của TM. TM giao viết module Sales. Sau 7 tháng làm lại 3 lần vẫn không thành công, trong khi ấy các cậu này nói là đã làm hết sức. TM đành cho ngưng chấp nhận "đứt gánh giữa đàng" và mất toi 105 triệu tiền lương 7 tháng. Và còn bị cho là đánh giá sai tài năng của người ta. Hồi làm cho IBM TM chỉ mất 1 tháng cho module Sales, với ngôn ngữ RPG. Còn bây giờ sau 7 tháng, 3 người, nghĩa là 21 tháng / ltv, mà không xong. 

(6) TM dem công trình của nhóm 3 giảng viên cho 5 người khác xem, cũng toàn là giãng viên, sau 6 tháng không ai trã lời vì sao công trình không chạy, và vì sao họ không sữa được. TM phải mất 4 tháng để tìm ra nguyên nhân và đi đến cái kết luận kinh khủng: GIÃNG VIÊN TIN HỌC KHÔNG BIẾT VIẾT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, CHO DÙ ĐÃ ĐƯỢC PHÂN TÍCH RÕ RÀNG. Như vậy, thì sinh viên tin học cũng không biết viết chương trình là lẽ đương nhiên. Bây giờ, TM phải làm gì ông bạn. Làm sao giải cái mớ mà cậu gọi là mớ bòng bong. Thật ra chả có bòng bong gì cả. Đó là đường dây lô gic phải đi qua để mà giãi thôi.

(7) Vì phát hiện ra giãng viên không biết giãi bài toán tin học vì xem ra chã ai dạy họ cả, hoặc họ nhác không chịu tìm tòi xem vì sao mình không giãi dược bài toán. Năm 1986, khi TM đi tu nghiệp tin học lần chót ở IBM FRANCE, TM đã bỏ ra 10.000 đô để nhập cái máy vi tỉnh của Olivetti, Y, với pm dBase. Và là máy vi tính đầu tiên ở VN. Lúc ấy TM đã bắt đầu nghiên cứu pp Warnier ap dung cho dBase. Bây giờ dBase được Microsoft mua lại đổi thành FoxPro. Vì ap dung pp Warnier qua dễ dàng với FoxPro, nên TM không để ý đến việc chuyễn ngữ qua C# như anh bạn đặt câu hỏi. Bây giờ, thì đã rõ là kỹ sư tin học VN không biết viết chương trình. Do vậy, TM đã eureka là đã tìm chỗ tịt ngòi: họ không được dạy pp Warnier. Rồi khi một VK IT viết cho TM là ở Mỹ những ltv COBOL sữ dụng rất nhiều pp WARNIER. Thế là TM cảm thấy mình không sai.

(8) TM đi tìm quyển sách cũ trong thư việ ở nhà. Không có. Hỏi lại mấy ông giãng viên SAMIS củ. Ai cũng bảo là mất tiêu rồi. Cho ai mươn mất tiêu rồi. May là gọi cho thằng học trò cũ, nó còn giữ, giấy vàng ỏ, muốn vở vụn. Thế là TM cho photo, trả lại nguyên bản cho cậu học trò, và bắt đầu khõ lại. Khõ tới đâu, thì cứ trách mình sao không nghĩ sớm hơn, và sao mà trước đây mình nghĩ ra những bài toán quản lý hay như thế. Phải mất đúng 30 ngày khõ vào 200 trang liền tù tì. Bây giờ tìm người chuyễn ngữ ra VB. Access, C# và Java. Chỉ có mấy ông giãng viên cũ SAMIS là sẵn sàng và có kinh nghiệm. Anh Chuong lo VB và Access, anh Giao lo Java. Chĩ có C# là hơi trục trặc. Lúc đầu cô Loan, SaTra, chịu nhận chuyễn ngữ C#. Nhưng sau chị xin rút lui vì chi cho C# là object language. TM thấy vô lý,nên nhờ anh Thành. Anh Thảnh OK và đa giao nộp bài mà chi Loan chê khg viết dược. Thế là ổn. Chả còn bòng bong gì hết trọi.

Hy vọng là trong 2 tháng là xong, và pp Warnier sẽ biến thành Ebook, do nhà sách TT lo. 


**************
Bác Thiện,
 
Lần trước trên FB bác có hỏi cháu là ai thì FB lại khóa tài khoản của cháu hơn 10 ngày cháu mới phục hồi lại được. Khi quay lại thì cháu không còn trong danh sách friend của bác nữa. Cháu cũng không thích dùng FB.
 
Nếu có trả lời thì cháu cũng chỉ nói lại: Cháu là một độc giả các sách của bác. Những thông tin mà cháu trao đổi với bác về Lê Trường Tùng v.v cháu chỉ biết là do Google mà thôi.
 
Cháu e rằng bác mới là người thiếu minh bạch. Tại sao cháu lại liên lạc với bác vì cháu mua mấy quyển sách bác viết mà không thể hiểu nổi là bao giờ mới viết được một hệ thống thông tin nho nhỏ để quản lý xí nghiệp. Bác có ra 8 quyển về C#. Cháu mua một quyển nhưng không mua 7 cuốn kia vì chưa thấy ứng dụng đâu. Cháu mua trọn bộ ERP, hí hửng đọc nhưng không biết thi công ra làm sao? Cháu cứ mong sách về UML và thiết kế database rồi thì lại biết bác thay bằng sách về Access rồi lại biết tin bác đang soạn sách thi công ERP bằng Access. Lại chờ tiếp... Nay lại biết tin bác đả kích UML, OOP,bỏ Access quay lại vời phương pháp gì đó của Warnier. Rồi lại chuyển ngữ tranh cãi tùng phèo. Nói chung là rối bòng bong, chả có phương hướng gì cả. Có chắc là phương pháp của Warnier thành công? Bác cũng chẳng công khai, minh bạch lại sử dụng người Samis cũ. Đúng là đẽo cày giữa đường.
 
Bác là thầy mà như vậy thì dân đen bọn chá biết  thế nào mà lần. Rốt cuộc ứng dụng tin học vào quản lý xí nghiệp vẫn mèo lại hoàn mèo, bết bát.
 
Kết luận: Bác mới là người thiếu minh bạch, đẽo cày giữa đường. Tại sao bác không dùng phương pháp Warnier từ hồi viết sách C#?
 
Trầm Tư
 
Nếu có thể, cháu phải kiện bác vì làm mất thời gian và hy vọng của cháu,


************

Bác Thiện,
 
Người ta công nghiệp hóa một đất nước không phải bằng cách xây dựng các nhà máy mà là tạo ra những thị trường. Vấn đề nào cũng có hai mặt: cung và cầu. Phẩm chất của các kỹ sư tin học rất kém có nhiều nguyên nhân nhưng cũng chỉ là phía cung. Còn về phía cầu thì sao? Tin học hóa thành công cần tới sự minh bạch. Cháu nghĩ ông Nguyễn Tấn Dũng và nhiều người trong chính quyền không muốn khai thuế trên máy tính như ông François Hollande ở Pháp đâu. Tham nhũng thành công thì phải mờ ám chứ. Nếu Việt Nam tin học hóa thành công việc quản lý nhà nước và dịch vụ công thì tham nhũng sẽ giảm thiểu hay là ngược lại? Vấn đề con gà và quả trứng? Đề án 112 thất bại không phải chỉ vì năng lực của kỹ sư tin học mà còn vì từ đầu người ta đã không muốn thành công.
 
Đối tượng cần tin học hóa nhất ở VN nếu có là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ để có thể cạnh tranh hiệu quả khi thị trường ngày một mở toang. Doanh nghiệp lớn FDI hay quốc doanh, liên doanh cháu nghĩ họ có đủ tiền để mua trọn bộ ERP của Oracle hay SAP.
 
Thẳng thắn mà nói thì hiện giờ đào tạo tin học ở VN không thu hút được người tài, cả người dạy lẫn người học.
 
Tin học hóa thành công thì nâng cao phẩm chất của kỹ sư tin học chưa đủ mặc dù là yếu tố rất cần.
 
Trầm Tư,
 
*****************************
5/4/2015: Chúa Nhật sáng...

CÁC NƯỚC BỊ CHIA CẮT TRONG CHIẾN TRANH LẠNH, GIỜ NÀY RA SAO RỒI....?

Chắc bạn đã biết sau thế chiến thứ hai, là chiến tranh lạnh giữa khối TB (Mỹ) và CS (Liên Xô) làm cho 5 nước bị chia cắt: (1) Cuba với phần lãnh thổ Guantanamo bị Mỹ chiếm đóng; (2) Bắc Việt CS với Nam VN theo TB; (3) Bắc Triều Tiên CS với Hàn Quốc theo TB; (4) Đông Đức theo CS với Tây Đức theo TB; (5) TQ Đại Lục theo CS với Đài Loan theo TB. 

Trong 5 nước này, chỉ còn 3 bị chia cắt, còn 2 nước là Đức và VN mới được đoàn tụ lại, VN sau 30/4/1975, Đức ngày 9/11/1989. Trong 2 nước Đức và VN, thì Đức "bất chiến tự nhiên thành" được hợp nhất không mất một sinh mạng, một giọt máu, còn VN thì phải 30 năm (1945-75) thư hùng với hai thế lực TB hùng mạnh Pháp và Mỹ, với bao nhiêu mất mát đau thương của cả một thế hệ mới có được thống nhất. Theo thống kê các cuộc chiến trong thế kỷ 20, thì thời gian một cuộc chiến kéo dài từ 4 năm đến 10 năm, nhưng VN phãi mất 30 năm, một thế hệ vàng mới có được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và tự do.

Ba nước còn lại là: Cuba, Bắc Triều Tiên và Đài Loan. Cuba, thì từ đầu năm 2015, Mỹ đã loan báo là sẽ bỏ cấm vận đối với Cuba, và hy vọng là cuối năm nay, toà đại sứ Mỹ sẽ mỡ cữa ở Havana. Nhưng việc Cuba đòi lại Guantanamo mà Mỹ chiếm đóng bất hợp pháp từ hơn 50 năm nay, thì Mỹ bảo đừng có hòng. Đúng là miệng lưỡi dân giàu lắm quyền. Thôi xem như Cuba trở về đời thường thế giới. Chắc là Fidel Castro đang chuẫn bị về gặp Chúa.

Còn Bắc Triều Tiên và Đài Loan thì sao? Xem ra hai anh chàng này không muốn châu về hiệp phố với Hàn Quốc và Trung Quốc. Họ rất bằng lòng với hiện tại. Anh Hàn Quốc giờ đây sung sướng giàu có thì dại gì đi ôm cái cục nợ đói nghèo của Bắc Triều tiên. Mà ông chủ Bắc Triều Tiên, Kim young un, quen thói gia đình trị thì dại gì chọn dân chủ kiểu Hàn quốc. Còn ông Đài Loan, trung hoa dân quốc, sống sung túc đâu có thiếu thốn gì mà phải hợp nhất với lục địa TQ sống Gò bó. Còn ông TQ, thì lâu lâu nỗ sung ở Kim Môn Mã Tố cũng vơi dần. Hình như cũng không mặn mà đỏi Đài Loan sáp nhập. Mọi việc đều tốt, trong cái thế giới hỗn loạn ở Trung Đông do ông Cả Đỏ Cao Bồi đang quậy tưng bừng với IS, cặp đôi hoàn Hảo.


********************

3/4/2015: tối mịt...

Bài viết dưới đây, TM viết cách đây một năm, chưa xong, cho nó nằm xó bếp, nhân đọc một bài báo của bs Sơn trên VietNamNet. Bác sĩ này chuyên về thần kinh nỗi tiếng ở BV Y Dược Tp HCM. Thành thật xin lói bà con: một bài viết chưa xong giống như ổ bánh ga tô nưởng chưa chín. Bà con tạm thời dùng qua, trong thời buổi cái chi cũng thiếu thốn. Ngàn lần xin lỗi bà con.

CHUYỆN BÁC SĨ 

Như bạn đã thấy: BS Sơn bảo ở Mỹ lương hằng năm 55.000 đô, còn ở VN chỉ có 2.000 đô, để rồi từ đó bảo lương bác sĩ ở VN rẽ như bèo, chỉ bằng 1/27. Nhưng bác sĩ Mỹ thì ở Mỹ, còn bác sĩ VN thì ở VN, như vậy hỏi mức sống ở Mỹ có khác với VN không. Lẽ dĩ nhiên là không bằng nhau, do vậy con số 1/27 phải được chỉnh lại, lúc ấy mới có thể so sánh một cách công bằng. Bạn nào thử tìm một hệ số điều chỉnh kể trên. 

Nhưng trong thực tế, ở Mỹ lương bác sĩ công vào khoảng 200.000-300.000 đô/năm, còn bác sĩ tư thu nhập vào khoảng 300.000-400.000 đô/năm, do đó con số 55.000 mà BS Sơn đưa ra có lẽ là GDP của Mỹ năm 2013. Còn con số 2.000 đô/năm đối với BS Việt theo chúng tôi cũng là GDP của VN năm 2013. Trong thực tế, BS Việt thu nhập vào khoảng 80 triệu DVN/tháng (thu nhập ở bệnh viện công và phòng mạch bên ngoài) nghĩa là 1 tỹ DVN/năm nghĩa là vào khoảng 50.000 đô/năm, cho nên trong thực tế tỹ lệ giữa VN:Mỹ là (50k:400k) nghĩa là 1:8 chứ không phải 1:27 như theo BS Sơn. (Cái kỳ lạ là Thiện Mỗ -TM cũng tìm ra cái thước đo tỹ lệ cách biệt giữa mức sống ở VN so với nước phát triển như Mỹ chẵng hạn. TM tìm thấy 1:8).

Ngoài ra, thu nhập 300.000-400.000 đô/năm kể trên là thu nhập của BS giãi phẫu, gây mê, chứ BS khám bệnh thông thường (medecin general) thì thu nhập vào khoảng 160.000 đô/năm, nghĩa là 20.000đô/năm, (theo thước đo 1:8), nghĩa là gần 40 triệu/tháng ở VN. Nếu bạn đi hỏi bạn bè BS thì chắc là con số ấy không xê xích chi bao nhiêu, và từ đó dựa trên mức sống của mỗi xã hội, BS VN thu nhập không thua thu nhập của BS Mỹ hay BS các nước khác. Thành thử, con số BS Sơn đưa ra là con số ảo tưởng. 

Điểm 2: Trong một xã hội, bất kỳ là TB hay CS, thì mức sống của mỗi giai cấp xã hội phải phù hợp với môi trường sống của xã hội đó. Nếu một ngành nghề nào đó khan hiếm, thì người ta sẽ tranh dành "món hàng hiếm" bằng cách trả lương ngất ngưỡng một cách quá lố, gây ra cơn sốt, và người ta gọi cơn sốt này là lạm phát. Mà bạn cũng đã biết là không NN nào chịu có lạm phát. Và vì lạm phát, lương được treo giá cao, nên người ta có ảo tưởng là ngành của mình là nghề cao quí hơn các ngành khác. Ở các nước TB, nhất là ở Mỹ, những ngành nào liên quan đến y tế là lương được coi như phải cao: như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ. Còn một ngành ở Mỹ cũng đã được trã lương rất cao, đó là ngành CNTT (IT). Tuy nhiên, ở châu Âu, phần lớn người ta theo  ít nhiều XHCN, nên người ta kìm hảm mức lương của giới y, để tránh sự cách biệt giàu nghèo quá cao. Ở Mỹ, vẫn còn thuộc loại TB sauvage, nên ở New York cách biệt giàu nghèo đã là 40%, còn ở châu Âu, chưa tới 20%. Để kết luận điểm này, giới bác sĩ ở VN ảo tưởng là mình phải có một lương cao hơn thiên hạ, hơn các ngành nghề khác.

Điểm 3: người ta bảo học bác sĩ cực lắm, trầy vi tróc vãy. Phải học đến những 7 năm, trong khi các ngành nghề khác chĩ mất 3-4 năm. Tóm lược, học cực thêm lại lâu, nên người ta bảo phải đầu tư cao. Và như thế phải "khấu hao" cao và nhanh. Lô gic. Nhưng khi nhìn kỹ, sở dĩ phải mất nhiều thời giờ học là vì có quá nhiều chi tiết trên cơ thể, ruột gan phổi phèo của con người mà bác sĩ phải nhớ, phải học thuộc lòng. Rồi các bệnh tình phải nhớ kỹ những triệu chứng, cách chữa trị, loại thuốc nào phải kê ra. Có nhiều triệu chứng, sốt chẵng hạn, liên quan đến nhiều bệnh lý, do đó bác sĩ nhiều kinh nghiệm, giỏi chẫn đoán, là do gặp nhiều trường hợp, biết mối tương quan giữa các triệu chứng để lần ra đúng bệnh. Bây giờ, thì có nhiều máy móc hỗ trợ, bác sĩ phãi biết cách đọc các kết quả xét nghiệm, nói tóm lại phải có trí nhớ tốt. Chớ bác sĩ bình thường chả có phát minh ra chi mới để phải đề cao vai trò của bác sĩ. Cũng như các nhà toán học, toàn là học thuộc lòng các công thức giống mấy bác sĩ. Thời đại số học bây giờ, người ta phân tích cách làm của bác sĩ, rồi viết ra phần mềm. Một cô y tá bình thường, chỉ cần hỏi bệnh nhân đau ở đâu, triệu chứng ban đầu ra sao, y tá khõ vào vài keyword, rồi phần mềm đưa ra một câu hỏi kế tiếp, bệnh nhân trả lời, y tá khõ tiếp keyword, rồi cứ thế phần mềm sẽ đưa ra chẫn đoán sơ bộ. Do đó, công việc chẫn đoán rất tĩ mĩ, bác sĩ sẽ được giãm công việc. Khi bệnh nhân đến trước bác sĩ, thì bản chẫn đoán sơ bộ đã có, bác sĩ phải tự quyết định dựa trên chẫn đoán sơ bộ, mà làm quyết định cuối cùng. Sự tương tác giữa phần mềm máy tính và bác sĩ là phương pháp hiện đại bây giờ. Và tin học cho phép theo dõi việc chữa bệnh của bệnh nhân ở nhà, để phản hồi sự chẫn đoản của bác sĩ/phần mềm, ra sao, và giám đốc có thể biết ông bác sĩ của mình lảm ăn ra sao. Những điều TM nói ra ở đây, thì ở Pháp người ta làm đã lâu rồi. 

Điểm 4: tại sao ở Mỹ lương cao hơn lương bác sĩ ở Pháp. Tại sao ở Pháp ít cỏ bệnh viện tư so với bệnh công? Tại sao, các quan chức lớn ở Pháp (tổng thống, thủ tướng)  không có bệnh viện riêng cho họ. Trước đây ở Paris có bệnh viện quân y Val de Grace, có vài giường dành cho TT và ThT nay sắp dẹp. Các quan lớn giống như bình dân. Chỉ có thêm là an ninh trong khi ông lớn bệnh. Tại sao, ở Pháp dân chúng nghèo giàu chi cũng được BHXH 100%, còn ở Mỹ chĩ 60% dân giàu được mua BHYT ở ngân hàng, cỏn dân nghèo 40% không có BHYT. Bill Clinton cũng như Obama chật vật cho biểu quyết luật BHYT cho số 40% dân nghèo (chương trình Obamacare) mà không thành công? Không biết bao nhiêu là câu hỏi. Câu chuyện là sau thế chiến thứ 2, mặc dù Mỹ và Pháp nói là thuộc khối TB, nhưng Pháp qua nhiều đợt thay đổi lãnh đạo lần hồi chọn con đường XHCN (một biến thể của CSCN), còn Mỹ thì kiên trì theo CNTB chống CS một cách cương quyết. Do đó, Pháp chọn:

(1) phát triển giáo dục toàn dân miễn phí cho đến thi tú tài 2 (gọi là baccalaureat, gọi tắt là bac). Trường tư thục rất nhỏ, phần lớn là trường đạo công giáo, nhà giàu. Hệ thống đại học phần lớn công lập, với chi phí đăng ký học rất thấp, vào khoảng 1.000 đô/năm. Pháp cỏ hệ thống ký túc xá, và căng tin rẽ tiền, nên chi phí ăn học đại học rất thấp, vào khoãng 10.000 usd/năm. Do đỏ rất ít sinh viên nghèo vay tiền ngân hàng đi học, khác với Mỹ. Ngoài ra, Pháp có cả một hệ thống trường dạy nghề miễn phí dành cho những người trẽ không thi đổ bac, hoặc không đủ sức học đại học, và một tổ chức được gọi là CNRS (Centre National de Recherche Scientifique - Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học) là nơi đào tạo tiến sĩ chuyên nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho phát triển (R/D). 


*****************

3/4/2015: Trưa

WARNIER: MỘT CHÚT TRỤC TRẶC, NHƯ THƯỜNG TÌNH

Cách đây mấy ngày, chị Thanh Loan đồng ý giúp một tay chuyễn ngữ phương pháp Warnier theo C#. Thế mà ngày hôm qua, chị xin rút lui khỏi dự án, lý do theo chị C# là ngôn ngữ thiên đối tượng, còn pp Warnier là theo thủ tục, nên cô Loan cho là bất tương thích. Nói theo Shakespeare là object or not object. TM đành nhờ một cựu chiến binh IT của SAMIS là anh Vỏ văn Thành thay thế. Hú hồn là anh Thành không sữ dụng đến những reporting tool như cô Loan để làm việc này. Cô Loan bảo rằng, vì là lập trình thiên đối tượng, cô ta sử dụng công cụ ReportViewer để tạo báo cáo, nên không biết dùng lệnh nào trong C# để xuất báo cáo ra màn hình hay ra file Text. Nó giống như, hồi xưa anh thợ mộc làm một cái bàn, anh ta biết cưa, biết bào, biết làm mộng. Còn bây giờ, người ta dùng máy bào, máy cưa, v.v. một cách tự dộng thế là quên tất cả các động tác làm bằng tay. 
Sao, bạn thấy thế nào? Có nên tiếp tục hay không? That is the question!!!

*****************
1/4/2015: Trưa

CHUYỆN LẠ IT VIỆT NAM

Hơn một tuần, một vài anh chị em SAMIS bỏ sức ra chuyễn ngữ phương Pháp Warnier. 

Có một cậu sinh viên IT của DH KH tự nhiên sắp ra trường trong tháng tới, nghĩa là sau 4 năm dùi mài IT. Cậu ta xin tham gia chuyễn ngữ, theo Java. TM đồng ý, và cho cậu ta thữ sức xem. TM đưa cho cậu ta Chương 2 với bài toán : in ra danh sách nhân viên của phòng lao động tiền lương. Dữ liệu gồm Mã số, tên họ, chức vụ, ngày vào xí nghiệp và mức lương cơ bản. Trong tập tin có bao nhiêu record thì cứ in ra bấy nhiêu. Danh sách không in tiêu đề  (header) không đem sang khi sang trang. 

Sau 10 ngày, TM hỏi cậu ta, bài toán giãi tới đâu rồi. Cậu ta trã lời: dạ con đọc đề bài rồi. Nhưng con chưa biết tính giãi sao đây. Con đang suy tính.

Cách đây 50 năm, tôi làm việc cho IBM, và tôi tự đào tạo lấy lập trình viên ngôn ngữ RPG cho các cơ quan xí nghiệp miền Nam. Bài toán vừa kể trên, học sinh của tôi, trong mấy ngày đầu lớp học chỉ cần 15 phút là giải xong bài toán theo RPG. Còn bây giờ, sau 4 năm dùi mài IT, mà bài toán như thế, dân IT ngày nay 10 ngày giãi chưa xong. Thiệt là kỳ lạ.

Bên Pháp, bắt đầu từ ngày hôm nay, 1/4, tất cã mọi người có ăn lương, kể cả tổng thống, bộ trưởng, phải lên mạng kê khai thu nhập để tính thuế. Điều đặc biệt là người đối diện với bạn trong việc tính thuế là phần mềm máy tính, chứ không phải là nhân viên thuế. Phần mềm máy tính sẽ đặt câu hỏi, và bạn phãi trà lời. Số liệu bạn đưa ra, máy tính sẽ đối chiếu với số liệu của máy tính. Nếu dúng, thì đi tiếp, nếu không đúng thì máy tính yêu cầu bạn ghi ra chi tiết. Mày tính sẽ đối chiếu từng chi tiết một với số của máy tính. Nếu có sai biệt mà bạn cho là bạn đúng, thì lúc ấy máy tính mới yêu cầu nhân viên thuế vụ lo hồ sơ của bạn xem xét, trả lời cho máy tính đế đi tiếp. Do đó, 99% công việc là do máy tính làm hết. Nhân viên thuế chỉ can thiệp, khi giữa bạn và máy tính bất đồng. 

Bạn thấy không, ng ta sữ dụng máy tính như thế đấy. Hãi quan cũng thế. Bảo hiểm y tế cũng như thế. Bây giờ, thấy mà buồn, dân IT của mình sau 4 năm dùi mài sách vở, mà viết một thí dụ dễ ẹt mà 10 ngày không xong.

********************

25/2/2015 : Sáng

LƯU ĐỒ RPG CỦA IBM VÀ PHƯƠNG PHÁP WARNIER

Hình như người ta chưa vào công việc, sau một kỳ nghĩ Tết dài ngày kinh khủng. Khi người ta bảo năng xuất lao động của VN chỉ bằng 1/15 so với Singapore thì giãy nãy bảo là vì cái chính phủ CS này cả.

Ba tuần vừa qua, Thiện Mỗ (TM) lợi dụng không khí Tết nên cũng nghỉ xã hơi không làm gì cả. Nói thế, chứ đầu óc TM vẫn cứ bị ám ảnh bởi cái vụ "ERP, nữa đường đứt gánh" của TM. 7 tháng trời mà 3 giãng viên tin học không làm nổi module Sales của ERP. Tại sao?  Câu trã lời giãi đáp vẫn chưa có. Trong khi ấy, TM suy nghĩ: ở Mỹ, TM có 6 đứa cháu, hai người quen có 3 đứa con trai, tổng cộng 9 đứa học tin học, ra trường có ngay việc làm tại các công ty tin học lớn như IBM, Google, Sun, v.v.. Còn ở VN, TM cũng có từng nớ cháu và con người quen học tin học ở Bách Khoa (SG và HN) và KHTN ra, không đứa nào làm tin học cả. Bỏ đi làm nghề khác: Sales, làm chả mực, v.v.. Tại sao thế? Xem lại chương trình học bên Mỹ và tại VN, thì đâu có khác xa chi lắm. Thế tại sao ở Mỹ, người ta kiếm được việc làm, còn ở VN có chỗ nhưng vào làm không được, tại sao, tại sao?  Đó là câu hỏi mà TM đặt ra trong mấy tháng vừa qua. 

Năm 1989, TM thôi việc tại công ty Rượu Bia (BGI củ của Pháp), rồi ra mở một trung tâm đào tạo tin học mang tên là SAMIS. Từ 1990 đến 1996. Chuyên đào tạo lập trình viên về dBase, rồi FoxPro dùng trên các máy vi tính. Khoá học chỉ kéo dài 6 tháng. Trong khoảng thời gian ngắn ngũi 7 năm SAMIS cũng đã đào tạo được khoảng 300 người. Cái điều kỳ lạ, là những người được SAMIS đào tạo đều kiếm được công ăn việc làm trong ngành tin học. Có một cậu bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy đã theo học khoá lập trình SAMIS. Sau khi học xong, cậu ta xin định cư tại Pháp, ở Marseille. Cái bằng bác sĩ thì không dùng được ở Pháp, còn cái bằng lập trình của SAMIS thì lại được. Vì thời ấy, trình độ dạy lập trình của SAMIS không thua gì so với Pháp. Do đó, cậu cựu bác sĩ mới có thể kiếm việc dễ dàng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao, SAMIS chỉ trong thời gian 6 tháng có thể cho ra lập trình viên làm việc được, còn kỹ sư tin học do các đại học VN đào tạo trong 4 năm trời lại không làm được việc, bỏ nghề như TM đã kể trên. Câu hỏi vẫn chưa có trả lời. 

28 Tết vừa rồi, TM làm vệ sinh cái bàn giấy làm việc của TM. Thì tìm thấy tập tài liệu về bản lưu đồ (flowchart) của ngôn ngữ RPG của IBM. TM có cãm tưởng như tìm thấy được vàng. TM đã dạy lập trình ngôn ngữ RPG cho hệ thống máy IBM 360/370 vào những năm 1966-1969 tại Sài Gòn, dựa trên lưu đồ này. Hình như đây là tài liệu duy nhất TM đem theo về khi rời khỏi IBM. Bây giờ, TM nhớ lại là trong thời kỳ dạy lập trình ở SAMIS, TM đã yêu cầu giãng viên FoxPro giảng bài theo tinh thần lưu đồ của IBM. Ngoài ra, TM cũng đã đưa phương pháp WARNIER vào  học trình, vì phương pháp này cũng gần giống lưu đồ RPG của IBM. Bây giờ, mới ló ra câu trả lời cho thắc mắc của TM. Chính do việc dạy lưu đồ RPG, đươc lược giản và phương pháp Warnier nên SAMIS mới có thể cho ra những lập trình viên làm việc được. Do đó, bạn có thể suy ra là tại sao kỹ sư tin học VN do đại học VN đào tạo ra không xài được.

Vấn đề đặt ra, là các ngôn ngữ C#, Java, Python, Access, v.v.. phải làm thế nào tạo ra một lưu đồ riêng cho từng ngôn ngữ để giãi quyết các vấn đề quản trị xí nghiệp ERP. 

Do đỏ, TM đang chuyển hướng: nghiên cứu áp dụng lưu đồ RPG và phương pháp Warnier cho ngôn ngữ Access 2013. Nếu thành công thì mới nói chuyện ERP. 

Thôi, hãy đợi đấy...


******************

24/2/2015: Trưa

SUY NGHĨ VỀ: MUÔN NĂM HAY KHÔNG MUÔN NĂM

Không biết các bạn có thuộc sữ không? Thiện mỗ, hồi nhỏ ở Nha Trang, ở bậc tiểu học, trung học bị thực dân Pháp cấm học sữ địa VN, mà phải học sữ địa Pháp. Thiện mỗ phải học: "Nos ancêtres sont des Gaulois", nghĩa là "tổ tiên chúng tôi là dân Gô Loa". Ba má Thiện Mỗ, không muốn con cái con rồng cháu tiên này trở thành mất gốc, vong quốc trên đất của mình, nên đã mua sách sữ của Trần Trọng Kim bắt anh em Thiện mỗ, mỗi ngày vài trang, đọc theo kiểu một quyển truyện tàu. Không cần nhớ kỷ ngày tháng năm, mà chỉ tìm ý nghĩa của những sự kiện trong quá khứ. Học cái kiểu "ôn cố tri tân". Sau khi thi xong tú tài 2, Thiện mỗ không những rành lịch sữ Pháp, mà còn rành lịch sữ VN và lịch sữ thế giới. Nên bây giờ mới có dịp nói chuyện với

Ta thường thấy những khẫu hiệu, chẵng hạn :  "Ngô Tổng Thống muôn năm", thời kỳ Ngô Đifnh Diệm ngự trị, hoặc tại các hội trường câu "ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MUÔN NĂM", v.v.. Trong khi ấy, ai cũng biết con người phần lớn không sống quá 100 năm, các đãng phái chính trị cũng thế. Do đó, những khẫu hiệu "Đảng XYZ muôn năm" là những câu nâng bi rỗng tuếch.
Nếu ta nhìn vào lịch sữ VN, qua các triều đại Đinh, Lê (Tiền), Lý, Trần, Lê (Hậu), Nguyễn, thì ta thấy số năm trị vì của các triều đại như sau:

Nhà Đinh: 22 năm
Nhà Tiền Lê: 29 năm
Nhà Lý : 216 năm
Nhà Trần : 175 năm
Nhà Hậu Lê: 109 năm
Nhà Nguyễn Tây Sơn: 24 năm
Nhà Nguyễn Phước : 143 năm

Ta thấy triều đại trị vì ngắn nhất là nhà Đinh 22 năm, và triều đại trị vì dài nhất là nhà Lý 216 năm. Do đó, có thể kết luận là một triều đại ở VN không thể kéo dài trên 200 năm, nên khi ta hoan hô "muôn năm" đối với một triều đại hiện đang trị vì ở VN là một việc nâng bi lố bịch.

Trong thế giới, chỉ những tôn giáo nào có thánh thần phù hộ, thì mới hiện diện từ đời này qua đời nọ, trãi qua hàng ngàn năm. Chẵng hạn, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái Giáo là những tôn giáo có đời sống kéo dài hàng ngàn năm. Chứ những đãng phái chính trị, hoặc các chủ nghiã nghĩa triết lý, chính trị kinh tế, (chẵng hạn, đãng CS, đãng XH, v.v..) thì không bao giờ kéo dài trên 100 năm, vì chúng bị chi phối bởi lý thuyết tương đối, hạn chế theo thời gian. Do đó, những ai là con người mà muốn đề xuất một lý thuyết gì mà mình cho là mới, thì chớ nên xem là một lý thuyết vĩnh cữu, trường tồn trên ngàn năm. Đó là ảo tượng, mộng tưởng của những thằng điên, thằng khùng, chẵng hạn Nã Phá Luân, Hit Le, Staline, Mao Trạch Đông, v.v.. Và sắp tới ai đây?

**********************************

THỐNG KÊ: AI GIÀU HƠN AI

Ngân hàng Thuỵ Sĩ Credit Suisse vừa công bố, tổng số tài sản các hộ trên thể giới nói chung đã tăng 8,3% năm 2013 lên đến 263.000 tỹ đô (1 tỹ đô = 22.000 tỹ VND), trong ấy gia đình TQ chĩ chiếm 715 tỹ đô (tăng 3,5% năm). 
Nếu ai có tài sản trên 50 triệu đô (= 1.000 tỹ VND) thì sẽ được gọi là nhà giàu nứt khố đổ vách (ultra rich, NKDV). Theo ngân hàng CS thì trên thế giới có cả thảy 128.200 nhà giàu NKDV, trong ấy Mỹ chiếm 62.900 người (50%), còn TQ chỉ có 7.600 người, còn VN bao nhiêu... Không biết. Nhưng có một thông tin vừa rồi ngân hàng HSBC chi nhánh Thụy Sĩ cho biết có 26 người VN có một số tiền tổng cộng là 37,5 triệu đô (= 900 tỹ đồng), nên chưa thuộc loại NKDV. Chưa có số. Xem ra TQ đứng thứ 2 về nhà giàu NKDV. 

Nếu tính theo mức nghèo khó 375 đô/năm (8 triệu/năm) nghĩa là 1 đô một ngày, thì TQ có 82 người sống dưới mức nghèo khó, trên dân số 1,360 tỹ người. Nếu tính theo mức 1,25 đô/ngày của LHQ thì TQ có đến 200 triệu người. Ở VN người ta định mức nghèo khó là 6 triệu/năm, do đó VN có vào khoảng 3,8 triệu người trên dân số 90 triệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét