Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015


VIET NAM TẠI SAO.?

Chế Cẫm Đình

(Dương Quang Thiện comment sau...)

(viết cho những ai muốn làm gì đó cho Việt Nam, thì cũng có vài ba thông tin hữu ích, ngõ hầu quý vị áp dụng và khoách trương cái sở năng của người mình, làm hẹp đi cái hạn chế, nhằm giúp cho dân tộc mình được tươi sáng hơn)

Tôi chỉ là hạt cát nhỏ trong biển người Việt Nam nối nhau mấy nghìn năm. Mà cứ trăn trở hoài vì sao dân tộc mình, một giống người rất được tiếng thông minh, gan dạ nhưng lại chưa bao giờ vươn vai trỗi dậy, như những xứ như Xiêm, Sing, Mã hay Cao Ly, Phù Tang cũng đều nòi máu đỏ da vàng như nhau?
Hết Hán, Tần, Tống, Nguyên, Minh rồi đến Pháp, hết Pháp đến Nhật, rồi Mỹ và đồng minh. Hết đồng hóa đến cai trị, hết chiếm đóng đến chiến tranh. Hết ngoại xâm đến nội chiến. Hết chiến tranh biên giới phía Bắc đến chiến tranh biên giới Tây Nam. Yên yên ổn ổn thì họa bành trướng lại phát, trong bờ ngoài biển dậy sóng căm hờn. Cả mấy nghìn năm thật không khi nào ngơi nghỉ được dài hơi.
Dân tộc cứ lầm lũi đi trong lận đận, long đong…
Lần lại nguồn gốc dân tộc, truyền thuyết con Rồng cháu Tiên hơi mơ hồ nhưng cũng chỉ ra được nơi khởi thủy của dân tộc là từ phương Bắc xuống. Bình Nguyên Lộc trong tác phẩm đồ sộ “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt”, minh chứng hợp lý bằng phương pháp đo sọ và đối chiếu ngôn ngữ cho thấy con dân Việt chung với các dòng nói trên, tản ra khắp nơi từ triền đông dãy Himalaya (núi của người Malaya – Mã Lai, lúc này chưa di cư mà còn định cư bên dãy núi đó). Đối chiếu với địa lý và khí hậu thì sự di cư của chúng ta từ Phương Tây Bắc xuống cũng là hợp lý. Trừ khi có sự lấn át hoặc chiến tranh, thông thường sự di cư sẽ xuôi từ miền cao xuống miền thấp, từ đồi núi ra đồng bằng, rồi ra ven biển. Theo yêu tố khí hậu, sự di cư sẽ theo phương từ xứ lạnh sang xứ ấm, như chim bay trú rét trên trời gọi là thiên di.
Chúng ta từ Phương Bắc, vậy chúng ta có phải là Hán hay Nguyên hay Mãn? Không, chúng ta là một giống dân thuần Mã Lai tương đối khác biệt những giống kia, cho dù đồng hóa ít nhiều trong ngàn năm Bắc thuộc. Trong khi đó Hán tộc là giống Mongoloid di cư xuống từ cao nguyên Gobi hội chủng với các nhánh Mã Lai di cư ngược lên.
Ngụ trên vùng đồng bằng sông Hoàng Hà và sông Dương Tử rộng lớn, Hán tộc mạnh dần và lấn át các dân tộc khác. Người Tạng bị đẩy lùi hướng Tây; Hồi, Mông bị đẩy lên phương Bắc; người Nhữ Chân dạt ra Đông Bắc; người Bách Việt bị đẩy về phía Nam. Dưới thời Tần Thủy Hoàng chúng ta còn vùng đất rộng lớn từ Động Đình hồ trở xuống. Hán vương Triệu Đà cai trị nước ta vẫn còn đất ấy sau chiến tranh với An Dương Vương. Năm 111 trước Tây lịch, Vũ Đế nhà Hán cho Lộ Bác Đức qua đánh lấy sạch đất ta, mở đầu hơn ngàn năm Bắc thuộc. Sau này, chúng ta có dành lại được tự chủ thì vùng Lĩnh Nam (là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh, ranh giới giữa Hán – Việt ngày trước) cũng đã vĩnh viễn mất đi rồi. Mà đất ấy, theo Ngô Sĩ Liên thì "Ngũ Lĩnh đối với nước Việt ta là ải hiểm cửa ngõ của nước cũng như Hổ Lao của nước Trịnh, Hạ Dương của nước Quắc. Làm vua nước Việt tất phải đặt quân chỗ hiểm để giữ nước, không thể để cho mất được. Họ Triệu một khi đã không giữ được đất hiểm ấy thì nước mất dòng tuyệt, bờ cõi bị chia cắt. Nước Việt ta lại bị phân chia, thành ra cái thế Nam-Bắc vậy. Sau này các bậc đế vương nổi dậy, chỗ đất hiểm đã mất rồi, khôi phục lại tất nhiên là khó. Cho nên Trưng Nữ Vương tuy đánh lấy được đất Lĩnh Nam, nhưng không giữ được nơi hiểm yếu ở Ngũ Lĩnh, rốt cuộc đến bại vong. Sĩ Vương tuy khôi phục toàn thịnh, nhưng bấy giờ còn là chư hầu, chưa chính vị hiệu, sau khi chết lại mất hết; mà các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần chỉ có đất từ Giao Châu trở về Nam thôi, không khôi phục được đất cũ của Triệu Vũ Đế, cái thế khiến nên như vậy".
Tuy rằng sau này dân gian ta có sáng tạo ra truyền thuyết con Rồng cháu Tiên để đề cao nòi giống dân tộc, lấy Phong Châu làm đất tổ nhưng không thể phủ nhận rằng yếu huyệt Lĩnh Nam mất đi đã ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh dân tộc, từ lúc đó trở đi, dân tộc ta như chỉ còn cư ngụ trên một dãi đồng bằng hẹp men theo bờ biển Đông. Hãy nhìn người Do Thái, tán loạn khắp nơi đến gần hai nghìn năm vẫn tái hồi lập quốc trên cái mảnh đất bé tý trong lòng các nước Ả Rập, mới thấy đất tổ thiêng liêng như thế nào đối với một dân tộc. Những Trùng Khánh, Tô Châu, những Nam Kinh, Thượng Hãi, những Thâm Quyến, Hồng Kông, Quảng Châu sầm uất và rực rỡ tầm cỡ thế giới, đều trên đất Lĩnh Nam ấy cả! 
Nhưng sao chúng ta chỉ mất đất đến bắc Giao Chỉ ngày xưa, mà không mất sạch? Cả ngàn năm Bắc thuộc nòi Việt vẫn không mất đi. Làng xóm còn, tiếng nói còn, văn hóa của dân tộc vẫn còn, và quan trọng hơn là tinh thần tự chủ luôn luôn còn, cứ có thời cơ là dật lấy cơ đồ tự chủ. Từ góc độ nguồn gốc dân tộc, trên thực địa địa lý và khí hậu thì tiến sâu về phương Nam sự sinh tồn của nòi Việt cao hơn Hán tộc. Cũng vì trước đó trong mấy nghìn năm đã thao dượt nhiều bận hành Nam hồi Bắc khi đi xuống từ Tây Tạng. Trong khi đó Hán tộc vốn quen khí hậu vùng Ôn đới mát mẻ hơn, không ngụ lâu dài được ở cuộc đất Giao Chỉ ngày xưa là chốn lam sơn chướng khí. Người Hán gây chiến tranh bắt xứ Nam lệ thuộc thì được chứ tràn sang cư ngụ thì sống không nổi với xứ này. Giải pháp của họ là cử Thái thú sang cai trị theo nhiệm kỳ, cũng có nhiều lần phải thay kẻ chết bịnh khi đang lĩnh chức ở đây, chứ đất Giao Chỉ thuận hòa như đất Lĩnh Nam thì có mà ngày nay chúng ta còn một mống!
Đến thế kỷ 13, Mông Cổ hung hãn hùng bá đến tận phương Tây, như người Nga phải quy phục đến 80 năm; Hán tộc hùng mạnh bao đời cũng cùng số phận sau đó, chịu để cho họ vào Trung Nguyên làm Hoàng đế cai trị gần một thế kỷ. Nhưng khi Nguyên Mông muốn khuất phục Đại Việt bằng chiến tranh thì ba lần đều chuốc thất bại nặng nề. Ngoài sự gan dạ và anh dũng của dân tộc, thì địa hình và khí hậu là trở ngại quá lớn cho đại quân giặc Thát. Có thể sang đánh Việt thì sử dụng binh linh người Hán nhưng tướng quân của họ hẳn nhiên là người Mông Cổ. Vốn là dân du mục, ăn thịt gia súc nhiều hơn ăn tinh bột, uống huyết và sữa thay nước nên có sức khỏe vô biên, cưỡi ngựa bắn tên trăm phát trăm trúng, nhưng là trên đất của họ. Đánh theo Vĩ tuyến, tức phương ngang qua tới Âu châu cùng đồng dạng địa hình và khí hậu thì phát huy được hết cái sở năng đó. Đánh theo Kinh tuyến, theo phương dọc xuống nước ta, đất vườn đất ruộng chứ không như thảo nguyên bát ngát nên ngựa đâu phi cho được? Khí hậu nóng ẩm khó chịu, gia súc đem theo làm lương thực không sống nổi, quân tướng ở lâu ngày sinh sài bệnh. Quân đội mình chờ họ tự suy yếu rồi đánh tất thắng! Rõ là ông trời cho người cắt bớt địa đồ nhưng vẫn còn chừa lại cho dân tộc ta một khe hẹp đủ lách qua để tồn tại vậy! 
Có hai yếu tố làm cho các vương triều Trung Hoa thời cổ đại cứ lăm le nuốt trửng Giao Chỉ, đó là họa Phương Bắc đến từ Hồi, Mông, Hung Nô và Kim cứ đe dọa xâm lấn họ nên họ xâm lấn về Phương Nam như hiệu ứng domino; thứ hai, xứ Giao Chỉ và Lâm Ấp rất lắm sản vật mà quý tộc của họ mê muội như vàng, Châu sa (thủy ngân – làm thuốc Bắc), tiêu, quế, hồi, ngọc trai, đồi mồi, ngà voi…
Thời nay, cũng hai yếu tố nhưng khác đi, mà nhà cầm quyền Bắc Kinh bị chi phối để lăm le Việt Nam, đó là thành trì CNXH ở phương Nam làm phên dậu cho ý đồ chính trị của họ; và thứ hai, cái vựa cá biển Đông làm nguồn thực phẩm cho hơn tỷ hai dân của họ, chưa kể nhiều bể dầu bể khí dưới đáy biển là nguồn lợi vô cùng lớn đối với một đất nước đang phát triển như cộng Trung.
Từ nguồn gốc dân tộc đến yếu tố địa lý, chúng ta đã cơ cực với tên hàng xóm khổng lồ rồi. Nhưng nội tại chúng ta cũng bị chi phối bởi yếu tố này. Nó hình thành luôn tính cách của dân tộc ta trong lao động và sáng tạo, là nguồn tạo ra của cải cho xã hội. 
Sinh sống trên dãi đồng bằng hẹp, ít đất đai canh tác so với lượng dân cư thuộc hàng mắn đẻ. Mỗi năm chỉ làm nông nghiệp một vụ đến hai vụ tùy giống cây, tùy thời tiết và thổ nhưỡng, thì thời gian còn lại gần như không làm gì cả, gọi là “nông nhàn”, biểu hiện của việc thừa thãi nhân lực trong xã hội nông nghiệp. Mà khi đã thừa năng lực để sản xuất, thì chẳng việc gì phải sáng kiến sáng tạo ra phương thức sản xuất mới, hay công cụ làm gia tăng năng suất. Nông dân ta chỉ tìm cách gia tăng sản lượng trên một diện tích trồng trọt bằng cách thâm canh, xen canh, rồi phó mặc kết quả cho thời tiết vụ mùa, được chăng hay chớ theo trời. Như vậy, cùng lúc hình thành hai tính cách ăn sâu trong người Việt qua hàng ngàn năm: lười (do nhàn) và không chịu suy nghĩ sáng tạo hay cải tiến một cái gì. Điều này khác biệt hoàn toàn với Châu Âu cùng thời. Cũng là sản xuất nông nghiệp nhưng vì đất quá rộng người lại thưa, không đủ nhân lực cho sản xuất nên người ta luôn tìm cách gia tăng kết quả trên một đơn vị thời gian lao động, thúc đẩy mạnh mẽ sự sáng tạo ra các phương thức, phương tiện sản xuất cải thiện năng suất lên cao hơn. Đây là tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ sản xuất nông nghiệp, điển hình như cuộc cách mạng trong ngành dệt ở Anh hồi cuối thế kỷ 18, khi máy hơi nước đầu tiên ra đời. Nên đối với người Việt là nhận lương năm, lương tháng chứ với phương Tây là theo tuần, theo ngày và thậm chí là tính theo giờ. Đó là vì người ta coi trọng năng suất hay hiệu suất lao động trên một đơn vì thời gian chứ không như mình, khi nào làm xong cũng được, việc gì phải gấp! So với các nước trong khu vực chúng ta kém rất xa, thấp hơn Thái Lan đến 6 lần, Mã Lai 8 lần và Sing đến 15 lần. Thì có phải, từ yếu tố địa lý đến thói quen sản xuất nông nghiệp mấy nghìn năm không thay đổi, mà ngày nay trong công việc, chúng ta kém nhiều thiên hạ, từ việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đến các phát minh, sáng tạo ứng dụng vào cuộc sống. Đặc điểm này cốt lõi nhất cho sự kém phát triển của đất nước chúng ta.
Ở phương diện tư tưởng xã hội, Khổng giáo với tuổi đời hơn 2.500 năm được gói kèm theo sự cai trị hay bành trướng của phương Bắc. Nó làm cho đại đồng giống nòi ta, từ ngôi cao đến dân đen, từ xã hội đến gia đình tin hẳn vào một trật tự quân thần, lễ nghĩa không rứt ra được. Thì sự thần phục ngu muội theo quyền hành hơn luật pháp có đất nảy đất nỡ, xã hội khó canh tân. Người ta sống chỉ muốn yên thân chứ không dám mạo hiểm điều gì. Bộ máy cai trị càng lợi dụng sự thần phục đó để duy trì ưu thế của mình đối với số đông còn lại trong xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Hội An và và Quảng Nam là một minh chứng cho thấy khi thoát Khổng thì bùng nỗ như thế nào. Nơi đây 400 năm về trước đã là một thương cảng sầm uất của Đàng Trong. Những chuyến tàu buôn từ Hòa Lan, Nhựt Bổn đã cập bến mang đến những hàng hóa có tính kỹ thuật của nước ngoài, rồi ăn hàng thổ sản, khoáng sản, tơ lụa về nước họ. Ngoài sự buôn bán, cùng các chuyến tàu còn có các nhà truyền giáo Đạo Thiên Chúa, các nhà thám hiểm...Những người đó mang theo những thông tin hoàn toàn mới về một thế giới bên ngoài xứ An Nam, như là những ánh dương tươi tắn rọi thẳng vào chốn âm u về tri thức dưới mấy ngàn năm ngự trị của đạo Khổng. Thế nên, người xứ Quảng duy tân rất sớm, có thể nói là nơi đầu của cả Đàng Trong. Đặc điểm này về sau biểu hiện rất rõ trong khí tiết của con người nơi đây. Những nhà cách mạng, những người con cách mạng, những vùng quê cách mạng không đâu trên Việt Nam này có thể nhiều bằng. "Quảng Nam hay cãi", một câu vè dân gian mô tả rõ cái khí tiết biện chứng của họ, trên một nền tảng tri thức hơn hẳn các xứ khác, biểu hiện bằng "Ngũ phụng tề phi", tức cả năm người đỗ đầu trong một kỳ thi ngoài triều đình Huế, đều là người Quảng Nam.
Về mặt chế độ cai trị xã hội có ảnh hưởng lớn đến hiện trạng của dân tộc. Kể từ khi Tần Thủy Hoàng cho lập quận, lập huyện để cai trị, tập trung quyền lực về trung ương thì chế độ phong kiến bị bãi bỏ. Bách Việt hiển nhiên cũng bắt chước, nhà Triệu cũng chia quận chia huyện ra cai trị. Về sau khi tự chủ, vua quan ta cũng theo đó thực hành chế độ quân chủ tập quyền. Phong kiến là phong tước và kiến địa cho người có công với đất nước, hoặc có họ hàng với vua. Người được phong tước sẽ được cấp cho đất đai tùy theo bực (như bên châu Âu là công; hầu; bá; tử; nam) mà cấp nhiều hay ít. Họ được tùy ý mộ dân làm ăn trên đất đó và đóng thuế cho mình, cũng được mộ binh lập quân đội riêng nhằm bảo về đất đai và người sinh sống trên đất ấy. Khi đất nước có chiến tranh thì họ sung quân của mình để bảo vệ đất nước. Ở Nhật cũng duy trì xã hội phong kiến cho đến thời Nhật Hoàng Minh Trị mới thay đổi. Điểm khác biệt giữa trong xã hội của chế độ phong kiến với chế độ quân chủ tập quyền là một bên tầng lớp quý tộc được toàn quyền trong phạm vi lãnh thổ được cấp của mình, họ thúc đẩy và phát triển lực lượng sản xuất để làm giàu cho mình, cạnh tranh với các quý tộc khác để mạnh hơn đối thủ, do đó sức sản xuất đẩy lên cao nhất kèm theo sự sáng tạo cải tiến không ngừng. Nhờ đó xã hội tiến bộ và dồi dào của cải. Cũng vì sự giàu có và tinh hoa trong lãnh đạo được truyền đời mấy ngàn năm phong kiến của giới quý tộc nên đến lúc loài người bước vào xã hội công nghiệp, thì họ làm cách mạng tư sản thành công ngay, lên nắm quyền dẫn dắt đất nước đi lên rực rỡ. Bên quân chủ tập quyền thì quý tộc chủ yếu là quan lại ăn lương và bỗng lộc do vị thế đem lại, họ không hề có một đội ngũ nào tham gia sản xuất tạo ra của cải cho xã hội mà chỉ là con hầu đứa tớ phục vụ họ. Và để có nhiều của nãi, thay vì sản xuất kinh doanh thì họ ra sức tham nhũng, vơ vét của dân. Từ người làm nghề thủ công đến phường buôn bán, từ con đỏ đến dân đen đều phải nộp đủ thứ thuế cho vua cho quan mới được tồn tại. Một xã hội như vậy không có cơ sở để phát triển bền vững, đi đến chỗ cường thịnh mà ngược lại, luôn tạo ra sự nổi loạn, khởi nghĩa và nội chiến. Soi lại lịch sử dân tộc, chặng nào yên thân với bên ngoài thì tự loạn bên trong. Trần Độ soán ngôi nhà Lý; Hồ Quý Li đoạt ngôi nhà Trần; cái thảm cảnh vua Lê chúa Trịnh; nội chiến Trịnh – Mạc; Đàng Trong – Đàng Ngoài; khởi nghĩa Tây Sơn… 
Rủi cho dân tộc mình, chế độ hiện thời lại giống chế độ quân chủ tập quyền hơn bất cứ mô hình cai trị xã hội nào khác. Cũng tập quyền về trung ương chứ không như mô hình liên bang hoặc hợp chúng quốc. Cũng con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa cứ việc quét lá đa! Cũng tỉnh cũng huyện, cũng quan lại theo kiểu một người làm quan cả họ được nhờ, ăn bổng ăn lộc ăn lợi ăn lậu chứ không như xã hội tư bản kế thừa thành quả của cách mạng tư sản, người làm kinh tế tư nhân giỏi thường mới được bầu bán vào bộ máy công quyền, cho xã hội được ân hưởng từ tài năng của họ.
Về mặt xã hội, từ thời Bắc thuộc, nhà Hán qua cai trị tuy rằng khó sống với đất Giao Chỉ nhưng cũng có chiêu mộ, lưu đày nhiều thành phần người Hán qua làm ăn sinh sống với dân ta. Mà bọn này, được sự bảo vệ che chắn của nhà cầm quyền nên tận sức tận lực vừa buôn bán vừa trấn lột dân ta. Miếng mồi ngon nhất quan trên hớt. Miếng ương ương có đám thân cận quan lại hứng. Cơ hội vừa vừa có hội buôn phường bán của chúng phỗng mất, nào đến tay dân ta mà làm ăn cho khá nổi. Đến cái đám tù đày, cùng đinh qua cũng vét cơm vét cháo bằng các việc lao công, xây dựng. Tận cái lông gà lông vịt nhổ ra cũng có người Khách thu mua lấy thì ngõ hầu việc gì có lợi đều bị vốc sạch. Thôi thì dân ta yên trí làm nông và lấy làng xóm làm thành trì cuối cùng để bảo vệ nòi giống. Ai ra ngoài thành trì ấy thì chỉ biết đi làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm như mò trai, bắt đồi mồi dưới biển, săn cọp, săn voi cho chúng lấy da lấy ngà. Tinh lực xã hội của nòi mình bị hút sạch, làm cho người mình thấp bé về thân phận và nhân cách, chấp nhận mọi thứ khổ sở mà chẳng dám làm điều gì để thay đổi trật tự ấy, hay là nghiên cứu khám phá cho tường cho tận một việc gì cũng không, mất hết khả năng sáng tạo của dân tộc và có lẽ đã chuyển hóa nếp nghĩ nếp hành động thành “gen” truyền đời, đến tận thời nay. 
Cũng về mặt xã hội, khía cạnh tôn giáo cũng có ảnh hưởng lớn số phận dân tộc. Tây Sơn cấm đạo thì vỡ sớm; nhà Nguyễn triệt đạo chóng mất nước; họ Ngô đàn áp Phật giáo bị lật đổ và giết hại. Sau 75 tuy không cấm nhưng Nhà nước không có chủ trương cổ vũ phát triển tôn giáo, dẫn đến thế hệ trẻ bây giờ không có đức tin. Làm điều hay không thấy tích đức, làm điều ác không sợ bị diệt nên nảy nòi đủ thứ cảnh tang thương của thời mạt pháp!

Dân tộc ta vẫn đang lầm lũi đi!
(bài viết thể hiện quan điểm của tôi, kiến văn hẹp hòi nên không khỏi nhầm lẫn sai sót, mong được góp ý thêm)
11/01/2015
**************************

Dương Quang Thiện comment từ đây đi...

Chế Cẩm Đình: cái bài của cậu sao không có tựa. Cha mẹ sinh ra còn cho ta một cái tên cúng cơm, bài của cậu sao lại thiếu tên. Phần lớn bài này cậu đã cho tôi đọc, tôi cũng đã comment nhiều rồi. Chỉ có một điều tôi chưa kể ra: là dân trí thức miền Nam từ 1955 cho đến 1975 đã suy nghĩ về cái "lầm lũi" của dân tộc Việt rất nhiẻu. Họ bàn cãi trong những lúc trà dư tữu hậu, chưa bao giờ lên báo, nên chả ai biết ngoài những kẽ tham gia bàn luận. Trong ấy có tôi. Và bây giờ chắc chả còn ai. Mới nghe một ng thế đã bị bại nảo nằm chờ chết ở Mỹ. Không biết tôi nó nên kể cho "đám hậu sinh" nó hiểu không. Thôi hã đợi đấy.

Dạ ông hãy kể, con rất muốn được nghe người sống ở Miền Nam nói về vận mệnh dân tộc, hẳn sẽ có nhiều điều hay. Con chờ ông viết bài theo ý ông nói đó.
Chế Cẩm Đình: khởi đầu bài văn của cậu, cậu đặt câu hỏi: cũng là dân da vàng máu đỏ (đúng ra là mũi tẹt) tai sao các dân Xiêm, Sing, Mã, Cao ly & Nhật bản đã vươn vai trỗi dậy ra khắp thế giới, còn dân Việt nỗi tiếng thông minh, gan dạ, sao mà mãi lận đận lầm lũi mà đi. Để rồi cậu thở vắng than dài.
Cậu nên nghỉ lại cái việc so sánh hơn thua. Ông thì nghỉ như vầy: cứ lấy mốc 1945, sau thế chiến 2 để mà so sánh. Từ 1945 đến 2015 nghĩa là 70 năm sau TC2, các nước da vàng mũi tẹt nước nào cũng được có hoà bình không chiến tranh, không khủng bố (chỉ trừ Triều tiên có cuộc chiến ngắn ngủi 1950-53). Còn VN thì sao: 30 chiến tranh với Pháp rồi Mỹ (1945-1975) và 20 năm bị cấm vận bởi Mỹ (1975-1995). Mỹ thua trận, nhưng đâu có bồi thường chiến tranh. Ngược lại, VN thắng trận, nhưng muốn Mỹ bình thường hoá bỏ cấm vận, năm 1993, Mỹ yêu sách bắt VN phải trả tiền Thiệu Kỳ là 2,8 tỹ của Thiệu Kỳ mươn trong chiến tranh. VN đanh nuốt hận vay tiền của IMF để trả cho Mỹ, và qua 1995, Bill Clinton mới chịu bình thường hoá ngoại giao với VN, và trong những ngày này ng ta kỹ niệm 20 năm làm dâu nước Mỹ. 
Nói tóm lại, các nước Xiêm...Nhật Bản có 70 yên bình phát triễn, còn ta chỉ có 20 năm (1995-2015), như vậy không thể so sánh. Nếu so sánh để mà tự ti, mà than vãng là so sánh quá khập khểnh. Cỏn việc xây dựng lại sau chiến tranh bị tàn phá, rà soát bom mìn, giúp đở các nạn nhân dioxine, có ai giúp đở không. Không. Tự minh lo liệu lấy. Những việc xậy dựng lại chiến tranh cũng làm hãm đi cả cục năm phát triển. Ng ta có kể vào không. Nếu lặy di 10 năm do hậu quả chiến tranh để lại, thì tóm lại VN chỉ có 10 năm phát triển. Bây giờ dem so với các nước kể trên, thì ta chả thua kém gì. Do đó dừng nên bi luỵ than van làm gì, hả các cậu trẽ.


Chế Cẩm Đình:cuối bài văn của cậu có đoạn như thế này: "Tây Sơn cấm đạo vỡ sớm, nhà Nguyễn triệt đạo chóng mất nước, họ Ngô đàn áp Phật giáo bị lật đổ và bị giết hại." Nói cách khác, tôn giáo ảnh hưởng lên số phận dân tộc. Ông thì không cho là đúng. Theo ông như vầy: (1) sau khi hai ông Diệm Nhu bị giết thì dư luận cho rằng CIA Mỹ phát hiện là ông Nhu đang đi đêm với Bắc Việt muốn thoả hiệp với BV. Như vậy, chương trình chống Cộng của Mỹ bị sụp đổ, Mỹ bắt buộc phải thay ngựa giữa đường. Mỹ lợi dung chuyện đem bàn thờ xuống đường ở Huế và chuyện sư Thích Quảng Đức tự thiêu ở SG để lật đổ chế độ Ngô. Thế thôi. (2) vua Tự Đức nhà Nguyễn vì cấm đạo mà bị mất nước. Thật ra, việc làm của các vua cuối đời triều Nguyễn là việc làm bình thường. NN Pháp chủ trương dùng các linh mục thừa sai, nói là đem phổ biến văn hoa, nhưng thực chất là dùng đạo làm con ngựa thành Troie (troyan horse). Các nước Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha khi đi chinh phục các nước châu Mỹ La Tinh thì họ cũng đưa các linh mục đi trước, giãng đạo, rồi mở đường cho quân xâm lược vào. Ở Nhật họ cũng ở trong tình trạng tương tự. Nhưng tại ta không khôn bằng ng Nhật, nên ta mắc bẫy, và bị Pháp chiếm đóng. Bảng điều trần của Nguyễn Trường Tộ, vua Tự Đức không chịu nghe. Nói tóm lại, mất nước là cái ngu của 3 vua Tự Đức, Minh Mạng, Thiệu trị, chứ chả dỉnh dáng chi với đạo cả. Nước Nhật và VN đều trong cùng hìan cảnh thời đó, tại sao Nhật thoát còn VNbij kẹt. (3) Nguyển Huệ, cấm đạo bị vỡ sớm. Gia Long đã nhờ Giám Mục Bá Đa Lộc dem con minh la hoàng tứ Cảnh qua Pháp làm con tin để xin viện binh về đánh Nguyễn Huệ. Thì Nguyễn Huệ cấm đạo là phải. Hồi đó làm chi có cái khái niệm tự do tín ngưỡng. Ng Huệ là do Càn Long Nhà Thanh đã cho Ng Huệ một cái áo long bào tẩm thuoc độc mà Quang Trung không biết. Sau khi vua Quang Trung băng hà, thì ông con khong tài cán gì, mới bỊ Gia Long đánh bại.  Chuyện Nguyễn Huệ nó cũng tương tự như chuyện của Napoleon (Nã Phá Luân) ở Pháp. Hai nhân vật sống chết và hinh như chết cùng năm. Sau khi Napoleon chết, thì ông con quá yếu nên cũng mất ngôi vàng, qua ông cháu Napoleon 3 cũng tiêu tan sự nghiệp. 
Nói tóm lại, sự hưng vong của mỗi triều đại không dinh dang gì với tôn giáo, theo ôn nghĩ như thế. Mà người ta nghĩ theo tâm linh: nguyễn Huệ chết sớm là vì ông ta đã tiêu diệt Chiêm Thành. Đúng hay sai thì bắt thang lên hỏi ông Trời. Và dân trí thức Miền Nam hồi trước tin rằng vận mệnh hẫm hiu của VN từ thời Nhị Nguyển dến nay, là do cái tội ác đã diệt vong Chiêm Thành, và Kmer Nam bô (dân Thuỹ Chân Lạp). Tin hay không tin thì tuỳ các cậu.

Chế Cẩm Đình:cuối bài văn, cậu viết:"Sau 75 tuy không cấm, nhưng NN không có chủ trương phát triền tôn giáo, dẫn đến thế hệ trẻ bây giờ không có đức tin...."  Dẫn đến cảnh tang thương của thời mạt pháp. Lại một lần nữa, các cậu đổ tội cho cái NN VN về những xuống dốc đạo đức ở VN. 
Thật ra, cậu biết rất rõ là chủ nghĩa CS, mà NN ta theo đuổi, là chủ nghĩa vô thần là một, xem các tôn giáo là thuốc phiện có hại cho nhân dân là hai. Như vậy, NN VN không cỗ vũ bành trưởng của  các tôn giáo phật giáo cũng như thiên chúa giáo là lẽ lô gic đương nhiên. Cho nên đừng trách NN. Cậu bảo lớp trẻ bây giờ không có đức tin. Cái từ "đức tin" (la foi, tiếng Pháp), nếu ông không lầm là từ của dân công giáo: tin vào Chúa. Đãng viên đảng CSVN thì thường đựợc kêu gọi tin vào đảng. Mà theo nguyên tắc đảng CSVN đâu phải là một đạo giáo nên không thê kêu gọi một lòng tin như tin vào Chúa của người Công giáo. Và vì không có lòng tin, nên xã hội VN bây giờ đạo đức xuống dốc trong giới trẻ. Ta phải suy nghĩ tìm lý do theo hướng khác, chứ khg thể đổ tội lỗi lên đầu NN.

Chế Cẩm Đình: ông viết tiếp về chuyện suy dồi đạo đức củ lớp trẽ cũng như của lớp lãnh đạo hiện thời, theo suy nghĩ của ông. Nó như thế này: ai cũng biết, căn bãn đạo đức làm người bắt đầu từ gia đình, chứ không phải từ trường học hoặc từ đại học. Nhưng vì thời cuộc, ở thế giới cũng như ở VN, ành hưỡng giáo dục gia đình đối với trẻ vị thành niên ngày càng teo tóp. Ta thử đi ngược dòng: (1) ngày càng nhiều ng ta dung công nghệ cao càng nhiều: internet, mobiphone, smartphone. Người trong gia dinh mỗi ng sống trong một ốc đảo riêng, không còn nói chuyện, tranh cải. Thế là cha mẹ khong tài nào biết con cái minh suy ngũi gì đẽ hướng dẫn. Bên Pháp, ng ta mới phát hiện là mấy đứa trẽ hồi giáo 17-18 tuổi, chúng học những khoá huấn luyện nhồi sọ khủng bố trên Internet. Và một ngày nào đó chúng đi kiếm súng, tìm những con mồi, rồi nả súng trước sự bàng hoàng của cha mẹ. (2) hồi xưa, những buỗi ăn sáng, trưa chiều là nhúng lúc gia đình cha mẽ con cái vừa ngồi ăn chung vừa nói chuyện bàn cải, và chính là nơi cha mẹ dạy dỗ những điều cơ bản về đạo đức làm người. Bây giờ, thi sao? Không còn nữa. Chỉ còn buổi ăn tối, vì trưa ăn ở cantine. Tối ăn vội cho nhanh rồi ai về phòng nấy, với cái smartphone, laptop, mỗi ng trong cái thế giới ảo riêng của mình. Cái nền dao đức nó đi xuống ống cống rồi. (3) hồi xưa, cha đi làm, mẹ ở nhà làm nội trơ, có thời giờ dạy dỗ con cái. Trưa tối có thời giờ ăn chung với nhau. Còn bây giờ, cha cũng như mẹ cả ngày ngoài đường lo chạy theo tiền làm ăn, con cái bỏ cho trường mầm non, trường học lo. Thinh thoang cho chung tiền tiêu cho chúng sướng hơn thời nhỏ của minh, cha mẹ nghỉ thế. Như vậy, tụi nhỏ biết học chữ, không biết lễ nghĩa phép tắc chảo hỏi gì cả. Ôn gặp bây giờ không biết bao nhiêu đứa nhỏ vào nhà ông với cha mẹ mà khg biết một câu chào hỏi. Viết thư cũng không biết viết sao, mặc dù là sinh viên năm 3,nàm 4, rồi phải theo học một khoá kỹ năng gì đó. (4) thời buổi này, ng ta khuyến khích làm tiền, làm tiền bất cứ giá gì. Các cô thì được khuyến khỉch dơ mông dơ vú để kiếm tiền hằng tỹ. Do đó, những ngành trước kia là kỵ về chuyện tiền bạc như giáo dục, y tế và tư pháp. Thì ngày nay các ngành này tay đã nhúng chàm rất đậm không biết bao giờ mới gột sạch. Nói tóm lại, tất cả vì tiền. Cách đây 70 năm, mẹ tôi đã dạy con cái là "đửng vì tiền mà quên nghĩa tào khang", nói theo kiểu cải lương. Hồi ấy 10 tuổi, thì biết gì ý nguiax của câu ấy, nhưng vẫn nhớ nằm lòng, để sau mà lởn lên hiểu mẹ nói gì.
Nói tóm lại, cái thế hệ F3 bây giờ (cụ Hồ là F1, V V Kiệt là F2, NT Dũng là F3) là lo nghĩ xã hơi và làm tiền, nên không có thời gian dạy dỗ con cái, nên bây giờ thế hệ F4 dang tự hỏi mình đang làm gi đây. Thế là lầm lũi mà đi, phải không cậu Chế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét