Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

TỰ DO - BÌNH ĐẴNG - BÁC ÁI


24/5/2015: Chiều - Tối

TỰ DO - BÌNH ĐẴNG - BÁC ÁI

Vừa rồi nghe trên TV câu chuyện về cụ Hồ. Có một đoạn bảo rằng năm 13 tuổi, cụ Hồ đã thấu hiểu các nguyên lý Tự do - Bình đẵng - Bác ái của CM Pháp.

Nghĩ cũng lạ! câu châm ngôn của CM Pháp là 3 chữ: Liberté - Égalité - Fraternité. Hai chữ đầu dịch đúng tự do, bình đẵng. Còn từ thứ 3 có vẽ dịch sai. Trong từ Fraternité của Pháp có từ "frère" là anh em, huynh đệ. Còn từ Bác ái của ta có nghĩa là Charité theo tiếng Pháp. Huynh đệ khác xa Bác ái. Ai đã dịch sai. Mà CM Pháp rất đối nghịch với tinh thần bác ái của giáo hội công giáo, thì họ sẽ không chọn từ bác ái. Còn chũ nghĩa CS rất khoái CM Pháp nên từ Fraternité rất quan trọng đối với CS. CS thường dùng từ huynh đệ giữa các nhân dân lao động các nước.
Ai đã hoán đỗi từ Fraternites lấy từ Charité ( huynh đệ đỗi thành bác ái) ?. Vô tình hay cố ý?

Comments và phúc đáp cmt là từ đây xuống dưới:

Trung Duong Quang: con có định kiến với CS nên thấy cái chi của CS cũng là xấu. Thế đãng Lao Động bên Anh ở đâu mà ra. Thế đãng Xã Hội Pháp ở đâu mà ra. Do đó, khi thấy CNCS có những cái bất cập thì người ta chế ra một cái chủ thuyết hơi khác một chút để cho hợp lòng dân. Nước mắm XHCN nó ngon hơn nước mắm CS vì được thêm tí đường tí bột ngọt. Do đó đinh hướng XHCN cũng chẵng qua là XHCN, có khác gì đâu. Định hướng tiếng Anh là oriented, nghĩa là thiên về. Leo ngọn núi CS mệt quá, khó phăng đường, ng ta cho rẽ con duong duoi núi di dễ dàng, rồi gọi là con duong định hướng XHCN thì ông thấy đâu có chi sai. Thằng TQ nó tuyên bố nó theo CNCS, nhưng trong thực hiện nó theo thuyết của Đặng T Bình bào con mèo là để bắt chuột, thì làm gì mà phải phân biệt mèo đen hay mèo trắng. Do đó dâu phải tập trung sản xuất là tốt mà cho san xuất kiểu nhỏ thì đâu có xấu, ...nói tóm lại, con nên xem con làm ăn có giỏi hơn các ông nhà nuoc CS không  rồi hãy chê bai, chĩ trích cũng không muộn.

Trung Duong Quang: còn chuyện "dân chủ" thì ôn nghĩ như thế này: từ này xuất phát từ CM Pháp 1789. Do đó mang tính chất trời Tây. Còn ta là dân châu Á, quen cái thói : trên phán dưới phải nghe, hoặc theo kiểu: cá không ăn MUỐI cá ương, con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Do đó, theo ông nói chuyện dân chũ ở VN thời CS hay thời CH là không thể áp dụng được. Ôn thì ông mong có một tay lãnh đaọ độc tài chuyên chế nhưng sáng suốt. Hàn Quoc nhờ sự độc tài sang suốt của 3 đời TT (Park Chung Hee, Chun Doo Hwan, Roh Tae Woo) liền tiếp, nên Hàn quốc mới có ngày hòm nay. Cho nên đừng nói chuyện dân chủ ở VN. Các ông trí thức học ở Âu Mỹ về thường đòi hỏi dân chũ, nhưng họ hiễu dân chũ rất khác ý nghĩ của dân Âu Mỹ về dân chũ. Họ muốn lãnh đạo theo kiểu "chủ dân" hơn là dân chủ. 


Nguyen Thanh Liêm comment
Chú ơi, con thấy một thực tế là ở các nước theo CNXH, nơi có cơ chế "dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản đang giãy chết", chính quyền nói dóc nhiều hơn và người dân cũng bắt chước theo để thích nghi mà tồn tại. Do đó, sự phân công lao động rất kém hiệu quả, và đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp ...

Trả lời:
ThanhLiêm Nguyễn: cái chi cũng không phải cho không, đúng không. Ở nuoc Pháp chẵng hạn, thường dân chúng đi biễu tình là để đòi cái gì đó. Những tiện nghi vật chất hiện có ở châu Âu là do kết quả biễu tình. Mà ai đã dưa ra khái niệm biễu tình: chính là CS. Vào thời kỳ đầu, đi biểu tình bị phe chủ nhân hợp tác với chính quyền đàn áp, dân biễu tình kiên gan nên thắng thế. Về sau giới chủ nhân sợ dân lao động biễu tình, nên họ cố gắng ban nhiều lợi ích hơn cho dân lao động, nhưng đồng thời cải tiến năng suất lao động nhờ khoa học kỹ thuật để tùy thuộc rất ít vào lực lượng lao động. NN CS biết rất rõ sức mạnh của biểu tình, nếu bị ai đỏ ở ngoại quốc giật dây (như họ thường làm thời CH, như vụ Trần v Ơn) nên tới giờ này này NNVN chưa chịu ký cho phép biễu tình.
Do đỏ, ở VN không có biểu tình, vì ai cũng sợ chết, sợ NN đàn áp kiểu Thiên An Môn bên TQ. Đã vậy thì kêu ca làm chi. Mà bây giờ, NN đâu có lo phân công lao động, ng dân đòi tự do lao động mà, còn đạo đức xuống cấp đâu có thể nói là lỗi NN. Vợ ông bỏ ông đi ngoại tình dâu phải lỗi NN. Ông có tiền,suốt ngày theo bạn bè nhậu nhẹt lên cơn nhồi máu cơ tim, thì NN đâu có dính dáng chi.

Trả lời:
ThanhLiêm Nguyễn :  cái kiểu quan hệ Tiền tệ, quan hệ, và phả hệ (ta gọi nhất thân, nhì thế, tam tiền, tứ chế) đã có từ lâu rồi, từ thời thực dân. Người Pháp họ gọi la piston. Piston là cái bánh đẫy trong hộp máy. Piston để chỉ một trong 4 điều kể trên. Người châu Âu họ rất nhạy cãm vẻ chuyện piston, nên họ có những biện pháp hoặc luật lệ để giảm thiểu anh hưởng của piston cũng như giảm xung đột lợi ích. Do vậy hiện tượng Liêm kể ra khong phãi tội lỗi của CNCS hay NNCSVN, mà truyền thống của văn hoá châu Á. Để ông kể cho một chuyện. Thằng em ông, KS tin học ở Pháp về nó được bổ làm trưởng phòng điện toán của cty dầu SHELL của Mỹ. Nó quen một cô kế toán viên cty muốn lấy cô này làm vợ. Thế là cty cho cô ktv này nghĩ việc, nểu muốn lấy ông em ông làm chồng. Sau khi lấy cô vợ,nó phải kiếm việc tại cty khác cho vợ nó. Đó, tại các cty ngọai quốc, cha mẹ vợ chồng con cai khg thể cùng làm một cty. Để tránh xung đột lợi ích. Thế thôi. Do đó, nếu muốn thì trong luật lệ cty, thì phải đề ra luật cha mẹ vợ chồng con cai khg thể cùng làm một cty

ThanhLiem Nguyễn comment:
Chính vậy, con mới nói là lỗi cao nhất ở cơ chế tạo thuận lợi cho cái thang giá trị "Nhất PHẢ HỆ - Nhì QUAN HỆ - Ba TIỀN TỆ - Chót TRÍ TUỆ" ấy phát triển. 
Mà tại sao cái thang ấy lại phổ biến ở các xứ XHCN hơn các xứ TBCN ?!?...

Trả lời:
ThanhLiêm Nguyễn: tại các nước TBCN ng ta biết cái bệnh, nên ng ta đề ra những biện pháp phòng tránh. Nhờ Liêm xem bên Hàn Quốc, một nc TBCN xem họ có cái tệ nạn này khg. Theo ông cái tệ này, khg dinh dáng chi với CNCS. Nhưng ng Pháp họ tránh dc cái nạn thân thế tiền chế, họ lại sữ dụng chế độ bạn học cùng khoá để kiếm việc cho nhau. Piston bây giờ là: đồng môn. Thí dụ: tất cả các bộ trưởng Pháp của chánh phủ TT Hollande đều thuộc khoá Montesquieu cùng vời TT Holland tai trường QGHC (Ecole Nationale Administration, ENA) . Do đó cái bệnh piston không dính dang cho với CNTB hoặc CNCS. Nó dính đến bản chất văn hoá của mỗi quốc gia.

Trả lời:
ThanhLiêm Nguyễn: Liêm có biết bên Mỹ có một cái hội tên là Lions Club. Ở miền Nam, trước 1975, chú nằm trong cái Club này. Đây là nơi nhóm quyền lực chọn ng hợp tác. Muốn có piston, và nếu có sẵn tiền bạc địa vị, thì nên vào Lions Club để kiếm đường đi lên. Do đó, TBCN cũng có cơ chế để tìm người có bãn lĩnh muốn đi lên, tạo ra những nhóm quyền lực. Chú cũng học dc khá nhiều điều khi vào Lions Club.

Thanh Liêm comment:
Theo con thì giới thiệu và ủng hộ người có THỰC TÀI làm lãnh đạo cộng đồng là trách nhiệm của mỗi người. Đương nhiên, phải quen biết, mình mới hiểu rõ tài năng của người được mình giới thiệu. 
Nên tác động kiểu piston như chú phân tích thì ko có gì sai cả.
Nhưng kiểu 'piston' như ở VN hiện nay nó ko phải thế.
Con thấy, đa số lãnh đạo xứ ta quyết định bừa bãi chỉ cốt cầu lợi, ko sợ sai lầm và thiệt hại cho cộng đồng, vì điểm xuất phát là họ không bỏ vốn, có thiệt hại chung thì cộng đồng chịu, miễn họ còn ghế thì không 'lỗ lã' gì. 
Họ có xu hướng muốn chia phần nhiều hơn muốn làm ra miếng bánh.
Phải chăng, đó là nhược điểm cơ hữu khi đưa 'công-nông' lên nắm giữ vai trò thống trị xã hội ?

Trả lời:
Thanh Liêm Nguyễn: ông đã bảo là cái văn hoá muôn đời của dân Việt là cái câu: một ng làm quan cả họ dc nhờ. Câu ấy k phải của CS?. Do đó, cách làm ăn như ta thấy hiện thời là cái văn hoá nông thôn dc cải tiến theo thời @ chứ khg dinh dang chi với chủ thuyết CS cả. Giở lại sách CS của Các Mác lại mà xem. Còn chuyện bần cố nông lên nắm chính quyền, là vì cụ Hồ khg tin tưởng cho mấy giới trí thức khoa bảng. Họ hay bị giao động, khg Kiên tri trg viêc đấu tranh như giai cấp bần cố nông. Do đó giai cấp bần cố nông dc đưa lên làm lãnh đạo, để đưa cuộc chống Mỹ cưu nc thành công. Bây giờ, biết làm sao. Nguyễn Huệ hồi xưa cũng là bần cố nông. Lê Lợi hồi xưa cũng là bần cố nông. Đinh tiên Hoàng cũng thế. Còn bây giờ thì sao. Gọi DT cho cụ Hồ mà chất vấn cụ, xem cụ trả lời sao.

Thanh Liêm Nguyễn comment
Theo con, mỗi tầng lớp, mỗi lực lượng  có ưu điểm riêng. Phải kết hợp với tỉ lệ hợp lý.
Như bêtông cứng chắc khi có cấp phối hợp lý giữa đá-cát-ximăng-nước-phụ gia.

Sai lầm ở ta là quá cực đoan với chủ trương "Trí-Phú-Địa-Hào. Đào tận gốc. Trốc tận rễ !" ( xếp TRÍ lên hàng đầu phải đào thải đến tận gốc rễ ?!! ) nên đã gây mâu thuẫn đối kháng và sự nghi ngờ 'truyền thống' giữa chính quyền (chuyên chính-cực đoan) và những trí thức cứng đầu (thường chuộng "đa phương, đa nguyên" và ghét thói áp đặt suy nghĩ một chiều). 

Chắc là chú đã biết bài thơ này của Hà Sĩ Phu: 
" Bốn anh Trí - Phú - Địa - Hào 
Còn riêng anh Trí lao đao đến giờ !
Đảng Ta thương Trí ngu ngơ
Cho Công-Nông-Trí chung cờ liên minh
Trông lên liềm-búa hai hình
Trí ta chẳng biết có mình ở đâu ?
Quay sang tìm Phú - Địa - Hào 
Thấy ba bụng bự ... 
   ... ... ... đã vào ... Đảng Ta !!!...
(quả thực, Phú - Địa - Hào hiện nay hầu hết có người nhà hoặc bản thân có thẻ đỏ !)
Kết quả là chính quyền "độc tài" luôn nghi ngờ những trí thức dám giữ quan điểm riêng, chỉ thích dùng đám trí thức xu thời. Mà đám này, thường thì chỉ nhiều bằng cấp mà ít thực lực, như mọi người đều thấy ...

Trả lời:
ThanhLiêm Nguyễn: miền Nam đã thử đa nguyên từ 1955-1975: 20 năm. Thế mà có đãng nào ra hồn. Hồi thời Thiệu Kỳ, ng ta gọi các đãng này là những đãng xôi thịt. VN không có truyền thống lập đảng như châu Âu. Xem bên Thai Lan, đa nguyên, rốt cuộc cũng chỉ là đám quân sự cầm quyền. Ông thấy ng ta đòi đa nguyên đa đang cũng chả đi tới đâu.

Thanh Liêm Nguyễn comment:
"Dân trí" mới là động lực, là năng lượng đưa đời sống vật chất-tinh thần của người dân đi lên.
Còn "đa nguyên" chỉ là phương tiện chứ ko phải mục đích chú ạ .
Cho nên con thích đa nguyên, nhưng ko hề thích Việt Tân .
"Đa nguyên" nó như là hệ thống quản trị chất lượng, giúp nâng cao tỉ lệ sản phẩm tốt, chứ bản thân nó ko đưa ra tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm.
Dễ thấy nhất là, sản phẩm nào bị "độc quyền" thì chất lượng ngày càng tệ, còn khi được cạnh tranh tự do, thì chất lượng được cải thiện ngay. Dù rằng, cơ chế thị trường chỉ kiểm soát tương tác giữa các doanh nghiệp, chứ ko phải là tiêu chuẩn về chất lượng.
Trong một giai đoạn ngắn của cơ chế thị trường, có thể sẽ xuất hiện những sản phẩm dỏm, giả hiệu, thậm chí là nhái theo thương hiệu 'quốc doanh',... Nhưng cái hay của thị trường là nó tự thanh lọc, tự đào thải... như dòng nước chảy. 
Còn độc tài và độc quyền là ao nước tù, ban đầu dù có sạch, nhưng dần dà sẽ bốc mùi hôi thối và không uống được.

Trả lời:
RThanhLiêm Nguyễn: ông hiểu rồi, đa nguyên theo thuyết của Montesquieu: nghĩa là. Hành Pháp, lập Pháp và Tư Pháp phải độc lập voi nhau. Thuyềt tam nguyên này đã dc chứng minh một cách khoa học bởi môn servomecanisme. Theo lý thuyết servo thì mô tơ là hành pháp, tư pháp là các qui tắc (rules) hoạt động, còn tư pháp là Mạch feedback control. Nhưng ông CS đã quen sử dụng 3 cơ quan này như là công cụ, khg muốn chúng độc lập với nhau.

Thanh Liêm Nguyễn comment:
"Tam quyền phân lập" là một cơ chế chống độc quyền chính trị mạnh mẽ, nên nó là biểu hiện rõ ràng và giàu sức thuyết phục của "đa nguyên". Nhưng "đa nguyên" nó rộng hơn "tam quyền phân lập".
Đến nay, hệ thống cai trị ở các nước có trình độ dân chủ hóa cao không chỉ " tam quyền..." mà đến tứ-ngũ quyền phân lập, để các bên kiềm chế lẫn nhau theo kiểu "ngũ hành chế hoá" đó chú.
Còn ở ta cũng có "tam quyền" (lập pháp-hành pháp-tư pháp) nhưng "nhất chế" dưới quyền của Đảng nên nó rất buồn cười và giả dối chả ra làm sao cả : 
 + bên 'tư pháp' trước khi lên Tòa phải xin "án bỏ túi" rồi mới xử chứ ko được độc lập quyết định theo nội dung tranh biện ở Tòa (nếu không thì mất ghế ngay).
 + qua đến việc 'lập pháp', cũng ko phải do Quốc Hội quyết định !?!
Xã hội có 2 tầng quan lại cai trị (một của "chính quyền", một của Đảng, nhưng đều hưởng lương từ thuế của dân), nên bộ máy cồng kềnh mà trách nhiệm ko rõ ràng. Mức thuế dân VN phải đóng chia cho GDP là cao nhất Đông Nam Á, để có 30% cán bộ sáng cắp ô đi chiều cắp ô về, chứ chả làm được việc gì (lãnh đạo NN nói đấy).
Nhưng khi đề nghị gộp lại làm một cho gọn, thì lại ko chịu, vì sợ chướng tai dư luận thế giới, trong khi người ta biết tỏng cả rồi.
Thế nên, xã hội ngày càng giả dối, bởi "nhà dột từ nóc" !
Bản thân con lúc trẻ thuộc loại "đỏ rực" , nhưng chứng kiến những giả dối ấy rồi thì đâm ra chán ghét !!!...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét