Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

BONG BÓNG NỢ VAY HỌC ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN MỸ...


1/6/2015: Sáng...


BONG BÓNG NỢ VAY HỌC ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN MỸ...


 Bài này bàn đến một vấn đề liên quan đến nợ nần vay tiền ăn học đại học của 3/4 sinh viên ở Mỹ, nên số liệu lấy được từ Google và từ báo Le Monde của Pháp. Vài con số đưa ra có vẽ hơi khô khốc, xin lỗi các bạn FB nhé, và hy vọng những con số được nêu ra là những con số biết nói.

(1) dân số Mỹ vào khoảng 320 triệu người, trong khi số sinh viên đã lên đến 40 triệu, nghĩa là tỉ lệ1/8 dân số (VN: dân số 100 triệu, sinh viên 2 triệu, tỉ lệ 1/50, 6 lần ít thua Mỹ).

(2) Năm 1970, tỉ lệ người có bằng cấp ở Mỹ vào khoảng 11%, nhưng qua năm 2008, gần 40 năm sau, thì tỹ lệ này lên đến 37%. Trong khoảng thời gian này, người trẽ ở Mỹ được kháo nhau là "đầu tư cho tương lai hiệu quả nhất là giáo dục". Thế là, người ta, ở Mỹ ùn ùn đi kiếm một mãnh bằng đại học vát vai. (Ở VN, sau 1975, hiện tượng này cũng xãy ra, khiến người ta kêu lên là "thừa thầy thiếu thợ").

(3)  Kể từ năm 2008 trở đi, giai tầng xã hội Mỹ được chia thành 3 giai cấp: (a) giai cấp thượng lưu, những người thu nhập hằng năm trên 500.000 đô, chiếm 10% dân số; (b) tiếp đến giai cấp trung lưu, những người thu nhập trong khoảng 20.000-500.000 đô, chiếm 70% dân số; (c) phần còn lại 20% dân số, thu nhập dưới 20.000 đô, không biết gọi là giai cấp gì, giai cấp "hạ lưu" không ổn, mà "bần cố nông" cũng không xong. Ở Mỹ, trong thành phần nghèo khó này, nếu ai thu nhập dưới 10.000 đô, thì hằng tuần sẽ nhận được một phiếu trợ cấp thực phẩm trị giá 50 đô. (Người Việt di tản qua Mỹ khen ngợi chế độ phiếu trợ cấp thực phẩm rất nhân bản này. VN không có chế độ này).

(4) Trong giai cấp thượng lưu, cỏ 1% rất giàu và nhiều quyền thế, chiếm vào khoảng 37% tài sản quốc gia. Người ta bảo giới 1% này có một dự trữ ngoại hối vào khoảng 35.000 tỹ đô, không nằm trong đất Mỹ, mà lơ lững ở các thiên đàng trốn thuế. Cơ quan thuế IRS ở Mỹ đang bỏ công sức lôi số tiền này về Mỹ để được tỉnh thuế. Nhưng xem ra là một mission impossible.

(5) Giai cấp trung lưu, vì chiếm tỹ lệ 70% khá dày, nên lại được chia làm 3 giai cấp nhỏ: phía trên trung lưu thượng, phía giữa là trung lưu trung, còn phía dưới cùng là trung lưu hạ. Ở Mỹ, người ta cho rằng chính giới trung lưu làm cho cỗ máy sản xuất hoạt động, vỉ chỉ cỏ mức tiêu thụ cao của giới trung lưu mới làm cho chạy tối đa hệ thống tư bản Mỹ. Do đó, phải o bế giai cấp trung lưu, thúc đẫy họ tiêu thụ, đừng tiết kiệm gì cả.

(6)  Trào lưu của 40 năm về sau gần đây ở Mỹ là giai cấp trung lưu bắt chước giai cấp thượng lưu cho con đi học đại học để mong thay đổi bậc thang giá trị xã hội của mình, chẵng hạn từ trung lưu hạ nhãy lên trung lưu trung, hoặc từ trung lưu trung lên trung lưu thượng, hoặc từ trung lưu thượng lên thượng lưu. Nhưng khỗ một nổi, mang tiếng là trung lưu, cha mẹ cũng không đủ tiền cho con đi học các trường danh tiếng như Harward, Standford, hoặc Yale, v.v.. Cách duy nhất, là đi vay tiền ở ngân hàng do NN bảo trợ để có thể trả tiền học phí trong thời gian trung bình 3-4 năm.

(7) Do đó, việc ngân hàng Mỹ cho sinh viên vay tiền trả học phí ngày càng phổ biến và dễ dàng, nhất là khi NN chịu bão trợ mọi rũi ro. Với cách suy nghĩ là chĩ có giáo dục mới thay đổi cuộc đời của mình, là một đầu tư hiệu quả cao nhất và khi đắm mình trong một môi trường "tiêu thụ trước, trả tiền sau" với những thẽ tín dụng VISA, MasterCard, v..v.. thì trong 40 triệu sinh viên Mỹ, có đến 3/4 là vác mạng đển ngân hàng mượn tiền đi học. 1/4 còn lại thuộc con nhà giàu, được cha mẹ chi nên khỏi bận tâm đi vay. Một cơ quan được lập ra mang tên nữ tính là Sally Mae để quản lý số 30 triệu sinh viên Mỹ vay nợ ngân hàng và cách họ thanh toán nợ khi họ thành tài kiếm ra việc làm hay không.

(8) Ngày nay, tài trợ việc học đại học cho con cái của các gia đình Mỹ đã trở thành một cơn ác mộng. Hệ thống cho sinh viên vay học đại học, trước đây được xem như hòn đá tảng của cấu trúc đại học Mỹ, giờ đây đã trở thành một cỗ máy bất kham, không tài nào kiểm soát được. Cuối năm 2014, với số nợ luỹ kế mà sinh viên Mỹ thiếu ngân hàng lên đến 1.160 tỹ đô (bằng 7 lần GDP của VN cùng năm. Sinh viên VN nợ NN vào khoảng 1,5 tỹ đô), nghĩa là số nợ này lớn hơn nợ thẽ tín dụng hoặc nợ cho dân Mỹ mua xe hơi di chuyễn.

(9) Khi sinh viên ra trường, kiếm được việc làm, thì 3/4 số sinh viên nhận ra là lúc họ bắt đầu phải trả món nợ vay trong nhiều năm đầu tư cho việc học của mình; số nợ phải trả cho ngân hàng đi từ 30.000 đô đến 100.000 (mấy đứa cháu của TM vì học ngành y, phải gánh món nợ lên đến 200.000 đô). Có đến 10% sinh viên không tìm ra việc làm trong nhiều năm, phải tuyên bố phá sản. Chỉ có 1/4 sinh viên con nhà giàu có thì không nợ nần quái quỷ này.

(10) Mãi đến cuối những năm 1980, hệ thống đại học tự do Mỹ dưa trên những viện đại học phần lớn được đầu tư bởi tiền học phí thu được từ sinh viên, cộng thêm những học bổng của nhà nước (NN). Hệ thống này xem ra có hiệu quả đến nỗi lần hồi các nước phát triễn trên thế giới sao chép mô hình này với qui mô lớn nhỏ tuỳ kích thước giàu có của mỗi nước. Hệ thống này cho phép tài trợ những cuộc nghiên cứu đứng hàng đầu thế giới, hoặc có những hạ tầng cơ sở, vật chất và sư phạm làm thế giới thèm thuồng mong có được.

(11) Có một điểm mà ít ai để ý đến: muốn có một đại học danh tiếng, thì phải có tiền, rất nhiều tiền. Khi vào thời lập quốc, giới nhà giàu Mỹ (phần lớn các gia đình giàu có Do Thái như Rockfeller, Rothchild, v.v..) thường tài trợ cho các đại học danh tiếng như Harward, dưới dạng những hiến tặng tiền bạc, đất đai, cổ phần, v.v.. Nhiều gia đình giàu có ở Mỹ có truyền thống hiến mọi tài sản khi họ qua đời cho đại học mà họ đã học qua và gắn bó, thay vì để lại cho con cái (đối với người Việt, họ bảo người giàu có Mỹ kỳ quái). Do đó, các đại học nỗi tiếng ở Mỹ rất giàu, nên họ có tiền tài trợ cho những cuộc nghiên cứu đắt đỏ dài hơi, dẫn đến việc phần lớn các giãi Nobel thuộc về Mỹ. Bạn có biết là tài sản hiện có của đại học Harward giờ đây đã lên đến 38 tỹ đô hay không ?. Do đó, những đại học Mỹ khác muốn nỗi tiếng, thì chỉ có việc tăng học phí mà thôi.

(12) Nhưng cái vòng tròn "đức hạnh" ấy của giáo dục đại học Mỹ, trong khi muốn nhà sữ dụng lao động, thông qua lương bổng, tài trợ đại học xuất sắc của Mỹ, nay lại biến thành cái vòng tròn quái quỷ. Nó gài bẫy những sinh viên thành tài vừa ra trường chui vào một cái bẫy nợ nần đôi khi không tài nào chịu nỗi. Ai chịu trách nhiệm đối với việc cái vòng tròn đức hạnh biến thành vòng tròn quái quỷ: chính sự gia tăng học phí vô tội vạ từ hơn 25 năm nay. Nó đã tăng 440%. Học phí đại học tăng gấp 2 lần nhanh hơn so với chi phí sức khoẽ, loại lạm phát chi phí bảo hiểm y tế mà người ta thường xuyên chữi rủa.

(13) Nguyên do là việc NN rút lui việc tài trợ giáo dục đại học, và việc bùng nỗ đầu tư cho giáo dục. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là việc sinh viên ùn ùn đi tìm chìa khoá chen chân vào tầng lớp trung lưu. Có quá nhiều thất vọng trong giới sinh viên trẽ mới ra trường tại một đại học không nổi tiếng, mặc dù họ đã trã một số tiền lên đến 60.000 để cho phép có một mãnh bằng mở cữa vào...một công việc bán hàng nhanh (Fast Food) một góc phố nào đấy. Trong khi ấy người ta cũng đã biết đến nhiều cuộc đầu tư, không nhắm vào giáo dục, hiệu quả hơn nhiều.

(14) Tình hình nợ nần của sinh viên thành tài này rất nguy hiểm vì 3 lý do. (A) trước tiên, nó làm tàn lụi lớp trung lưu, vì gánh nặng nợ vay học đại học ban đầu không cho phép lớp trung lưu chi tiêu thêm, chẵng hạn vay tiền mua nhà, mua xe cộ, mua TV tủ lạnh, do đó bất động sản hồi phục một cách chậm chạp, sau vụ khủng hoảng subprime năm 2007.  Học phí đại học hằng năm đi từ 6.000 đô đến 50.000 đô, thuộc đại học hạng chót lên đại học danh tiếng. Cho tới khi khủng hoảng, thì khả năng thanh toán nợ là khả thi không vấn đề gì. Nhưng từ năm 2008, đúng vào khủng hoảng subprime BDS, thì việc kiếm ra một công việc khớp với bằng cấp ra trường trở nên ngày càng khó khăn. 10% sinh viên ra trường không có khả năng thanh toán nợ,đã tuyên bố phá sản. Kết quả là sinh viên ra trường không có khả năng mua nhà (BDS), làm cho lĩnh vực này tăng trưởng èo uột. Và số sinh viên này đành chấp nhận ở lại nhà cha mẹ thêm một thời gian bất định trong khi chờ đợi một tương lai sáng sủa hơn, cũng như khả năng trả món nợ vay học đại học.

(15) Cuối cùng, gánh nặng nợ vay học đại học ngày càng làm cho sự di động xã hội càng khập khễnh. Con cái các nhà giàu có quyền lực có thể theo đuổi các trường đại học danh tiếng với học phí cao ngất ngưỡng, thì giờ đây các con nhà nghèo khỏ lòng vào học được. "Thang máy" xã hội giờ đây bị khoá chặt và đại học Mỹ từng được khen ngợi là đã là bậc thang cho những ai nghèo khó nhưng cỏ năng lực có thể ngoi lên bước vào giới trung lưu hoặc thượng lưu, giờ đây đã trở thành cỗ máy chọn lọc ngày càng khắc khe vô nhân đạo.

(16) Bong bóng nợ vay tiền học đại học của sinh viên ở Mỹ ngày càng phình lớn làm cho NN Mỹ thêm lo lắng. Ý thức được vấn đề, Barack Obama cố gắng giãi quyết vấn đề nợ nần của sinh viên Mỹ đã tốt nghiệp. Tháng 1/2015, ông ta đề nghị miễn học phí trong 2 năm đầu đào tạo ngắn hạn tại các community college, tuỳ theo sự tham gia và kết quả của sinh viên, để đổi lấy lại một số giờ lao động của sinh viên tại trường. Vào tháng 6/2014, TT Obama đã quyết định theo sắc lệnh nới rộng chương trình giúp sinh viên thanh toán khoản nợ vay đi học đại học, chương trình mang tên "pay as you earn" (thanh toán theo thu nhập của mình). Chương trình này cho phép sinh viên tốt nghiệp thanh toán tối đa 10% trên thu nhập hằng tháng của mình, đối với những khoản vay liên bang.

Tới đây, các bạn VN có thể nhìn người mà suy gẫm đến ta. Bạn nên biết hằng năm cha mẹ VN đã chi 4 tỹ đô để gởi 100.000 đứa con đi học ngoại quốc. Khi thành tài, chỉ 5% trở về nước, số còn lại cố gắng kiếm một việc làm ở ngoại quốc, hy vọng đỗi đời. Nhưng khi một ông tiến sĩ thành tài, không tìm ra việc làm đành chấp nhận một việc làm nail, mà gia đình ở VN không hề biết, thì bạn nghĩ thế nào.











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét