Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

CLOUD COMPUTING LÀ GÌ THẾ?

CLOUD COMPUTING LÀ GÌ THẾ?

Một ông giáo sư VKM tên John VU viết như sau:

<< Một người chủ doanh nghiệp viết cho tôi: “Bạn tôi gợi ý rằng tôi dùng dịch vụ tính toán mây (Cloud Computing) nhưng tôi không biết nó là gì. Tôi là dân kinh doanh, không phải là chuyên viên máy tính. Tôi cần câu trả lời đơn giản về tại sao tôi cần tính toán mây? ”
Đáp: Trong thời đại thông tin này, mọi tổ chức đều phải đáp ứng với công nghệ thay đổi nhanh chóng nhưng vẫn chuyển giao sản phẩm và dịch vụ như được yêu cầu. Bạn là người chủ công ty, mục đích của bạn là tăng thu nhập, giảm chi phí, và làm cực đại lợi nhuận. Để đạt tới điều đó, bạn áp dụng công nghệ thông tin để tự động hoá để làm tăng hiệu quả, tăng thu nhập Tuy nhiên, bằng việc thành lập hệ thống CNTT trong công ty. Bạn phải mua phần mềm và giấy phép sử dụng phần mềm cho hệ thống CNTT và thuê công nhân để duy trì hệ thống CNTT cho nên bạn sẽ phải chi ra một số tiền lớn cho những việc này. Bất kì khi nào phần mềm mới được đưa ra, bạn lại phải nâng cấp. Sau vài năm bạn lại phải nâng cấp phần cứng nữa. Bạn không biết phải làm gì với phần cứng cũ vì phần lớn các máy móc phần cứng đều lỗi thời và không có giá trị gì nữa. Với phần mềm hay phần cứng mới, công nhân của bạn phải được đào tạo thêm cho nên bạn lại phải chi ra một số tiền nữa để giữ cho kĩ năng của họ được cập nhật. Đôi khi sau đào tạo, công nhân của bạn bỏ đi để kiếm việc tốt hơn thì bạn phải thuê người mới và trả tiền đào tạo cho họ lần nữa. Hàng năm, bạn phải mua phần mềm, gia hạn phép sử dụng phần mềm, nâng cấp phần cứng, cung cấp đào tạo v.v. Đột nhiên hệ thống CNTT đã trở thành chi phí lớn, làm thiệt hại kinh doanh chính của bạn. Là chủ công ty, bạn tự hỏi tại sao bạn phải chi nhiều cho cái gì đó KHÔNG liên quan tới kinh doanh của bạn? Tại sao bạn phải lo nghĩ về cái gì làm sao lãng bạn khỏi việc vận hành kinh doanh của bạn?
Có giải pháp mang tên Tính toán mây (Cloud Computing) và ngày nay nó đang thay đổi toàn thể ngành công nghiệp máy tính: Thay vì có hệ thống CNTT với phần cứng và phần mềm tại công ty, bạn có thể để công nhân của bạn truy nhập vào dịch vụ CNTT qua Internet mà vẫn tiếp tục duy trì mọi chương trình họ cần, từ e-mail tới xử lí văn bản, từ thu thập các giao tác cho tới phân tích dữ liệu cho trinh sát doanh nghiệp. Bạn KHÔNG phải lo nghĩ về nâng cấp phần cứng hay phần mềm; bạn KHÔNG phải lo nghĩ về thuê công nhân CNTT hay đào tạo họ. Bạn KHÔNG phải lo nghĩ về gia hạn phần mềm. Bạn KHÔNG phải lo về mua, bảo trì hệ thông tin. Về căn bản thay vì “MUA” bạn “THUÊ” CNTT từ công ty dịch vụ tính toán mây.
Ngày nay phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng công nghệ tính toán mây như một chiến lược toàn diện. Bằng việc thuê thay vì mua, họ hội tụ nhiều hơn vào kinh doanh chính của họ hay vì chi tiêu thêm vào gì đó mà không phải là lãnh vực chuyên môn của họ.
Trong hệ thống tính toán mây, gần như mọi thứ đều được giải quyết bởi công ty dịch vụ tính toán mây. Điều duy nhất người dùng cần là kết nối máy tính của họ với Internet dùng trình duyệt Web đơn giản và dịch vụ mạng của mây sẽ giải quyết mọi thứ. Ở Mĩ các công ty dịch vụ tính toán mây lớn nhất là: Amazon; Google, Microsoft, IBM, Dell, VMware v.v. Phần lớn các công ty Mĩ đã chuyển mọi thứ “lên mây”, kể cả hầu hết các công việc của chính phủ Mĩ đều đã mang “lên mây” cả rồi..
Kết quả là tiết kiệm chi phí. Nhiều công ty tuyên bố rằng họ đã giảm chi phí từ 20% tới 45% với tính toán mây. Khi nhiều công ty chuyển vào mây, họ cũng đổi cách họ dùng công nghệ thông tin và phần mềm đang nhanh chóng trở thành dịch vụ chính.
Mặc dù bạn nói rằng bạn không biết gì về tình toán mây nhưng thật ra tôi nghĩ bạn đã dùng tính toán mây rồi mà bạn không nhận biết đấy thôi. Bạn gửi cho tôi một email và địa chỉ email của bạn là Gmail điều có nghĩa là bạn đã dùng tính toán mây rồi. Nếu bạn có tài khoản Gmail của Google, thì bạn đã dùng dịch vụ tính toán mây vì bạn truy nhập vào email của bạn qua Internet vì email của bạn được lưu trên hệ thống máy tính dịch vụ (trong mây) của Google.>>
OGT comment như sau:
(1)  Người ta vất cho độc giả một cái từ "Cloud Computing" rồi người thì dịch "tính toán mây", người thì dịch "điện toán đám mây". Từ "điện toán" là do OGT đặt ra lần đầu tiên năm 1965 khi OGT dạy khóa "thảo chương" (lập trình) đầu tiên năm 1966 tại trường Lê Quí Đôn, Saigon. Khi giải phóng vô, anh em toán học miền Bắc, để tỏ ta đây là kẽ chiến thắng nên không chấp nhận từ "điện toán" của OGT mà đổi thành "máy tính điện tử" rồi sau đó từ "máy vi tính". vì máy tính điện tữ thì calculator (máy tính bỏ túi) cũng là máy tính điện tử. Bây giờ từ "điện toán đám mây" xuất hiện không biết ai đề nghị, không phải OGT đâu nhé.

(2)  
Ông John Vu kể trên ông nói về chuyện cloud computing (CC), nhưng rốt cuộc rồi người ta cũng chả hiểu CC là gì. Làm cái nghề IT từ khi tạo thiên lập địa, OGT này quen với cái cách đặt tên của các công ty IT rất khó hiểu để quan trọng hóa hoặc "đồng bóng hóa" cái nghể của họ, để họ dễ làm tiền.
Khi bạn muốn tạo một phòng IT cho công ty của bạn, thì hồi trước năm 1972, ở Âu Mỹ, bạn phải thuê máy computer của một công ty đại gia như IBM, Bull (Pháp),Honeywell, NCR,v..v..Các công ty điện toán này phối hợp khách hàng thuê lập ra đội ngũ thảo chương viên (lập trình viên) viết chương trình quản lý xí nghiệp cho công ty khách hàng. Nếu chương trình chạy tốt thì cty tiếp tục thuê máy, còn không thì trả máy lại cho IBM, Bull,...
Nói tóm lại, công ty của bạn, tùy theo qui mô, có một hoắc vài máy điện toán cỡ lớn gọi là mainframe, gọi là phần cứng, và một số chương trình tự công ty viết lấy để quản lý xí nghiệp gọi là phần mềm.

Trước 1972, sự "giao hợp" giữa đàn ông phần cứng và đàn bà phần mềm là như thế. Cho tới khi... (kể tiếp sau...)

(3)
Cho tới năm 1972, CP Mỹ ra một cái đạo luật gọi là unbundle, yêu cầu IBM tách phần hardware ra khỏi phần software, nghĩa là khách hàng có quyền mua phần mềm ở ngoài không bắt buộc mua phần mềm của IBM. IBM nói OK. Anh đi mà viết phần mềm.Lúc ấy IBM có hệ điều hành DOS riêng của mình, có ngôn ngữ lập trình RPG riêng của mình. Chì có COBOL và FORTRAN là của thiên hạ. Nói tóm lại vào thời ấy, chi phí phần cứng chiếm 60%, còn chi phí phần mềm 40%. Người ta muốn hạ chi phí phần cứng xuống 20%, và phần mềm 20%. Đó là mộng mơ.

Vào thời ấy, 1975,,người ta bắt đầu cho ra những máy microcomputer, và Bill Gates bắt đầu hợp tác với IBM cho ra những máy PC đầu tiên. Nhưng hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình thời ấy, kể cả thời này đâu có ngon bằng cái của IBM. Tuy nhiên, dù gì đi nữa thì ngành IT cũng tăng trưởng nhưng tỹ lệ chi phí bây giờ là 20% cho hardware còn 80% cho software, quá cao so với hồi trước. Tuy nhiên, so với hồi 1975,dữ liệu ngày nay ngày càng nhiệu thượng vàng hạ cám. Thế là trong phần hardware, người ta phân biệt phần mainboard và phần mạng với server gồm nhiều đĩa từ chừa database. Thế là trong đám dân IT lại thêm một ông chuyên viện mạng coi sóc phần server và đĩa từ và dây nhợ.

Thế rối cuộc đời trôi nhanh, dữ liệu nó cứ tăng nhanh theo thời gian, không thể đóng khung trong một xí nghiệp, nên IBM mới nghĩ tới việc tạo một trung tâm dịch vụ cho thuê đĩa từ chứa dữ liệu, chí phí nó rẽ hơn là có server và kỹ sư IT coi sóc mạng. Nghĩa là công ty đem dữ liệu mình thuê "nhà trọ dữ liệu" của IBM để cất dữ liệu riêng của công ty. IBM bảo đảm an toàn tuyệt đối. Khách hàng chỉ cần ra lệnh đọc file thì file có ngay lập tức theo đường dây mạng Internet. Các công ty khác như Amazon, Microsoft, Dropbox lần lượt ra đời làm những nhà trọ dữ liệu cho thuê tương tự.

IBM gọi cái nhà trọ dữ liệu này là cloud. Vì dữ liệu dùng cho tin học, nên IBM gọi thêm là cloud computing. Có bạn sẽ hỏi IBM tại sao lại gọi là cloud mà không chọn một tên khác nghe dễ hiễu hơn.không. Dạ thưa nó như vầy. Gởi dữ liệu cho một người ngoài coi sóc nó giống như giao trứng cho ác. Ta phải bảo đảm là dữ liệu không bị hủy hoại bởi hỏa hoạn, nước lụt, khủng bố, hacker, v..v.. Do đó, IBM phải cho đục những đồi núi đi thuê làm những phòng kiên cố chống cháy nổ lũ lụt rồi gắn vào đấy những đĩa từ khủng chứa dữ liệu. Rồi viết phần mềm đọc viết dữ liệu an toàn. Nhưng cái đặc điểm ở đây, IBM cho thành lập nhiều nhà trọ dữ liệu bí mật an toàn tuyệt đối trên khắp thế giới. Dữ liệu của bạn khi được trữ vào một kho A ở Mỹ chẵng hạn, nó không nằm yên chờ bạn đọc dữ liệu, mà 10 phút sau nó được chép qua kho B nằm ở Ba Lan, rồi 10 phút sau nó lại được chuyển qua kho C ở Ý chẵng hạn. Có một giải thuật phức tạp di chuyển dữ liệu. Như thế, dữ liệu của bạn nó di chuyển liên tục như một đám mây trên trời. Do đó có từ CLOUD. Ngoài ra, dữ liệu của bạn được IBM sao thành 2-3 bản, cho trữ ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới, nếu lỡ bị động đất thì bản 2 bản 3 nằm đâu đó trên thế giới không bi mất. Nói tóm lại dữ liệu được trữ theo cloud computing là an toàn tuyệt đối.

Ong thiết nghĩ đã giải thích rõ ràng thế nào là cloud computing. Lần sau đừng có hỏi lại nhé.

DƯƠNG QUANG THIỆN - 17/6/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét