Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - Bài thứ 25

8/6/2016: Trưa

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG.  -  Bài thứ 25

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ THẾ...?

Nhân dịp ông Đinh  La Thăng đi "kinh lý" TT Phần mềm Quang Trung, có lẻ ông ta chờ đợi lãnh đạo TT báo cáo một đồng lương khủng đối với KS tin học như ở thung lũng Silicon ở Mỹ. Khi được nghe mức lương 7- 8 triệu đồng thì ông ta bảo thế là làm sao sống được. Ông ta bảo là phải tìm cách nâng lên 10 lần, nghĩa là 75-80 triệu đồng / tháng. KS Tin học TP HCM mà nghe như thế có lẽ sẽ mừng rơn, và sẽ làm áp lực lãnh đạo TT chi cho mình số tiền ảo tưởng kể trên.

Theo OGT, và theo đầu óc các vị lãnh đạo VN thì ta đang ở trong kinh tế thị trường (KTTT) như mọi quốc gia TB khác. Thế thì, KTTT là gì? Trong kinh tế tập trung theo kế hoạch của chế độ CS, như bà con miền Bắc đã biết qua, thì NN lo việc sản xuất và phân phối sản phẩm hàng hóa theo kế hoạch (theo tem phiếu). Giá cả do NN quyết định, và tất cả theo kế hoạch... Theo kế hoạch.  Tất cả theo kế hoạch. Thêm lại, NN đào tạo nhân tài, và nhân tài khi ra trường sẽ được phân công theo địa chỉ, không có quyền chọn lựa. Như vậy, theo kinh tế tập  trung theo kế hoạch  thì NN đã sản xuất và định giá  đúng theo cuộc sống của nhân dân, còn việc đào tạo nhân tài theo nhu cầu trả lương cũng đúng theo cuộc sống trong xã hội, như vậy chã có chi là phàn nàn. Thời ấy, đứa nào chĩ trích cách làm kinh tế của NN CS, thì NN bảo là theo phản động.

Nhưng cuối cùng, qua năm 1986 thì NN CS cũng buộc lòng chọn KTTT, mặc dầu trước đây không hề biết mặt mũi KTTT nó ra sao?

Còn dân miền Nam những người ở lại VN hoặc những người bỏ nước vượt biển tránh hoạ CS sau tháng 4/1975, thì những người này rất hãnh diện nền KTTT ở miền Nam từ 7/1955 đến 4/1975, trước người Bắc. Đối với OGT, người đã về lại Sai Gòn từ 7/1965 sau 11 năm du học ở Pháp và làm việc ở Thuỵ Sĩ, thì OGT biết rành KTTT của miền Nam từ 1965-1975, nên theo OGT thì KTTT miền Nam là ảo, ảo, ...ảo. Vì sao:

(1) muốn nuôi một bộ máy hành chánh & quân sự thì phải có thuế. Muốn có thuế, thì phãi có doanh nghiệp, có nhà máy sản xuất. Ngoài ra, phải có sản phẩm xuất khẩu để có ngoại tệ nhập hàng. Nhìn lại, thì miền Nam chỉ có loe ngoe vài xí nghiệp của Tây (bia BGI, thuốc lá Cotab Melia, sữa Nestle, cao su Cexco, rượu Bình Tây), của người Hoa (Bột ngọt Vifon, mì ăn liền 3 con cua, nuớc ngọt Thiên Huơng), của chánh phủ VNCH (các nhà máy dệt Phong Phú, Vinatexco, ..., xi măng Hà Tiên, giấy Cogido, đường Biên Hoà..). Nói tóm lại: doanh nghiệp, xí nghiệp tư nhân cũng như quốc doanh không bao nhiêu, do đó thuế đóng góp cho NN không bao nhiêu.

(2) xuất khẩu là zero, mặc dầu VN là nước xuất khẩu gạo và cao su. Cái kỳ lạ, là trong một thời gian dài, cho đến 1975, Sai Gòn đã ăn gạo viện trợ Mỹ. Chắc các bạn còn nhớ những bao gạo có hai bàn tay Việt Mỹ nắm tay nhau. 

(3) không có thuế, thì làm sao nuôi bộ máy công chức & quân nhân. Thế là từ 1955,  Mỹ đã viện trợ 700 triệu Mỹ kim/năm giúp chế độ miền Nam sống ngáp ngáp. Số tiền này vừa đủ nuôi cả bộ máy công chức và quân đội. Để quản lý số tiền viện trợ, TT Diệm theo yêu cầu Mỹ, đã thành lập Nha Ngoại Viện Ngân Sách (NVNS) tọa lạc trước vườn Tao Đàn, SG và một máy điện toán mainframe IBM 1401, sử dụng ngôn ngữ Autocoder đế viết chuơng trình quản lý số tiền 700 triệu MK kể trên. OGT đã tham gia về vấn đề lập trình và đào tạo chuyên viên cho tổ chức Nha NVNS này.  

(4) Còn dân chúng miền Nam họ sống thế nào?. Những vùng không bị ảnh hưởng bởi chiến sự như Nha Trang chẵng hạn, thì vùng quê tự túc sản xuất, nuôi thành phố Nha Trang. Còn những vùng có chiến sự thì tự mình sống lay lắt không có chánh quyền giúp đở. Có những vùng như Đông Hà, Quãng Trị, hoặc Cam Ranh, Khánh hòa là những nơi Mỹ đóng quân, thì dân chúng sống vào hàng PX của Mỹ, hoặc giặt áo quần cho lính Mỹ, hoặc làm gái bán ba, gái bán hoa cho lính Mỹ. Còn các ông lớn trong quân đội VNCH thì lo xây nhà , xây cao ốc cho các sĩ quan Mỹ thuê. Cư xá Trần Hưng Đạo, cư xá Brinsk trên đường Hai Bà Trưng những nơi mà đặc công VC tấn công, hoặc cao ốc bây giờ gọi là MovenPick, đường Nguyễn Văn Trỗi, tất cả thuộc quyền sỡ hữu của các tướng lãnh quân đội VNCH. 

Nói tóm lại, nền KTTT mà miền Nam gọi là có trãi qua thật ra là ảo. Chả có gì cả. Đó là một nền kinh tế ăn bám vào viện trợ USAID của Mỹ. Mỹ chi 700 tỹ đô cho chiến tranh Việt Nam, nhưng Mỹ chưa hề thống kê cho biết Mỹ chi cho Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, Phi luật Tân, VN bao nhiêu để tham gia vào cuộc chiến VN.

Để kết luận là đến cuối 1975, miền Bắc đã trãi qua một nền Kinh tế Tập trung theo Kế hoạch, còn miền Nam là một nền kinh tế ăn bám vào viện trợ Mỹ USAID. Như vậy, nước VN từ Bắc vào Nam chã bao giờ biết KTTT là gì. 

Do đó, cả hai bên Bắc Nam chã có chi là tự ti hoặc tự tôn với nhau. Nghe chưa quí vị Bắc Nam?

DƯƠNG QUANG THIỆN 
8/6/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét