Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

SAIGON: HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG VÀ ÔNG ĐINH LA THANG

30/6/2016: Sáng
SAI GON: HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG VÀ ÔNG ĐINH LA THĂNG...
Khi ông Đinh La Thăng (DLT) vừa mới nhậm chức, thì ông ta liền tuyên bố sẽ làm cho Sai Gòn trở lại thành Hòn Ngọc Viễn Đông (HNVD) Làm OGT cười may là không vỡ bụng. Không biết thằng cha thầy dùi nào tư vấn ông DLT như thế. Khi nghe ông DLT tuyên bố như thế thì dân SG không vuợt biên còn ở lại chắc là rơi lệ mũi lòng.
OGT biết Sài Gòn từ hồi 15 tuổi cho tới nay 83 tuổi rồi, nên cái câu Sài Gòn là HNVD thì OGT coi như là cái câu quảng cáo giữa người Pháp với nhau mà thôi, rồi ai đó đem ra so sánh để mà chữi bới nhau.
Chắc các bạn đã biết nước Việt ta bị Pháp chia là 3 miền: Bắc Trung Nam. Miền Nam là thuộc địa (colonie), còn hai miền kia là bảo hộ (protectorat). Bảo hộ là còn vua nhà Nguyển trị vì, nhưng quyền hành nằm trong tay tên khâm sứ Pháp.
Việt Nam nằm rất xa so với mẫu quốc Pháp. Đi tàu thuỹ cũng trên một tháng trời. Còn thuộc địa Algerie thì không xa Pháp chỉ cách 3 ngày đường tàu thuỹ, do đó khi được độc lập thì Algerie có đến 3 triệu người Pháp phãi rút đi, còn Việt Nam sau hiệp định Geneve năm 1954, thì người Pháp chỉ vỏn vẹn 30.000 người phải rời VN về Pháp. 30 ngàn so với 3 triệu, khác nhau 100 lần. Vì sao thế: chẵng qua là không gian quá xa giữa VN và Pháp. Vã lại, thời thuộc địa, mẫu quốc Pháp rất khó tuyển dụng công chức về làm việc ở các thuộc địa. Thứ nhất: người Pháp không thích xa quê hương, họ giống người Việt ta, ru rú trong luỹ tre làng. Thứ hai, dân Pháp bản địa rất ghét dân Pháp đi làm thuộc địa vì cho rằng dân đi làm thuộc địa là dân bóc lột, ... Nên dân Pháp không thích vào ngạch công chức thuộc địa. Tuy nhiên, để lôi kéo dân đi lảm công chức thuộc địa, ngoài những lương bổng cao hơn, tiền về hưu cao hơn, nên chánh quyền Pháp cho xây dựng những công sở rất bề thế, những nhà ở đầy tiện nghi. Do đó, ở Sai Gòn có những cơ sỡ rất đồ sộ nguy nga hơn so với các tĩnh ở Pháp. OGT khi du học ở Pháp cũng đã từng đi thăm nhiều tĩnh thành nỗi tiếng ở Pháp, thì phải công nhận các toà nhà chánh quyền mà Pháp để lại cho Sai Gòn là rất nỗi trội. Bạn có: (1) Nhà Thờ Đức Bà, (2) Bưu điện rất đẹp và nguy nga mà OGT chưa thấy ở Pháp; (3) Toà Đô Chính (Hotel de Ville, nay là trụ sở UBND Tp HCM) rất đẹp và uy nghi, khỏ tìm thấy cái nào đẹp hơn ở Pháp (4) Toà Án; (5) Sở Thú; (6) Chợ Bến Thành (7) các trường học Chasse Loup Laubat (nay là Lê Quý Đôn), trường Marie Curie, Gia Long, Trưng Vương; (8) Ngân Hàng Quốc Gia & Kho Bạc; (9) Thuế Vụ ở Hàm Nghi; (10) khu biệt thự ở Tú Xương và Mạc Đĩnh Chi; (11) các khách sạn Continental, Majestic; (12) Nhà Hát; (13) Thương xá Tax và khu Eden...
Nếu đem so Sai Gòn với các tĩnh thành thuộc địa của thực dân Anh như ở Ấn độ, Singapore, v.v.. thì phải nói là Sai Gòn rất đẹp cho dân Pháp thực dân ăn ở làm việc, nên người Pháp thực dân có cớ gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông để lôi kéo dân Pháp ở mẫu quốc vào làm công chức thực dân thế thôi. Nếu các bạn nhìn lại những cơ sở vừa kể trên đều nằm trong quận 1, còn các quận còn lại chả có chi cả. Nên nói đúng ra Hòn Ngọc Viễn Đông nằm gọn trong quận 1, là nơi 30.000 người Pháp thực dân ở mà thôi, chứ không phải cho toàn thể Sai Gòn, 2,4 triệu người vào 1975.
Nói tóm lại, từ Hòn Ngọc Viễn Đông chĩ là từ người Pháp thực dân dùng lôi kéo dân Pháp mẫu quốc thi vào ngành công chức hãi ngoại mà thôi. Nên chã nên hãnh diện làm chi. Và có người ngày nay gán từ này cho Lý Quang Diệu, để rồi so sánh với tình hình xã hội kinh tế ngày nay dưới chánh quyền CM để rồi chê bai chánh quyền CM chã làm được gì từ 1975 đến nay. Nên ông Thăng nhà ta bị gài bẫy thốt ra câu bất hủ là "sẽ làm cho Sai Gòn trở lại thành Hòn Ngọc Viễn Đông (HNVD)".

DƯƠNG QUANG THIỆN - 30/6/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét