Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

DÂN ANH ĐANG BIỂU TÌNH CHỐNG KHẮC KHỔ...


23/6/2015: Trưa...

DÂN ANH ĐANG BIỄU TÌNH CHỐNG THẮT LƯNG BUỘC BỤNG...SAO THẾ.

Trong tuần này, dân Anh chuẩn bị biễu tình, lý do: chống thắt lưng buộc bụng. Dân Tây Ban Nha, dân Ý cũng sẽ nối gót theo. Trong khi ấy, nước Hy Lạp chuẫn bị tuyên bố vỡ nợ, trong vài ngày tới, nếu các ngân hàng EC, ECB, và IMF không chịu thoả hiệp.

Bên Anh, thủ tướng Cameron loan báo là trong 2 năm tới sẽ cắt giãm 17 tỹ euro trong chi tiêu hành chánh, và 16 tỹ trong cứu trợ xã hội. Nghĩa là, các công chức về hưu sẽ không đươc thay thế, tiền hưu sẽ giãm đi, các tiền bão hiễm xã hội sẽ bị giãm đi. Người ta bảo khũng hoảng Hi Lạp chẵng qua là phần nổi của tảng băng suy thoái kinh tế, xã hội của Âu Mỹ. Tảng băng suy thoái bắt đầu ló dạng với Anh Quốc, Tây Ban Nha, Ý, v.v..

Tại sao thế ôn OGT? Vì sao nông nỗi thế ôn? Ôn giãi thích được không?

Có chi mà giãi thích không được. Thế này nhé. Có biết là "nhà giàu đứt tay, ăn mày đỗ ruột" Không? Dân Âu Mỹ 70 năm nay quen sướng, bây giờ mới khỏ khăn một chút thì kêu la ầm ỹ. Nhưng phãi nhìn nhận một thực tế: dân Âu Mỹ nghèo đi thấy rõ, trong khi ấy dân châu Á (trong ấy có VN) giàu lên, như một bài báo châu Âu vừa cho biết. Các nước châu Âu/Mỹ nợ nần như chúa chỗm nhất là Mỹ. Nợ công và nợ tư cộng lại ở Mỹ đã lên gần 40.000 tỹ đô bằng 250% GDP. Các chủ nợ của Mỹ là các nước châu Á: TQ, Hàn, Nhật bản, Singapore. Sinh viên Mỹ hiện nợ 1.160 tỹ đô tiền vay trã chi phí học đại học, đang là một bong bóng nợ khó đòi. Nên biết 3/4 sinh viên Mỹ không có tiền trả học phí đại học, nên phải đi vay ngân hàng. Do đó số nợ khổng lồ kể trên. Trong khi ấy sinh viên châu Á (Ấn độ, TQ, Hàn Quốc, VN, Thái Lan) năm 2014 vừa qua đã chi 50 tỹ đô cho đại học Mỹ. 

Trước đây, họ giàu thế sao bây giờ lại nghèo, kỳ thế? Họ thường bảo chỉ cần qua Âu Mỹ sống thì làm giàu nhanh mà? Americain Dream mà? Ở cái xứ CS như VN thì chả bao giờ ngóc đầu lên nỗi. Họ bảo với tụi con như thế. Sao ôn OGT, ôn có câu trã lời không? 

Ừ, thì ôn trã lời ngay. Mẹ ôn thường bảo không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, và bà thường lấy roi quất đứa nào em ôn dòm miệng người ta ăn. Bà ngụ ý, chịu khó nghèo làm việc nhiều để giàu lên, thay vì qua nhà giàu xin ở đợ làm mọi để có cơm ăn. Cho nên chuyện giàu có nghèo rớt mồng tơi là chuyện muôn thuở. Nó như thế này:

Trước 1954, năm ghi dấu chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam, thì các nước thực dân châu Âu, Anh, Pháp, Bĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý đã cai trị và bóc lột tài nguyên các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh suốt trên 100 năm. Họ đã tích luỹ một số lớn vàng bạc châu báu cướp bỏc được từ châu Á, Phi Châu và châu Mỹ La Tinh. Còn nước Mỹ cũng trở nên giàu có nhờ khai thác tài nguyên cướp trên tay của dân da đỏ (được gọi sai là Indiens, sau đó đổi thành Peaux Rouges, da đỏ), cũng như của 4 triệu dân Do Thái di cư từ Đức qua do bị Hit Le bách hại. Dân Do Thái đã đem theo không những tiền bạc, châu báu mà còn sự tinh hoa học vấn, mà ta gọi là khoa học kỹ thuật của lớp tinh hoa (élite).  Do đó, mặc dầu bị 2 cuộc chiến tranh thế giới tàn phá, các nước châu Âu và Mỹ là những quốc gia giàu có, và nhất là có trong tay khoa học kỹ thuật, với những know-how của cuộc cách mạng công nghiệp. 

Liền sau Điện Biên Phủ (ĐBP)  là cuộc nổi dậy của dân Algerie, dưới sự lãnh đạo của phong trào FLN (Front de Libération Nationale - mặt trận quốc gia giải phóng). Nước Pháp không chịu học bài học của Việt Nam vởi ĐBP, mãi tới 8 năm sau, năm 1962, TT Pháp De Gaulle quyết định cho Algerie độc lập. Thế là thực dân Pháp, Anh, Bĩ, Hà Lan thấy là không thể tiếp tục kiếm chát ở các nước thuộc địa, nên đành tuyên bố trao trả độc lập cho các thuộc đia của mình, nhưng lại gài các nước thuộc địa củ vào những liên minh như Alliance Francaise của Pháp, hoặc Commonwealth của Anh. Người ta gọi thời kỳ này là thực dân kiểu mới (neo colonialisme), nghĩa là thực dân da trắng không còn hiện diện taị các nước thuộc địa, nhưng các nước thuộc địa bị điều khiển từ xa bởi các nước thực dân thông qua các lãnh đạo mới, những người này trước kia là những thuộc hạ của chủ thực dân da trắng cũ. Người ta gọi là bình mới rượu cũ.

Mặc dầu chiến tranh thế chiến 2 kết thúc năm 1945, nhưng mãi đến năm 1965, 20 năm sau, sự sung túc của Âu Mỹ mới bắt đầu ló dạng, và lớn dần theo năm tháng đến năm 2007 thì bắt đầu những dấu hiệu suy thoái. Các nước Âu Mỹ phải mất 20 năm (1945-1965) để hàn gắn vết thương chiến tranh TC2 và việc mất đi các nước thuộc địa. Còn VN, sau 1975, phải mất bao nhiêu năm để hàn gắn vết thương chiển tranh 30 năm (1945-1975) bị Pháp/Mỹ tàn phá, và 20 năm (1975-1995) bị Mỹ cấm vận triệt để. Bạn thử trã lời xem.

Trong khi ấy, từ 1945 trở đi, một cuộc chiến tranh không thương vong, mà người ta gọi là chiến tranh lạnh giữa khối TB và khối CS bắt đầu. Mỹ cầm đầu khối TB, phối hợp với các nước thực dân Âu/Mỹ đã cấm vận tất cả các nước theo chế độ CS (LX, các nước Đông Âu, Cuba, VN, Triều Tiên, TQ...). Như vậy, ta có thể tóm lược việc phát triển của các nước sau TC2 như sau: 

(1) các nước Âu Mỹ giàu có (nhờ tích luỹ tài sản cướp bóc được tại các thuộc địa) cỏ khả năng phát triển kinh tế nhanh hơn và bền vững hơn. Vì sợ dân chúng theo CS họ phát triển những cơ chế đem lại tiện nghi vật chất ngày càng tốt cho nhân dân, như hệ thống y tế và bảo hiễm y tế miễn phí (trừ Mỹ), giáo dục miễn phí (trừ Mỹ), nhà cữa giá rẽ, giao thông vận tãi rẽ tiền, v.v.. Các tiện nghi vật chất này đòi hỏi phải chi tiền, ăn vào dự trữ được tích cóp từ thời thuộc địa. Tới 2007, thì dự trữ bắt đầu cạn kiệt. Do đó, bạn thấy là tình hình kinh tế các nước Âu/Mỹ bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. Tảng băng suy thoái kinh tế ở Âu/Mỹ bắt đầu ló dạng. 
(2) các nước châu Á nào không nằm trong khối TB như Nhật Bản, HQ, Singapore, Thái Lan, ... thì được Mỹ hỗ trợ, còn các nước nào theo CS (VN, TQ, Triều Tiên, ..) thì bị cấm vận triệt để. Do đó, các nước châu Á theo TB thì tha hồ gởi người qua Mỹ học tất cả những gì để phát triển kinh tế, kỹ thuật. Chỉ mới gần đây, TQ năm 1982 mới khỏi bị cấm vận. Do đó, với tinh thần tiết kiệm, chịu khó học hỏi, các nước châu Á trở nên giàu có, là công xưởng hàng gia dụng đối với châu Âu/Mỹ. Do đó, các nước châu Á ngày càng giàu, là chủ nợ của Mỹ, trong khi các nước Âu/Mỹ bắt đầu chu kỳ nghèo khó. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời là thế. Nếu bạn tính chu kỳ một đời là 25-30 năm, thì các bạn có thể tính ra chu kỳ giàu nghèo của mỗi nước. 
(3) các nước khối CS, sau khi từ bỏ phần nào CNCS thì Mỹ cũng giở bỏ cấm vận: TQ năm 1982, LX năm 1989, VN năm 1995, Cuba trong năm 2016 tới, thì lần lượt đi vào phát triễn. VN chỉ mới bắt đầu phát triển từ 1995, khi Mỹ bình thường hoá ngoại giao với VN, nghĩa là chỉ mới 20 năm,mà người ta cứ chê lên chê xuống, làm như VN phải là Thánh Gióng hiện đại không bằng.
(4) các nước Phi Châu và Trung Đông, dù đã thoát ra cãnh bị thuộc địa hoá, nhưng vẫn không ngóc đầu lên nỗi vì không gởi bỏ nỗi cái neo colonialism, nên giờ đây vẫn lẹt đẹt. Rũi một cái là lục địa này chứa đầy dầu lữa, nên từ sau 1945 đến nay là nơi Mỹ và Israel quậy phá tưng bừng để cướp dầu lữa. Trong 30 năm qua, hơn 20 triệu người Phi Châu và Trung Đông phải đi qua châu Âu đinh cư, là một gánh nặng đối với các nước EU, tăng nhanh suy thoái kinh tế đối với EU.
(5) cuối cùng các nước châu Mỹ La tinh thì dài dòng lắm, khi khác OGT sẽ hầu chuyện. Nhưng nhìn chung thì không khả quan cho lắm, vì các nước này là "sân sau" của Mỹ, bị Mỹ khống chế. Nên trong thời gian dài không chiến tranh, nhưng các nước châu Mỹ La tinh phát triển không bằng các nước châu Á. Thôi tới đây, OGT xin chấm dứt.

Thiệt ôn nói dài quá, theo không kịp. Bây giờ, ôn có kết luận chi không.

OGT chưa thể kết luận gì hết. Mà có kết luận thì người ta cũng sẽ cho mình là phiến diện. Ôn chỉ có thể đặt ra những câu hỏi như thế này:

- chừng nào nước Mỹ sẽ vỡ nợ. Hiện nợ công-tư ở Mỹ đã lên 40.000 tỹ đô. Các nước châu Á hiện cho Mỹ vay vào khỏan 10.000 tỹ. Cái máy in tiền của Mỹ khi nào sẽ không còn khả năng in tiền nữa. Nếu Mỹ vỡ nợ, thì sao ta. May là VN chưa có tiền cho Mỹ vay.

- tại sao vào lúc này TQ cổ động thành lập ngân hàng AIIB (Asian Infrastructure Investment Bank Ngân Hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu), với ý đồ gì.

- khi nào con tàu kinh tế EU sẽ chìm lĩm do nạn người di cư qua EU.

- IS sẽ ra sao trong tương lai. Trong các bài báo thuộc nhóm âm mưu, thì IS là con đẽ của Mỹ, tạm thời Mỹ chưa vội thừa nhận là con rơi của mình, vì IS chưa làm xong nhiệm vụ Mỹ giao, và nhiệm vụ là gì thế. Vừa rồi,người ta ngạc nhiên làm sao Irak để rơi vào tay IS đến 2.500 chiếc xe tăng tối Tân nhất của Mỹ. Và thêm chuyện quân đội Mỹ xác nhận là giao nhầm một số lớn vũ khí cho IS thay vì cho quân nổi dậy ở Syrie. Bin Laden, mà những người theo thuyết âm mưu cho là người của CIA, cũng đã làm xong nhiệm vụ, nên cuối cùng cũng bị thủ tiêu. Do đó, dân theo thuyết âm mưu đang dồn tâm trí vào IS. 

Thôi, hãy đợi đấy.

Dạ, chào OGT. Chúc ôn vui vẽ với bánh tráng nướng và nước cá kho.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét