Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

KHỞI NGHIỆP HAY KHÔNG KHỞI NGHIỆP...

28/4/2016: Sáng...

KHỞI NGHIỆP VỚI KHÔNG KHỞI NGHIỆP

Lối này, người ta nói nhiều đến khởi nghiệp. Ông ĐL Thăng, vừa mới nhậm chức, đã "huấn thị" tp HCM phải là tp khởi nghiệp. Bây giờ, nghe nói cuối tuần này, có buỗi gặp gỡ giữa ThT Phúc và giới doanh nghiệp, thì người ta nói đến việc ông Phúc sẽ yêu cầu các cơ quan NN phãi chăm sóc các công ty khởi nghiệp, giống như những bé sơ sinh mới chào đời.

Từ "khởi nghiệp"  ta dịch từ "start up" tiếng Mỹ, hoặc từ "Entrepreneur" từ tiếng Pháp. Từ start up xuất phát từ Silicon Valley, Mỹ, từ mấy năm nay rồi. Vì những năm sau này, các công ty start up tràn đầy ở Silicon Valley, và có khá nhiều start up thành công, nên các nước trên thế giới tư bản chú ý đến hiện tượng nảy, và có những bài báo liên quan đến start up. Nhiều nước, như Pháp chẵng hạn, thấy nền kinh tế mình trở nên èo uột thì nghĩ ngay đến start up. Năm ngoái, Pháp cho mở một trường chuyên hướng dẫn, hỗ trợ những ai muốn làm Entrepreneur. Bây giờ, đến phiên các ông nhà ta thích bắt chước: Việt Nam...

Các ông VN hiểu khởi nghiệp ra sao nhỉ? Theo OGT, họ không hiểu chi cả, xin lỗi. Nghe người ta nói khởi nghiệp, thì mình cũng bắt chước nói khởi nghiệp theo kiểu hiểu của mình, made in Vietnam.

(1) ôn tìm được một tài liệu về khởi nghiệp bằng tiếng Anh, viết cho người Mỹ. Ôn chuyển cho một BFB nhờ dịch rồi phát cho bà con đọc, xem người Mỹ họ làm khởi nghiệp bài bản ra sao, VN rút kinh nghiệm thực tế ra sao để mà làm. Người bạn BFB có lẽ bận lo cơm áo gạo tiền, nên chã trã lời, im lặng luôn. Ôn dại:  trẽ trâu VN giờ đây biết tiếng Anh, cần chi mà dịch. Phải không?

(2) ôn có thằng cháu, kỹ sư vật lý. Ra trường, ôn nhờ một thằng cháu khác giới thiệu nó vào làm một công ty đúng ngành nghề và có lương cao. Sau mấy năm làm việc, tiết kiệm cũng được kha khá, nhưng xem ra chán cái nghề ngày nào cũng giống như các bà đỡ đẽ ở bệnh viện phụ sản. Thế là cậu ta bảo ông nó muốn khởi nghiệp. Ôn hỏi: đã có công ăn việc làm, thì còn khởi nghiệp cái gì. Dạ con muốn mở một quán cà phê. Ôn không nói gì. Ông nghĩ theo nguyên tắc khi khởi nghiệp thì phãi có cái chi mới lạ khác người, mở quán cà phê, thì Sai Gòn này đầy rẫy. Thế là ông cậu đi thuê mặt bằng, thiết kế phòng ốc hoành tráng, dụ con em họ vào làm chung. Tốn hết vốn ban đầu 100 triệu. Sau 6 tháng đành dẹp tiệm, chịu thiệt 70 triệu. 

(3) có một bạn BFB chuyên quyên góp tiền để cho học bổng và xây trường. Đầu năm ngoái trong một cuộc nói chuyện với ôn, cậu ta đề cập đến việc khởi nghiệp. Cậu ta bảo: nếu ôn đóng góp 10.000 đô, thì các bạn Việt Kiều ở Mỹ của cậu ta sẽ đóng góp thêm 10.000 đô. Ông đồng ý, và hẹn đến cuối tháng 6/2015 sẽ giao tiền. Đúng hẹn, ông giao tiền và hứa cho mượn trong 5 năm không lấy lãi, và nếu ông qua đời trong khoảng thời gian nợ, thì coi như cho tổ chức. OK. Thế mà tới tháng 5/2016, gần một năm rồi, hồ sơ xin khởi nghiệp chả có, mà đóng góp Việt Kiều Mỹ cũng không ngoại trừ một trự cho mượn 500 đô. Bây giờ ôn chã biết nghĩ thế nào về "lò ấp khởi nghiệp" này? Sắp hết niên học, không một hồ sơ xin khởi nghiệp. 

(4) ... (Có một trường hợp khác khá dài dòng, nên xin không kể...)

Như bạn thấy đấy, khởi nghiệp không phải dễ dàng, ở VN đã như thế, thì ở Mỹ lại càng khỏ hơn. Thật ra, việc khởi nghiệp bắt đầu từ Mỹ vào những năm 1972 trở đi. Muốn thực thụ khởi nghiệp thì phải có 3 yếu tố: 

(1) sản phẩm hay dịch vụ của công ty khởi nghiệp phải là duy nhất độc đáo, có một không hai, và thường là hình thành trong đầu óc của người sáng lập, phải cần người thể hiện ý tưởng. 

(2) phải cần có tiền, nghĩa là ai đó cả gan đầu tư vào. Theo nguyên tắc cổ điển, thì nhà đầu tư, thường là một ngân hàng, họ chĩ đầu tư (cho vay tiền) khi công ty chứng minh là mình làm ăn có lãi. Còn khởi nghiệp ở đây, thời @, thì chĩ có quỹ đầu tư rũi ro chĩ mới chịu đầu tư. Nghĩa là, người có sáng kiến muốn khởi nghiệp sẽ trình bày ý tưởng, khả năng kiếm tiền, v.v.. Lúc này, ai muốn đầu tư thì bỏ tiền ra, nhận được phiếu cổ phần. Rồi chờ, một hai năm công ty làm ra sản phẩm, tiêu thụ thế nào, lúc ấy mới nói là thành công hay thất bại. Do đó, khái niệm đầu tư mạo hiễm, đầu tư rũi ro đi đôi với tinh thần khởi nghiệp. Cho nên việc OGT đầu tư 10.000 đô với ông bạn chuyên làm học bổng là sai nguyên tắc. Nó như cái cày đặt trước con trâu.  

(3) yếu tố cuối cùng là: có một môi trường phát triễn khởi nghiệp. Ở Silicon Valley, người ta có những toà nhà đầy đủ tiện nghi cho thuê với giá rẽ, để nhân viên toàn tâm toàn ý làm việc cho dự án. Có những chế độ làm việc thế nào công ty không bị phá rầy bởi cơ quan thuế, cơ quan thanh tra tra này nọ, như thuờng thấy ở xứ ta. Ở Silicon Valley, tụi Google cho thành lập cả một hệ thống autobus riêng biệt cho các IT của startup. Trong mỗi chỗ ngồi trên autobus đều có gắn máy vi tính với Wifi. Từ chỗ cơ quan về đến nhà phải mất một tiếng đồng hồ. Thế là cậu IT từ lúc bước lên autobus cho đến khi đển nhà, cặm cụi làm tiếp. Như vậy công ty startup có 2 tiếng đồng hồ miễn phí. (Bạn thấy tụi TB nó bóc lột dân cổ cồn thế nào chư?). Nghĩa là tạo một môi trường làm việc thoãi mái, cho phép sáng kiến tưng bừng nở hoa. 

Nếu bạn hội tụ đươc 3 yếu tố kể trên, thì mới gọi là khởi nghiệp. Nếu không là giả tạo.

Ngày hôm nay một ông nào đó trên hội doanh nghiệp VN, Vũ Tiến Lộc thì phải, tuyên bố hùng hồn: trong 5 năm tới, VN sẽ là quốc gia khởi nghiệp. Bạn thữ xem lại 3 yếu tố vừa qua, VN có cái chi lận lưng không...

ĐỂ KẾT THÚC...

Theo nhận xét của OGT, thì các công ty startup thực sự chỉ hiện hữu ở Mỹ mà thôi. Các nuớc khác không có đâu. Ở Mỹ, có nhiều startup vừa mới PR trong vòng một tháng cỏ thể nhận đến 1 tỹ đô (: 22.000 tỹ VND). Kinh khùng. Vì sao, chĩ có Mỹ, mới có những startup.

(1) đầu óc người Mỹ vẫn còn theo óc phiêu lưu khám phá của Columbus. Ngoài ra, người Mỹ thích kiếm tiền, nhìn mọi thứ thượng vàng hạ cám xem có vặn ra được tiền không, là họ a vào làm. Khi họ thành công, thì họ lãng mạn hoá sự thành công của họ, để câu nhà đầu tư, cũng như bọn trẽ trâu. Lấy thí dụ của Bill Gates của Microsoft, và Mark Zuckenberg của Facebook. Ai ai cũng biểt Bill Gates nỗi tiếng khi ông ta khởi nghiệp từ nhà xe ô tô của gia đình, hay chuyện hai ông Gates và Zuckenberg nổi tiếng là người bỏ học đại học. Bạn đều bị lừa mà không biết. G. & Z. bỏ học ngành IT vì rằng thời hai ông ấy, ở ĐH Mỹ, ngành tin học rất là sơ khai so với những gì mà OGT đã học ở IBM khi OGT vào làm IBM năm 1964. Trễ so với IBM gần 10 năm. Cho nên các giáo sư ĐH Mỹ thời 1982 trở về trước rất dốt về IT, nên hai ông G&Z bỏ ra học là phải. Nếu họ ở lại ĐH làm ra một cái phD đột phá có thế biến thành một sản phẩm, thì thành quả nghiên cứu sẽ trở thành sở hữu cùa trường ĐH họ không xơ múi gì. Đó là ý đồ tính toán rất kỹ của hai ông lớn IT này.

(2) bạn thấy là ở Mỹ, các công ty startup đều tập trung một cách cao độ ở thung lũng Silicon (Silicon Valley), bang California, Mỹ. Tại sao vậy? Đây là một sự ngẫu nhiên. Những công ty startup Mỹ vào thời 1980 họ chọn nằm gần campus của ĐH Standford. Các startup này tuyển nhân viên tạm thời là những sinh viên, và những nhà nghiên cứu là các giáo sư. Các giáo sư DH Stanford thường có cổ phân trong các startup. Qua viêc hợp tác giữa các sinh viên và giáo sư vởi các startup, các công ty startup phát triễn nhanh với giá thành thấp. Chính nhờ cái môi trường thích hợp nên các startup phát triển nhanh, thành công và trở thành nổi tiếng. Do đó, việc phát triển của Silicon Valley là ngẫu nhiên, tự nhiên không có áp đặt hoặc sắp đặt. Cho nên, theo OGT việc VN bắt chuớc, tổ chức phần mềm Quang trung ở Tp HCM hoặc Hoà Lạc ở Hà Nộj là phản tự nhiên, nên khó thành công. Bạn có bao giờ nghe nói: nhiều doanh nhân VN chạy qua Singapore lối sau này để khởi nghiệp, sao thế?

(3) như bất cứ công ty nào, khi khởi nghiệp đều cần đến sự đầu tư rất đặc biệt về vốn khởi đầu. Ngân hàng truyền thống ít khi quan tâm đến, và chỉ những quỹ mạo hiểm, quỹ rũi ro mới để ỷ đến startup, vì sao? Khi quỹ mạo hiễm đồng ý bỏ tiền vào đầu tư, thì họ đã nghiên cứu công ty là gà đẽ trứng vàng. Họ có thể đúng mà họ cũng có thể sai. Nếu họ đúng, thì họ có cỗ phần trong công ty và họ sẽ nhận lãi lớn, và có cơ hội mua đứt. Còn nếu họ sai, thì họ đã ý thức trước là xem như tiền trôi sông, mất không thương tiếc.

Có một điều bạn nên biết: người Mỹ nhận ra rằng, nước Mỹ từ 2008, đang từ từ đi vào suy thoái kinh tế. Muốn chậm lại tốc độ suy thoái, thì phải có công ăn việc làm mới, phải có những sản phẩm/dịch vụ mới. Thì chính các công ty startup sẽ đem lại việc làm mới. Các công ty đại gia Mỹ như Microsoft, Facebook, Amazon, ... giàu nứt khố đổ vách, tiền nhiều không biết làm chi. Nhưng sáng kiến tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới thì đã cạn kiệt. Do đó, họ đầu tư vào quỹ mạo hiểm. Trên thế giới, vô số người trẽ muốn chứng tõ tài năng, họ đến Silicon Valley, thữ mở một startup rồi kêu gọi đầu tư. Các đại gia tha hồ lựa chọn đầu tư. Sau một thời gian trong ngóng, trứng ấp nở chưa, nếu có triễn vọng, thì đại gia mua đứt với giá cao. Tóm lại các con trẽ giỏi dắn, hùng hục sáng kiến cho ra những sản phẩm dịch vụ ngon lành, thì đại gia Mỹ mua đứt công ty. Nói tóm lại, thế giới đang đi làm mọi cho Mỹ một cách vui vẽ, vì cả hai bên đều có lợi.

Để kết luận, OGT chì yêu câu bạn nên mơ cái gì thực tiển trong tầm tay, theo châm ngôn của cha ông ta: lả liệu cơm gắp mắm. Tuy nhiên, cũng xin chúc bạn có nhiều giấc mơ đẹp. Ôn thì ôn mơ làm cho xong cái dự án ERP. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét