Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

FB tháng 10/2017

NÓI CHUYỆN VỚI CÁI ĐẦU GỐI

PHÚ QUỐC: NGUYỄN ÁNH GIA LONG & ĐÀI LOAN : TƯỞNG GIỚI THẠCH


OGT: cu DAG (đầu gối) cỏ nhà không?

DAG: dạ con đây. Lâu lắm ôn mới nghĩ đến con. Con xin chúc mừng sức khoẽ ôn. 

OGT: không nghỉ đến cu DAG thế là tốt. Tây nó có câu: pas de nouvelle, bonne nouvelle, nghĩa là không có tin tức, mọi việc đều tốt. 

DAG: đúng thế! Con sống tốt nên ôn không cần réo. Mà Sáng nay ôn réo con chuyện gì thế.

OGT: chã có chuyện chi to tát. Hôm qua ôn nghĩ lẫn thẫn một câu chuyện, nên gọi cu DAG cùng bàn.

DAG: chà chà, hân hạnh dược gọi cùng bàn. Chuyện chi thế Ôn.

OGT: cu DAG vào Gô Gù xem giùm ôn VN, Phú Quốc, Singapore và Đài Loan diện tích bao nhiêu Km2.

DAG: biết để làm chi thế ôn.

OGT: đã bảo đi lấy số liệu thì lo mà đi lấy, hỏi chi lung tung, mệt quá.

DAG: dạ dạ. Con đi lấy số liệu đây. Theo Gô Gù thì : Việt Nam: 331.000 km2; Phú Quốc : 585 km2; Singapore: 719 km2; Đài Loan: 36.200 km. Như vậy Phú Quốc và Singapore diện tích Xê xích không bao nhiêu: 20%, nhưng Phú quốc hơn hẵng về mặt địa lý, đất dai phì nhiêu hơn nhiều. 

OGT: ừ, cu DAG nói đúng. Bây giờ, Ôn hỏi cu DAG: sau thế chiến 2, Trung Quốc có bao nhiêu đãng.

DAG: dạ, cái nớ ai mà không biết: chỉ có 2 đãng: Quốc dân đãng của Tưởng Giới Thạch và đãng CS của Mao Trạch Đông.

OGT: sau 1945 thì sao.

DAG: thì Mao thắng, Tưởng thua, nên Tưởng kéo cả bầu đoàn thê tữ, những tay nhà giàu và đám quân sự trốn về Đài Loan lập ra một chính thể, một quốc gia, nhưng LHQ không công nhận, nhưng vào khoảng 30 nước công nhận Đài Loan và thiết lập cơ chế ngoại giao.

OGT: đúng rồi. Bây giờ, ôn hỏi một câu hỏi tiếp. Cu DAG thấy là diện tích Singapore và Phu Quốc chỉ vào khoảng 20%, nhưng Phú Quốc có nhiều lợi thế hơn Singapore, như vậy nếu Singapore có thế là một quốc đão, thì tại sao Phú Quốc không thể là một quốc đảo?

DAG: chà chà, ôn hỏi khó con rồi. Phú Quốc có thể là một quốc đảo như Singapore, nhưng có thể có nhiều lợi thế, nhưng cho ai. PQ hiện là của VN.

OGT: PQ hiện là của VN. Nhưng ôn hỏi tiếp một câu: khi Tây Sơn Nguyễn Huệ truy đuỗi Nguyễn Ánh, thì Nguyễn Ánh làm gì. 

DAG: thì trong sữ viết là Nguyễn Ánh trốn ra Phú Quốc, và Nguyễn Huệ không theo đuỗi nữa. Và khi Nguyễn Huệ qua đời, thì Nguyễn Ánh mới rời khỏi PQ Khôi phục lại cơ đồ.

OGT: như vậy, cu DAG thấy ôn hỏi những câu không đầu không đuôi để làm gì thế: cu DAG có thấy Nguyễn Ánh chạy ra PQ nó giống như Tưởng Giới Thạch bị Mao Trạch Đông đuỗi phãi chạy ra đảo Đài Loan trốn tránh. Về sau Nguyễn Anh phục lại cơ đồ khi Nguyễn Huệ, yểu mệnh qua đời, còn Quốc dân đãng không thễ đanh bại DCS TQ nên đành lập ra một quốc gia Đài Loan.

DAG: đúng thế. Trốn ra đảo Đài Loan, trốn ra đão PQ. Ôn muốn dẫn dắt con đi đâu thế?

OGT: sao mà chậm hiểu thế: tại sao hồi 30/4/75, cha Thiệu, cha Kỳ, cha Ngô Quàn Trưởng không nghỉ đến việc rút hết Nguỵ quân Nguỵ quyền với súng ống đạn dược rút lui về PQ mà trấn giữ giống như Tưỡng Giới Thạch hay Nguyễn Ánh. Thay vì ùn ùn vượt biên qua Mỹ, qua Úc xa xôi làm mồi cho hãi tặc. Xa như vậy mà đòi vượt biển phục quốc. Theo ông biết những tay ngụy quân ngụy quyền ở miền Nam chã ai đặt ra câu hỏi nếu thất trận thì làm sao, dường rút lui là thế nào. Hình như bao giờ họ cũng nghì là họ sẽ thắng VC. Trước đây họ biểt rõ 2 trường hợp : Nguyễn Ánh và Tưỡng Giới Thạch. Thế mà họ không suy nghì tính toán đường rút lui khi thất trận. Mà khi thất trận chã bao giờ nghĩ đến Phú Quốc. Hay thiệt.

DAG: tại sao bây giờ ôn đặt ra câu hỏi.

OGT: không biết. Tự nhiên câu chuyện nó ập tới. Nó để 42 năm mới đến đó. Nghĩ cũng lạ, phãi không.

DAG: dạ đúng là lạ thiệt.

DƯƠNG QUANG THIỆN  6/10/2017

#######

6/10/2017: 

ĐIỆN BIÊN PHỦ: ÔNG GIÁP ĐÁNH THẾ NÀO THẾ?​

Ngày 
​hôm ​
trước OGT có hỏi bà con: ông Giáp áp dụng chiến thuật gì trong truyện tàu ở Điện Biên Phũ. Không ai trã lời cã. Có lẽ chã ai suy nghĩ đến một góc cạnh vấn đề.

Câu chuyện của OGT là như thế này: 

Hồi xưa bên tàu, khi quân B trấn thủ một cữa thành, quân A muốn chiếm, mà đánh chiếm trực diện thì khó thành. Do đó, tướng quân A bao giờ cũng dụ quân B rời khỏi thành rồi một mặt tìm cách giết quân B khi ra khỏi thành, rồi quân A tìm cách chui vào chiếm thành khi quân B rời khỏi thành. Trong chiến thuật này, tướng A chọn một nơi có đồi núi hiễm trở, hai bên là núi non, ở giữa đi qua là một ngọn đèo nhỏ hẹp. Tướng quân A cho lính lên các ngọn núi hai bên đèo chặt hạ cây làm cái máng đựng cây và đá tảng, có khã năng theo lệnh cho máng hạ xuống thì cây đá sẽ lăn từ trên xuống dưới chân đèo. Do đó, khi bố trí xong trận địa thì tướng A chia quân mình làm 4 nhánh. Nhánh A núp xa khỏi thành chờ ụp vảo thành khi quân địch rời khỏi thành. Nhánh B ở trên núi chờ hiệu lệnh cho rơi cây đá khi quân địch qua đèo. Nhánh C phục sau đèo chở tản quân dịch chạy qua là giết hết. Cuối cùng nhánh D được lệnh đến cữa thành khiêu chiến, rồi khi địch ra thì lính nhánh D được lệnh bỏ chạy về phía đèo dụ cho quân địch chạy qua đèo rồi ra lệnh nhánh B thả gỗ đá. Thế đấy, chiển thuật của tụi tàu có một cái tên mà ông quên mất. Đai khái là như thế. Ông Giáp biết rõ chiến thuật này vì ông đã đọc sữ tàu.

Ông Giáp là giáo viên dạy sữ, nên thời ấy ông buộc phãi biết sữ Việt, sữ Tàu và sữ Pháp. Khi nghe quân Pháp chọn DBP làm cứ điểm chống VM, thì ông đã hiểu ra cách giãi dùng chiến thuật đã kễ trên trong sách Tàu. Điện Biên Phủ là một lòng chão, tương tự như thung lũng một cái đèo. Ông Giáp xem như là tụi Pháp tự đem thân nạp cho ông. Xung quanh DBP là núi non giống như núi non ở hai phía đèo. Tụi Pháp đã quan sát kỹ núi non xung quanh DBP thì nghỉ rằng Giáp chã bao giờ lên được vùng núi, chưa nói đem súng ống đạn được lên trên cao. Còn Giáp, thì thay vì cho lăn gỗ đá từ trên xuống lòng chão ông ta sẽ cho nã đại bác từ trên núi xuống lòng chão, thì thế nảo quân Pháp sẽ thành chão thịt sống. Ông Giáp đã nghĩ ra cách đánh mà sách tàu dạy ông, mà Pháp chã bao giờ nghĩ đến, mà nếu có nghỉ đến thì cho rằng  Giáp chã bao giờ làm được, vì Pháp nghĩ rẳng nếu được yêu cầu Mỹ có thể điều động máy bay thã bom các cứ điềm của VM.

Tới đây, Việt Pháp ai lo việc nấy. Đối với ông Giáp thì cách đánh trã đã được định hình: (1) thay vì gỗ đá, ông ta dùng đại bác. Ông ta liền đặt mua một số lượng lớn đại bác cũa TQ. Chắc tụi TQ không biết ông Giáp làm gì với khối lớn lương đại bác. (2) vấn đề là làm thế nào đi chuyễn các đại bác này lên đĩnh. OGT chã cần giãi thích làm chi: các bạn đã xem đoạn phim hò kéo pháo. (3) ông Giáp đã cho rả một số bộ phận của đại bác, cho chở trên những cái giỏ tre mây bởi dân công hoã tuyến; (4) để nhẹ gánh đối với dân công tãi đạn và linh kiện rời của đại bác, OGT nghe nói ông Giáp đặt mua 30.000 chiếc xe đạp Pháp sản xuất ở St Etienne (chắc là theo gợi ý của Trần Đại Nghĩa). Nhờ những xe đạp này mà đạn dược linh kiện được chuyễn lên đĩnh núi một cách nhanh chỏng, và bí mật mà tụi Pháp không ngờ. (5) công việc cuối cùng là cho đục trong núi những hầm dùng bảo vệ các ụ pháo đại bác. Khi nã đạn kéo pháo ra, rồi lui vào tránh máy bay thả bom.

Nói tóm lại, ông Giáp đã cãi biến tài tình bài học của truyện tàu để lại. Ôn không biết có ai đưa ra cách giãi thích này hay không. Đây chẵng qua là suy diễn của OGT. Có chi không lô gic, thì xin cho biết.

​DƯƠNG QUANG THIỆN 6/10/17​

#########

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét