Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Théc méc: trả lời


(2) 15/11/2017 :  Sáng qua Trưa

Bà con BFB nè:

Có một cậu yêu cầu ông cho ý kiến về loạt vấn đề sau đây : nó giống rỗ rau mọc dại ngoài bờ sông. Nó như thế này:

- Bẫy thu nhập trung bình, VN đã mắc bẫy này, không thể vượt qua ngưỡng đó để giàu hơn nữa, cụ thể là:
    +Tăng trưởng của VN chậm lại
    + Năng suất lao động kém
    + Chuyển dịch cơ cấu chậm, không rõ nét, hầu hết chỉ xuất khẩu dệt may, giày da, nông sản.
    + Tụt lại trong các bảng xếp hạng.
    + Ô nhiễm, tham nhũng

N
​ếu​ bạn đọc kỹ, bạn thấy là vô số vấn đề lúc nhúc (tăng trưởng, năng suất lao động, chuyễn dịch cơ cấu, tụt hậu, ô nhiểm, và tham nhũng), không liên hệ (corelation) gì đến bẫy thu nhập trung bình. Người ta cố tình làm hoa mắt bà con với khá nhiều vấn đề không ất giáp gì với nhau, chẵng qua là để che giấu cái thiếu hiểu biết của họ...

Người ta cố ý nói là phát triền của VN đã bị khựng lại, không thể vượt qua cái bẫy thu nhập trung bình. Nếu bạn không hiễu cái bẫy trung bình, thì lên Google mà tra vấn, rồi thữ tìm hiểu xem là gì. Bạn sẽ không hiểu gì hết, thì bảo sao ông hiểu họ nói gì. 

Bây giờ, xem như là phát triển của VN khựng lại. Có đúng thế không ? Bạn thữ suy luận từ đầu đến cuối. 

Như bạn đã biết, và đã sống qua là sau 04/1975, hoà bình đã lặp lại sau khi cụ Hồ nhà ta đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. Nhiệm vụ thời 1975 ấy là hàn gắn chiến tranh và phát triền đất nước trong khi không một xu dính túi. Nếu sau thế chiến 2, Đức và Nhật bị bại trận, buộc phãi bồi thường chiến tranh, nhưng lại được Mỹ hào phóng viện trợ theo chương trình Marshall đề Đức Nhật phục hồi kinh tế và có tiền trã tiền bồi thường chiến tranh cho đồng minh. Còn VN thì sao? Mỹ đã phá nát VN với bom đạn và chất độc da cam, không chịu bồi thường chiến tranh như thông lệ (Kissinger đã hứa bồi thường 4 tỹ MK với Lê Đức Thọ, tại hội đàm Paris, 1973) mà còn lại ra tay dã man cấm vận VN suốt 20 năm (1975-1995). Cho nên thời kỳ 20 năm sau 1975, việc hàn gắn chiến tranh và phục hồi kinh tế dân VN vẫn kiên cường tiến hành, nên GDP của VN vào 1995 chĩ bằng 100 MK. Bây giờ, năm 2016 GDP gần bằng 2.500 MK. Cho nên vừa rồi TT Trump, nhân dịp dự hội nghị APEC 2017 đã thốt lên: “
Việt Nam là một trong những điều kỳ diệu trên thế giới, một đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh.”. Ông ta nói đâu đó là GDP của VN đã tăng 25 lần trong 20 năm qua. Nghĩa là từ 100 đô (1995) nay lên 2.500 đô (2016). Nói tóm lại, tăng trưởng VN vẫn đều đều, bây giờ hiện là 6,7%, nên nói VN hiện sụp vào cái bẫy trung bình là nói đánh phủ đầu dân VN chã có gì khác.

​Từ trước đến giờ các chuyên gia kinh tế  cũng như báo chí hay phê bình sự tăng trưởng của VN so với các nước Asean như Hàn Quốc Singapore Thái Lan và Mã lai v.v..dựa trên GDP.​ Chắc bạn đã biết GDP là gì, nghĩa là tổng thu nhập quốc dân dựa trên sản xuất và dịch vụ. TD trong năm  2016, GDP của Hàn Quốc là 
27.561 USD
​, còn VN là 2.200 USD, 12 lần nhỏ thua Hàn Quốc nếu ta biết rằng năm 1955 Hàn Quốc và VN có cùng GDP là 100 usd. Để rồi than là VN sao mà bết quá, nhất là CP VN sao mà bết quá, để rồi kêu bỏ cha cái chế độ CS đi mà theo TB Mỹ cho phát triễn nhanh. Trong khi TT Mỹ Xì Trum vừa rồi đã khen VN là thần kỳ, không theo Mỹ mà vẫn thần kỳ.​


Như đã nói, người ta thường bình luận mức độ tăng trưởng của một nước dựa trên GDP. Và người ta tin rằng GDP là thước đo tăng trưởng của một thời kỳ. Theo Ôn, người ta sai mà không biết. Nó như thế này.

Chắc các bạn BFB đã nghe chuyện một ông phú hộ ăn một con gà và ông nông dân cạnh bên ăn gạo trắng nước trong. Chuyên gia kinh tế phán rằng GDP của 2 ông này là 1/2 con gà. Chắc là bạn ôm bụng cười. Nhưng đó là sự thật: cách tính GDP của các chuyên gia kinh tế thế giới phán là đúng.

Trong tính toán GDP, người ta lấy số người dân trong tuỗi lao động và các công ty tập đoàn kinh tế đề cho ra một con số y. Và người ta lấy tồng thu nhập của số y kề trên cho ra x, và người ta tính ra GDP bẳng cách chia x/y. Đơn giản phải không. Chính cái đơn giản đó làm cho ta hiểu lầm kiểu 1/2 con gà kề trên.

Để cho công bằng người ta nên tính tỹ lệ người giàu chiếm bao nhiêu tổng sản phẩm, và tỹ lệ người nghèo chiếm bao nhiêu tổng sản phẫm, rồi tính ra GDP của người giàu và của người nghèo. Như vậy ông phú hộ ăn đúng một con gà, còn ông nông dân không có gà ăn. Do đó, khi nghe Ôn khen GDP của Thuỵ Sĩ (TS) rất cao, bà đầm TS của Ôn bảo rằng TS có rất nhiều ngân hàng lớn rất giàu, và nhiều tập đoàn dược và thực phẫm rất giàu, nên GDP còn lại không bao nhiêu cho dân thường, nên bà bảo dân thường TS không giàu như người ta tưởng. Và đúng thế. Ôn ở TS 3 năm làm việc cho công ty Paillard Bolex chuyên sản xuất camera, nên nhận ra dân TS không giàu như người ta tưởng: họ vừa đủ sống, chưa đến độ thoãi mái. 
Ngày nay, ta có IT nên việc tính GDP theo từng phân khúc: giàu, trung lưu, nghèo dễ dàng hơn và theo từng tháng quý thay vỉ một năm một lần.

Cuối cùng bạn nên thận trọng sữ dụng GDP để đánh giá tăng trưởng. Như đã nói, người ta gộp chung với nhau thu nhập của người giàu và nghèo để tính ra GDP và như thế người ta không biết sự phân bổ giàu nghèo là thế nào. Lấy một thí dụ: thu nhập trong ngành cà phê. Ở Brazil, nước đứng đầu về cà phê, thì bao nhiêu thu nhập về cà phê đều nằm trong tay của vào khoảng 10 gia đình giàu. Còn lại thì toàn là nông dân đi làm thuê. Còn ở VN thì phần lớn các vườn cà phê nắm trong tay các chủ nhân nhỏ lẽ. Nông dân làm chủ cơ nghiệp cà phê của mình. Như vậy, bạn thấy GDP về cà phê của Brazil cao hơn VN, nhưng phân bố giàu nghèo qua GDP thì VN tốt hơn, công bằng hơn. Ta nghe nói đến tay đại gia cà phê Trung Nguyên ở VN, nhưng khi nhìn sâu chã là gì cả. 

Nói tóm lại, GDP không nói lên gì cả. Ngoài ra, bạn còn nghe nói đến chỉ số cạnh tranh, năng suất lao động, ... để đem so sánh VN với nước ngoài. Các bạn chớ để ý. Họ muốn dẫn dắt đầu óc bạn vào ý tưỡng là nên thay thế chế độ này, giống như thay găng tay. 

Duong Quang Thien 15/11/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét