Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

BỊ GHI VÀ THEO DÕI BỞI ANH CẢ HOA KỲ

Bài báo này viết trước khi có vụ xì căng đan tình báo SNOWDEN ở Mỹ


Bị ghi và bị theo dõi
bởi Anh Cả Hoa Kỳ mà không hề biết

Jean Marc Manach (báo Le Monde, Pháp)
Dương Quang Thiện (dịch) 2/9/2012

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 bởi Al-Qaida, tại New York (Mỹ), vào tháng 2/2002, đô đốc hãi quân John Pointdexter cựu cố vấn an ninh của Ronald Reagan (cựu tổng thống Mỹ) đã đề nghị thành lập một hệ thống giám sát mở rộng lên viễn thông, lên các cuộc gọi điện thoại, e-mails, và lên cả những giao dịch tài chính, cũng như những dữ liệu liên quan đến việc đi lại của các hành khách hàng không, v.v.. Hệ thống giám sát này được mệnh danh là  "Total Information Awareness" (TIA). Sau khi bị công luận Mỹ chỉ trích nặng nề, dự án TIA này cuồi cùng bị cho về vườn vào năm 2003
Ngày nay tờ báo Mỹ New York Time tiết lộ là cơ quan an ninh quốc gia NSA (National Security Agency), một cơ quan tình báo Hoa Kỳ được giao giám sát viễn thông, đã lấy lại ý tưởng TIA. Sau khi sao đôi các căn cứ dữ liệu  của AT&T, một công ty điện thoại lớn nhất của Hoa Kỳ, NSA đã thực thụ tạo ra một loại biểu đồ xã hội (social graph) để xem ai kết nối với ai, một loại Facebook được nuôi dưỡng, không cần đến sự bằng lòng của các đương sự, bởi bất cứ những gì NSA có thể chận hứng được và dân trong ngành tình báo gọi là “BAG” (tắt của cụm từ “big ass graph” – biểu đồ cái đít to bự)
Và để xử lý tất cả các dữ liệu được thu gom này, NSA đã cho xây dựng một cơ sở tình báo khủng và rất phức tạp (gồm 4 phòng chứa server, mỗi phòng 2.300 m2, cộng thêm 8 ha văn phòng làm việc, trị giá 2 tỉ đô la) được đặt tại thành phố nhỏ Bluffdale, tiểu bang Utah (Hoa Kỳ). Trung tâm dữ liệu Utah lấy nguồn bằng cách trực tiếp gắn vào những công ty viễn thông bằng cách giám sát các trạm mặt đất của hệ thống AT&T, những chảo parabole khổng lồ quản lý những liên lạc giữa Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Đông, chấu Á và Thái Bình Dương.
Trung tâm này sẽ đi vào hoạt động trong năm tới, vào tháng 9/2013. Đây là một loại tháp Babel tình báo với mục tiêu là thu thập, giải mã và phân tích  các dữ liệu đến từ các cuộc truyền tin cổ điển (thư từ, các cuộc điện thoại, e-mail, các thông điệp văn bản, dữ liệu vị trí điện thoại di động, những truy cập trên Google, kể cả catalog những vi rút máy tính), và tất cả các loại dữ liệu cá nhân (hóa đơn đậu xe, mua sách tại các thư viện, các chuyến du lịch, v.v..) và những dữ liệu đến từ “Web sâu thẳm”, mà bạn không thể nào trực tiếp truy cập được (các thông tin  tài chính, thông tin  thị trường chứng khoán, các hợp đồng kinh tế tài chính, các thông tin liên lạc quân sự và ngoại giao, các tài liệu tư pháp, thông tin  cá nhân riêng tư, v.v..). Ngày nay, hệ thống giám sát toàn cầu BAG ngày càng bành trướng.
Tuy nhiên, mặc dù dựa trên ý tưởng TIA của đô đốc Pointdexter, BAG lại được thiết kế thiếu đi 2 điểm: (1) một ứng dụng cho phép dữ liệu bị “vô danh hóa (anonymize) theo mặc nhiên, như vậy thông tin  có thể được kết nối về một ai đó theo lệnh tòa án; (2) và một tập hợp các “đường dây kiểm toán (audit logs)” giúp tránh cho các công dân Hoa Kỳ vô tội bị mắc vào tấm lưới của BAG được thành lập mà những ai bị theo dõi không hề biết đến.
Báo New York Times cũng vừa cho đăng tải một trích lục của một tài liệu phóng sự liên quan đến Programme (tên mã của hoạt động  tình báo này) dựa trên sự điều trần của William Binney, đã làm việc cho NSA trên 32 năm và đã quyết định ra làm chứng để tố cáo những vi phạm đối với tự do của hệ thống giám sát và tình báo mở rộng.
Bản thân người thực hiện  tài liệu phóng sự này mang tên Laura Poitras đã được đưa vào “danh sách đen” những người cần được giám sát bởi NSA, vì cô này đã làm một thiên phóng sự về chiến tranh ở Irak. Cô nhà báo này đã bị bắt và bị thẩm vấn trên 40 lần ở biên giới Hoa Kỳ, theo đấy máy tính, camera, điện thoại di động đã nhiều lần bị tịch thu và nội dung bị sao chép bởi chính quyền. Một lần, viên sĩ quan mà cô phóng viên đã từ chối trả lời trước những câu hỏi của y, nhân danh điều khoản  thứ nhất của bản hiến pháp Hoa kỳ, thì viên sĩ quan bắt bẻ lại: “Nếu cô từ chối trả lời những câu hỏi của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ tìm thấy những trả lời trong các cuộc trao đổi điện tử của cô.”
Nói tóm lại cho ngắn gọn là “Mọi người trên trái đất này đều là mục tiêu tình báo của Mỹ: một ai đó liên lạc trao đổi thông tin  qua điện thoại cố định hoặc di động, hoặc qua Internet đều là mục tiêu tình báo, trong tầm ngắm của BAG và Programme”.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét