Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở PHÁP


Khủng hoảng Nợ công ở Pháp

Michel Lasserre (Pháp) 12/2011
Dương Quang Thiện (dịch) 8/2012

 Mục đích của bài tường trình này giải thích khủng hoảng nợ công, đang xảy ra ở châu Âu từ 2 năm nay. Chúng tôi cố gắng giải thích mạch lạc và dễ hiểu để một số lớn người có thể hiểu thấu vấn đề. Chúng tôi trước tiên cung cấp một vài thông tin thô, dưới dạng những con số liên quan đến nợ công ở Pháp để bạn hiểu chúng tôi muốn nói gì: số tiền nợ công, lãi suất, ai là người nắm giữ trong tay nợ công này, và những câu trả lời có thể nhận được … Tiếp theo chúng tôi sẽ cho nới rộng câu hỏi, vì rằng khủng hoảng nợ công còn lan ra khắp châu Âu, tại các quốc gia châu Âu, liên quan đến các ngân hàng và đồng tiền chung châu Âu. Và khủng hoảng của châu Âu lại nằm trong một thế giới kinh tế với sự mất cân bằng ngày càng trầm trọng, những mâu thuẩn nội tại ngày càng hiển nhiên, những bất công xã hội bùng nổ (chênh lệnh giữa giới giàu và nghèo ngày càng sâu sắc) và nguy cơ tiềm ẩn của một cuộc suy thoái toàn cầu.

 Nợ công của nước Pháp
Ta thử bắt đầu bởi Nợ công của nước Pháp, được diễn tiến theo tỉ lệ % GDP từ năm 1978 đến nay.

Người ta nhận ra rằng khoảng nợ công này bắt đầu leo thang từ những năm 80 trở đi, và ngày càng tăng kể từ 2008 trở đi. Giờ đây khoảng nợ công của Pháp  đã lên đến 1688,9 tỉ euros (bằng 85,3% GDP), và lãi phải trả vào năm 2011 lên đến 50 tỉ euros.
Không phải vì việc có một khoảng nợ công mới đặt thành vấn đề, nhưng vì có một độ lệch tự nhiên giữa ngân sách hằng năm và số tiền thuế thu được trong năm. Người đóng thuế trả tiền thuế của năm 2010 vào năm sau 2011, thì không có chi là bất bình thường khi Nhà Nước hoặc các cơ quan hành chính công quyền đi vay tiền đề bù sự chênh lệch thời gian này, hoặc khi đi mượn tiền đề đầu tư vào những dự án lớn. Vấn đề được đạt ra là mực độ của khoảng nợ, sự tăng trưởng của khoảng nợ nhanh chậm thế nào và những hậu quả kéo theo. Việc khoảng nợ ngày càng tăng là kết quả của một thâm hụt ngân sách công cộng, do đó trên biểu đồ dưới đây chúng tôi thêm đường biểu diễn chi tiêu công cộng màu xanh, đường biểu diễn thu nhập (thuế) màu hường, và đường biểu diễn thâm hụt ngân sách màu đỏ.
Biểu đồ này cho thấy sự hiện hữu của một thâm hụt ngân sách thường trực từ năm 1981 trở đi, ít nhiều quan trọng tùy theo những thời kỳ yếu kém hoặc mạnh mẽ trong tăng trưởng kinh tế. Mỗi thâm hụt lại được bù trừ bởi những khoảng vay với thời gian có thể kéo dài từ một tháng đến 50 năm. Ngày nay, nếu người ta trả những khoảng nợ theo những kỳ hạn khác nhau, và nguyên ủy nhiều khoảng nợ có thể trở về những năm 1960. Đây chính là khoảng tiền trả cộng dồn, tiền vốn vay và tiền lãi, hình thành khoảng nợ hiện hành.


Nước Pháp không phải là nước duy nhất mang nợ, và khoảng nợ của Pháp cũng không phải tồi tệ nhất. Bảng dưới đây liệt kê các khoảng nợ của các quốc gia châu Âu tính theo % GDP, và một vài ước tính đối với năm 2011.
Nợ công (% GDP)
2010
2011
Grèce – Hy lạp
144,00
165,00
Italie – Ý
118,10
121,10
Portugal – Bồ Đào Nha
83,20
100,30
Belgique – Bĩ
98,60

France – Pháp
83,50
86,80
Allemagne – Đức
83,20
82,60
Pays-Bas – Hà Lan
64,60

Espagne – Tây Ban Nha
63,40


Ta thấy là thâm hụt ngân sách tăng mạnh đối với những nước nợ nần nhất (như chúa chổm).

Lãi suất
Có tín dụng là có lãi phải trả, và lãi suất được ấn định tùy thuộc vào mức độ rũi ro, mà rũi ro bản thân lại thay đổi theo thời gian mượn tiện. Lãi suất đối với một cuộc vay mới kỳ hạn 10 năm có thể thay đổi rất nhanh; vào tháng 11/2011, lãi suất này giao động xung quanh 3,5% đối với nước Pháp, so với 2% đối với Đức, nhưng là 7% đối với Ý, hoặc 11,4% đối với Bồ đào nha, và 28,5% đối với Hy lạp. Nước nào gặp khó khăn kinh tế, rũi ro mất khả năng thanh toán sẽ cao hơn và như vậy lãi suất cũng cao theo. Một lãi suất cao sẽ không tránh khỏi những khó khăn đối với nước đi vay phải trả tiền về sau, và nếu lãi suất cao hơn thì rõ ràng sẽ xuất hiện các yếu tố đầu cơ lớn hơn.
Các hãng đánh giá tín nhiệm
Để có thể đánh giá mức độ rũi ro và ấn định lãi suất, người cho vay tiền thường nhờ tới các hãng đánh giá tín nhiệm tư nhân, chẳng hạn Moody’s, Standard and Poor’s, và Fitch, chuyên đánh giá tín nhiệm các nhà đi vay tiền, có thể là các quốc gia, các tập đoàn doanh nghiệp lớn hoặc các hộ gia đình giàu có ở Mỹ. Dựa trên các điểm chấm (AAA, AAB, v.v... ) được đưa ra, người ta mới ấn định lãi suất cho vay. Dưới áp lực của việc đánh giá tín nhiệm này, các chánh phủ của các quốc gia bao giờ cũng muốn điểm tín nhiệm của quốc gia mình là ở điểm cao và tốt nhất 3 con A: AAA, bằng cách đưa ra những chánh sách thắt lưng buộc bụng ngân sách ảnh hưởng lên các phúc lợi xã hội. Vì muốn giữ điểm AAA, lịch trình cãi cách chế độ hưu bổng phải tăng tốc, hoặc người ta cắt giảm ngân sách xã hội, và người ta ban thưởng những gói giảm thuế doanh nghiệp đối với các xí nghiệp hoặc thuế thu nhập đối với các người giàu tư bản.
 Nguồn gốc nợ công Pháp
Chúng ta đã thấy là nợ công của Pháp là kết quả của cộng dồn liên tục tiền thâm hụt ngân sách trong nhiều thập kỷ qua, bây giờ ta xem một cách chi tiết hơn nợ công này, qua các đường biểu diễn kể trên liên quan đến thu chi ngân sách.
Như bạn có thể thấy là nợ công ở Pháp bắt đầu leo thang từ năm 1981 trở đi. Vào năm 1974, cũng đã có thâm hụt ngân sách đầu tiên với kế hoạch phục hồi kinh tế của tổng thống Chirac, do đó với cuộc khủng hoảng tư bản điều tiết trong 30 năm huy hoàng người ta thấy sự đi xuống của tăng trưởng cũng như của lợi nhuận. Các chánh phủ kế tiếp thử phục hồi sự tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng chi tiêu công cộng. Đây không có chi là bất thường nếu sự tăng chi tiêu không kèm theo việc tăng thu ngân sách tương ứng. Thu ngân sách tăng lần cho đến 1997 lên đến 50,9% GDP, sau đó trì trệ xung quanh 50%, trong khi ấy thì chi tiêu ngân sách tiếp tục leo thang vượt quá 56% từ 2009 trở đi, và từ năm đó trở đi sự tăng trưởng của nợ công leo thang một cách nhanh chóng.
 Tuyên truyền tư bản dội vào đầu chúng ta bảo rằng sở dĩ nợ công tăng là do việc nhà nước tiêu xài thái quá, ly nước được xem như là vơi đi một nửa. Tuy nhiên, thống kê cho thấy là chính thu ngân sách không tiếp tục theo sự leo thang của chi tiêu ngân sách và ly nước có thể được xem như đầy một nửa. Như vậy những lý do gì đối với việc thâm hụt ngân sách so với thu ngân sách? Từ những năm 1980 trở đi, người ta chứng kiến một giảm sút thuế thu nhập đối với những hộ giàu có và đối với các doanh nghiệp tập đoàn.
Chính việc giảm sút thuế thu nhập: phân khúc chịu thuế cao nhất là 65% cách đây 25 năm, thì nay chỉ còn 41%. Chính đây là số phân khúc thuế tăng bội phần, 75 tỉ euro năm 2010 tính tròn mọi săc thuế.
Là tấm chắn thuế từ năm 2009 trở đi: đối với các xí nghiệp, thuề lợi tức đi từ 45% vào năm 1986 xuống còn 33,3% ngày nay, với những biện pháp giảm trừ làm cho trong thực tế là 13% đối với những xí nghiệp sử dụng trên 2000 công nhân và 8% đối với những xí nghiệp thuộc nhóm chứng khoán CAC40, như vậy các cổ đông các xí nghiệp càng giàu thêm.
Đây cũng là việc giảm sút tiền đóng góp xã hội của các xí nghiệp vì thâm hụt trong bảo hiễm xã hội nằm trong thâm hụt công cộng.
Như vậy người ta thấy rõ ràng, chính là khoảng nợ cho phép hình thành một lô gic chuyển sự giàu có về phía người giàu. Họ được lợi khắp mọi nơi mọi lúc. Những số tiền tương ứng với quà thuế tặng có thể biến đổi thành cổ phiếu hoặc cho vay lại, kể cả cho Nhà Nước vay, kèm theo lãi suất. Đối với thiểu số người giàu, đúng là “chuột sa hủ nếp”, nói tóm lại là phần lớn dân chúng phải trả cho quà tăng thuế này. Bây giờ ta thử ai được hưởng lợi trong vụ nợ công tăng cao này.


Ai nắm giữ khoảng nợ công?
Nhà Nước Pháp mượn tiền của ngân hàng Banque de France cho tới năm 1973, khi tổng thống Valery Giscard d’Estaing thông qua một đạo luật cấm thủ tục này, bắt buộc Nhà Nước phải mượn tiền trên thị trường tư nhân. Ngày này, vào khoảng 20% nợ công Pháp do các công ty bảo hiểm Pháp nắm giữ (nghĩa là một cách gián tiếp do tiền tiết kiệm của lớp trung lưu), và 14% do các ngân hàng Pháp nắm giữ. Phần 66% còn lại là do các định chế tài chính ngoại quốc nắm giữ: quỹ hưu trí, các ngân hàng lớn ngoại quốc, các hãng bảo hiểm, các quỹ vua chúa.. không biết ai nắm giữ bao nhiêu, vì theo luật là cấm phổ biến.
Vấn đề được đặt ra lần nữa là tính hợp pháp của một phần nợ công, vì sao Nhà Nước buộc phải đi vay tiền tại các ngân hàng tư nhân trong khi Nhà Nước có thể đi vay trực tiếp rẽ hơn tại ngân hàng trung ương? Những câu hỏi liên quan đến tính hợp pháp của số tiền nợ công cộng dẫn đến việc thành lập một hội đồng các công dân kiểm toán bao gồm 20 tổ chức hợp tác và nghiệp đoàn được hỗ trợ bởi nhiều đoàn thể chính trị. Người ta đề nghị một cuộc kiểm toán để biết rõ ràng vi sao và trong điều kiện nào các khỏng nợ công này được mua, cuối cùng là muốn biết tính hợp pháp và xem xét một tái cấu trúc việc trả nợ.

Các cuộc khủng hoảng tại zone Euro
Bây giờ ta nới rộng khủng hoảng Pháp ra các nước thuộc đồng tiền euro, được gọi là euro zone. Trong khối  euro zone, có nhiều cuộc khủng hoảng chất chồng lên: khủng hoảng tại các nước mang nợ công lớn nhất, khủng hoảng các ngân hàng và khủng hoảng châu Âu.
Khủng hoảng tại các nước mang nợ công lớn nhất
 Tại trung tâm khủng hoảng vùng euro zone, có khoảng nợ công của những nước gặp khó khăn tài chính. Đó là Hy Lạp với khoảng nợ vượt quá 160% GDP và các nhà cho vay đòi lãi suất lên đến 28%. Tiếp theo sau là các nước Bồ Đào Nha và Ý. Đối với trường hợp Hy Lạp, thì ai cũng biết tẩy là không tài nào trả nổi nợ trước nhiều thập kỷ, và có thể là nước này sẽ nhanh chóng tuyên bố phá sản và lãi suất đầu cơ đề nghị đối với nước này chỉ làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế của Hy Lạp.
Những đòi hỏi khắc khe của bộ ba Ủy Ban Châu Âu, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu BCE và Quỷ Tiền Tệ Quốc tế IMF, là con dao dí vào họng Hy Lạp, đưa đến những chính sách thắt lưng buộc bụng vô tiền khoán hậu: tư nhân hóa các xí nghiệp công ngày càng nhiều, thuế đánh lên nước uống, xe hơi, bất động sản, giảm lương công chức, thất nghiệp kỹ thuật đối với một phần công chức, đóng băng hưu trí, giảm 20% tiền hưu trí khi tiền lương tháng trên 1200 euro. Kết quả là tỉ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp nhảy lên 20%, và một suy thoái kinh tế làm cho việc trang trải nợ nần lại càng khó khăn. Việc này làm chuyển dịch cuộc khủng hoảng Hy Lạp qua cho các ngân hàng đã dại tài trợ khối nợ cho Hy Lạp.
Khủng hoảng tại các ngân hàng cho vay
Khủng hoảng thứ hai của các quốc gia đồng tiền chung châu Âu là khủng hoảng của các ngân hàng nắm giữ nợ, cộng với các hãng bảo hiểm, phần lớn các khoảng nợ của các nước châu Âu nợ nần nhiều nhất, trong ấy 71% là của Hy Lạp. Hiện ta đang ở vào tình trạng giống như cuộc khủng hoảng subprime (dưới chuẩn) bên Mỹ năm 2007, theo đấy viễn ảnh vở nợ buộc các ngân hàng tăng dự trữ tiền tệ (bằng cách thu hồi lại nợ cũ) rồi giảm cấp tín dụng (sao mà giống Việt Nam thế trong mấy tháng qua…?) dẫn đến những tình hình ngày càng nghiêm trọng nếu những rũi ro vỡ nợ lan qua các nước khác trong khối đồng tiền châu Âu.
Để giúp đở các quốc gia đang gặp khó khăn tài chính cũng như cho các ngân hàng “ăn theo”, châu Âu đã thành lập một quỷ mang tên Fond Européen de Stabilité Financière (FESF), tiếng Anh là European Financial Stability Facility (EFSF) – quỷ bình ổn tài chính châu Âu. Quỷ này có thể vay tiền đứng tên mình tại các thị trường tài chính rồi đem cho các quốc gia gặp khó khăn tài chính vay với lãi suất thấp so với các ngân hàng tư nhân, với điều kiện là các quốc gia đi vay của EFSF phải chấp nhận những bắt buộc ngân sách khắc khe mà bộ ba Commission Européenne, BCE, và IMF áp đặt.
Từ tháng 5/2010, ngân hàng trung ương châu Âu BCE mua các phiếu nợ của quốc gia châu Âu trên thị trường thứ cấp, thứ cấp có nghĩa là BCE không mua trực tiếp với các quốc gia mà BCE không cho vay tiền, mà BCE chỉ mua lại những phiếu nợ với các ngân hàng. Đây không phải là giúp đở các quốc gia mà giúp đở các ngân hàng. Để cố giới hạn thiệt hai, các ngân hàng tư nhân đồng ý xóa 50% nợ đối với Hy Lạp mà họ có trong tay, như vậy giảm thâm hụt ngân sách xuống 120% đối với Hy Lạp từ đây đến năm 2020, mục tiêu xem ra ít khả thi.
Khủng hoảng tại các quốc gia châu Âu
Khủng hoảng thứ 3 của vùng đồng tiền châu Âu là khủng hoảng Châu Âu. Một châu Âu tự do theo đấy các quốc gia nằm dưới một áp lực cạnh tranh nội bộ rất lớn. Một châu Âu đang cố tìm tuyệt đối sự cạnh tranh và sự gãy đổ xã hội. Một châu Âu gia nhập các thị trường tài chính để đòi hỏi những kế hoạch thắt lưng buộc bụng và đòi hỏi dân chúng các nước phải trả những khoảng nợ của các người giàu cho vay. Chính chính sách tự do châu Âu đã làm tăng sự khác biệt giữa các nước và làm nổ tung khoảng nợ của những kẻ yếu kém nhất, Tiếp theo những chính sách làm khó lòng có một chiến thuật mạch lạc để đối đầu với cơn khủng hoảng.
Những câu trả lời cấp châu Âu trước tiên là sự chuyển hướng của chính sách châu Âu:
Một châu Âu không phục vụ các thị trường tài chính mà phục vụ dân chúng châu Âu.
Một châu Âu dựa trên sự đoàn kết giữa các quốc gia thành viên chứ không phải sự cạnh tranh nội bộ.
Với một ngân hàng trung ương có thể cho các quốc gia vay tiền thay vì vỗ béo các thị trường tài chính nhưng vẫn bắt dân chúng trả hóa đơn tiền nợ.
Với một dịch vụ ngân hàng công cộng.
Ngày nay, qua việc toàn cầu hóa, nhiều tập đoàn châu Âu đã đầu tư vào những quốc gia có giá tiền lương rẽ, do đó đã giảm đi vô số lớn công ăn việc làm tại chỗ, do đó chính sách thắt lưng buộc bụng đem lại những tác dụng tiêu cực đối với việc tiêu thụ tại các hộ gia đình. Sự tăng trưởng ngày càng đi xuống và các nền kinh tế châu Âu sẽ đối mặt với viễn ảnh của một cuộc suy thoái dai dẵng, với tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao làm cho bất ổn tương lai cũng như bất ổn đối với đồng tiền duy nhất euro của châu Âu. Như vây người ta không thể ngồi nhìn khủng hoảng khối euro mà không liên tưởng tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
 Khủng hoảng nợ công trong lòng khủng hoảng toàn cầu
Trong kinh tế toàn cầu, các khoảng nợ công châu Âu cũng chỉ là sự mất cân bằng giống như mọi mất cân bằng khác. Trước tiên,  là nợ công ngoài khối euro, nợ công Nhật bản lên đến 230% GDP, 100% đối với Hoa Kỳ, nợ công của 2 nước này tăng rất nhanh. Nếu nợ công đã leo thang kinh khủng, thì phải nói gì đối với nợ tư của các hộ gia đình, của các xí nghiệp không thuộc khối tài chính?. Khoảng nợ tư chiếm 160% GDP ở Hoa Kỳ, 151% ở Nhật Bản, 122% ở Pháp, 177% ở Anh và 199% ở Tây Ban Nha. Ngoại trừ Nhật Bản thì khoảng nợ tư của các thành phần kinh tế tư là khá cao so với khoảng nợ công, và tăng ít nhiều đều đếu từ 1970 trở đi, và tổng nợ công và tư đã leo lên một đĩnh cao vô tiền khoáng hậu chưa từng thấy trong lịch sử.
Tuy nhiên, các khoảng nợ công hoặc tư đều là sự mất cân bằng đi đôi với những mất cân bằng ngày càng tăng giống như với các khoảng nợ.
Những bong bóng bất động sản không ngừng vở ở Hoa Kỳ cũng như ở Tây Ban Nha.
Sự mất thăng bằng cán cân thương mãi ngày càng phình to giữa Trung quốc và các nước khác (nhất là Mỹ và chấu Âu).
Bóng bóng siêu đầu tư ở Trung quốc. Theo lời một kinh tế gia Nouriel Roubini, thì ở Trung quốc “người ta biết đến một sự tăng trưởng thái quá về tài sản vật chất, hạ tầng cơ sở và xây dựng. Với những cãng hàng không hoành tráng nhưng trống vằng khách vãng lai, với những tàu hỏa tốc độ cao rất hiện đại nhưng cũng không hành khách, những xa lộ không biết đi về đâu, hàng ngàn trụ sở hành chính hoành tráng dùng làm nơi làm việc cho chánh quyền trung ương và địa phương, những thành phố ma, những nhà máy nhôm hoàn toàn mới nhưng bị đóng cữa để tránh giá thế giới sụt giảm”. Ta phải biết rằng phần nhiều những kiến trúc này được tài trợ bởi việc vay nợ kinh khủng bởi các chính quyền địa phương, do đó sẽ kéo theo một bong bóng tín dụng đang trực tiếp uy hiếp các ngân hàng  trung quốc.
Trước những mất cân bằng như thế, rũi ro rất lớn là viễn ảnh của một cuộc suy thoái toàn cầu dẫn đến vỡ nợ liên hoàn. Tình hình này đặt ra một vấn đề trọng yếu cho toàn thể hệ thống tiền tệ và tài chính là sẽ đi đến một sự sụp đổ hoàn toàn.
Như vậy vì sao tất cả những sự mất cân bằng như thế, tại sao sự tăng trưởng của các khoảng nợ?  Đây đơn giản là kết quả một sự đi tìm một sự tăng trưởng kinh tế bất cứ giá nào. (Sao mà thấy giống như ở Việt Nam đến thế !!! – Người dịch).
Chế độ tư bản là một hệ thống kinh tế không thể hoạt động  nếu không có tăng trưởng, nếu không thì liên miên có khủng hoảng. Lô gic tăng trưởng này xuất phát từ cơ chế tích lũy tài sản riêng của hệ thống, mà chúng tôi đã có dịp trình bày trong bài “Ngõ cụt của tư bản chủ nghĩa”. Vì thiếu một sự tăng trưởng kinh tế dủ thỏa mãn nhu cầu lợi nhuận, từ 3 thập niên qua, hệ thống tích lũy ngày càng nhiều những phiếu nợ. Sự tăng trưởng tài sản ngày nay được xây dựng trên việc bao giờ cũng cung cấp càng nhiều những khoảng nợ cho các hộ gia đình, các xí nghiệp và các Nhà Nước.
Bây giờ thì người ta càng ngày càng thấy rõ những mâu thuẩn sâu sắc của chủ nghĩa tư bản. Tính lô gic mắc nợ ngày càng lớn cho phép tài sản tiếp tục kiếm ra lợi nhuận và tích lũy trong ngắn hạn, nhưng lại dẫn đến một ngõ cụt hoàn toàn về mặt kinh tế và xã hội, một ngõ cụt không chịu nỗi đối với các nền kinh tế nhất là đối với dân chúng nghèo.
Cuộc khủng hoảng  nợ công chỉ là một mặt của một khủng hoảng  ngày càng trầm trọng với những hậu quả quan trọng hơn nhiều trong những ngày sắp đến: cuộc khủng hoảng  tư bản chũ nghĩa. Nợ công chẳng qua chỉ là kết quả những thất bại của các chính sách phục hồi kinh tế của một hệ thống bị kết án bởi lô gic vận hành riêng của mình, một hệ thống mà động cơ là quyền tư hữu tài sản, một hệ thống hoạt động  dựa trên sự làm giàu (lợi nhuận bất cứ giá nào) cho phép người giàu làm giàu vô hạn và vô tội vạ trên đầu dân nghèo, mà sự nỗi giận trong một cuộc chiếm phố Wall ở Mỹ đã gọi là “giới nghèo 99%” (ý muốn nói 1% dân giàu hút máu 99% dân nghèo).
Các khoảng nợ công không phải là của 99% chúng tôi, do đó không phải chúng tôi phải trả món nợ này.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét