Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

NGƯỜI GIÀU GIÀU THÊM, NGƯỜI NGHÈO NGHÈO THÊM


NGƯỜI GIÀU GIÀU THÊM ... NGƯỜI NGHÈO NGHÈO THÊM

Bà già vợ tôi người Thuỵ Sĩ thường bảo tôi trong kinh thánh nói là có 7 năm bò gầy rồi 7 năm bò béo. Bò gầy ám chỉ nghèo khó đói rách, còn bò béo là sung túc. Năm 2007, ở Mỹ nỗ ra khủng hoảng bất động sản thường được gọi là subprime, kéo theo sự sụp đổ của ngân hàng lớn nhất Mỹ, Lehman Brothers. Cách đây 5 ngày, 15/09/2013, người ta "kỹ niệm" 5 năm sụp đổ của ngân hàng này. Và ngày hôm qua, tạp chí Forbes, Mỹ, báo cáo tình hình tài chính của 400 người Mỹ giàu nhất nước Mỹ. Người ta báo hiệu 7 năm bò gầy sắp kết thúc, và chu kỳ bò béo bắt đầu từ 2014. Các bạn chuẩn bị mà hốt tiền. Theo tờ Forbes, thì tài sản của 400 đại gia người Mỹ, năm 2012, đã vượt quá mốc 2000 tỉ đô, bằng GDP của nước Nga, và tăng 300 tỉ đô so với năm 2011, nghĩa là dân nghèo gầy chi thì gầy, nhưng những đại gia béo nước Mỹ vẫn làm giàu ngon lành. Forbes cho biết là đầu chu kỳ bò gầy, thì 10% người giàu Mỹ mất đi 38% tài sản, thì bây giờ họ thu lại 32%, nghĩa là không mất mát chi. Trong khi 90% người Mỹ còn lại thì mất đi 12% tài sản đầu kỳ khủng hoảng thì nay ở cuối kỳ bò gầy, họ chĩ thu lại được 0,4%, nghĩa là mất trắng luôn. Kết quả là sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng phình ra, người giàu giàu thêm, người nghèo nghèo thêm. 1% người giàu Mỹ chiếm giữ 20% tổng thu nhập quốc dân. 60% thu nhập dôi ra chạy vào túi của 1% người giàu. Tại Pháp, có một tổ chức cứu trợ người nghèo bằng cách cung cấp bữa ăn miễn phí, chỗ qua đêm miễn phí, tên là Restau du Coeur. Họ tổng kết: năm 2012, họ cung cấp 170 triệu bữa ăn và 87.000 chỗ ngủ cho 870.000 người, trên tổng số dân Pháp là 67 triệu người. Ở Pháp, đầu năm 2013, có đến 130.000 người vô gia cư (coi như ăn mày) tăng 50% so với năm 2007. 

Có bạn nào so sánh các số liệu trên với với số liệu của VN, dân số nay đã lên 97 triệu người, để xem ta nghèo hay giàu trong thời gian bò gầy vừa qua. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

DƯƠNG QUANG THIỆN -21/09/2013

2 nhận xét:

  1. Điểm 1:

    Tác giả vẩn chưa đưa ra định nghĩa mức lợi tức giàu và nghèo. Ngoài ra còn phải chi tiết về khoản mức thu chi tính theo phần trăm của lợi tức thu nhập. Ví dụ như ở
    Mỹ thu 100 ngàn USD/ năm mà phải chi 70k/ năm cho các khoản tiêu xài , thuế, lạm phát ; trong khi ở VN thu vào 12k USD/năm, chỉ cần chi 5k USD/năm để có bằng mức sống tương ứng với Mỹ.

    Điểm 2:

    Tư bản Mỹ và người giàu giới tư bản chỉ vô hình chung tụ tập tại Mỹ, họ nhất thiết không đại diện cho người giàu ở Mỹ. Họ chỉ định cư và sống ở Mỹ vì sự an toàn và nhiều lợi ích về luật pháp để nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Như vậy nhìn ở gốc cạnh tổng quan, ta có thể nhìn thấy rằng tập hợp của những người giàu nắm nhiều tài sản, tài nguyên trên thế giới này là một tập thể của nhiều "shadow government". Một chính quyền không có tên và không chính danh nhưng lại có quyền quyết định và ảnh hưởng mọi chính phủ trên thế giới, không phân biệt là tư bản hay cộng sản. Đồng tiền USD là đơn vị quyết định của mọi quyết định.

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn anh bạn unix đã bình luận. Bài báo này chỉ thu nhặt thông tin trên báo Pháp nên chỉ đưa ra để đọc biết chơi, nên không có cơ sở nào nghiên cứu điểm 1 để khẵng định là nơi nào đáng sống hơn, ở Mỹ hay ở VN.
    Còn điểm 2, thì ta thường bảo cây lành thì chim đậu. Ai ai cũng đồn rằng những người có tài năng muốn kiếm tiền nhanh thì chỉ qua Mỹ là ngon nhất, không cần biết shadow government là gì. Mà khi đã có tiền thì nên tìm cách chuyển tài sản qua những thiên đường trốn thuế như luxembourg, dao vierges, v.v.

    Trả lờiXóa