Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

CON CHIM XẬP XÌNH (FLAPPY BIRD) CỦA NGUYỄN HÀ ĐÔNG


CON CHIM XẬP XÌNH (FLAPPY BIRD) CỦA NGUYỄN HÀ ĐÔNG

Trong mấy ngày qua, tôi cũng như các bạn chắc đã để ý đến vụ Flappy Bird, của anh chàng lập trình viên Nguyễn Hà Đông. Tôi thì đọc báo Pháp, Le Monde, nên đầu tiên biết câu chuyện. Sau đó, qua xem các báo VN để tìm hiểu diễn biến sự việc mà một tờ báo châu Âu để tâm đến. Mặc dầu là dân IT, tôi lại không thích game, và chưa hề sờ vào một game nào đó từ ngày game hiện diện trên thị trường. Tôi cũng chã buồn phân tích vì sao mình không thích chơi game. Cũng như là dân VN, tôi không thích cờ bạc, mua vé số hoặc chơi chứng khoán. Chã hiểu vì sao.
Bây giờ, vì sao tôi lại để ý đến cái chuyện của cậu Hà Đông.
(1) Không phải vì tài năng, vì từ lâu tôi đã khẵng định là dân VN rất có tài năng trong tin học. Nên chuyện trước sau gì cũng nổi tiếng của dân VN về tin học trên trường quốc tế đối với tôi chã có chi là lạ. Với Hà Đông cũng thế, chã có chi mà phải ầm ỹ. Hoặc như chuyện của Ngô Bảo Châu khi ông ta được giãi Field. Thế mà người ta làm ầm ỹ, và giống như một cuộc dậy sóng trong tách cà phê. Vì sao thế ? Tôi tự hỏi.
(2) Trước tiên, tôi nghỉ sự kiện liên quan đến tiền bạc. Ai mà không bị hớp hồn khi được biết Hà Đông sẽ nhận 1 tỉ đồng/ngày. Nếu thế, thì tại sao người ta không làm ầm ỹ khi Bầu Đức, của HAGL chỉ trong một ngày sau Tết, ngày 12/2/2014, do chỉ số chứng khoán tăng, đã "đớp" được hơn 750 tỉ đồng. 750 lần nhiều hơn Hà Đông? Nghỉ cũng lạ.
(3) Người ta muốn, thông qua Hà Đông, chứng tỏ một sự tự hào dân tộc trước quốc tế. Có lẽ, trong thời gian qua, người ta nghe quá nhiều tin làm cho con người VN đâm ra tự ti, nên nay chuyện Hà Đông làm cho họ có dịp tự hào dân tộc. Không biết có đúng không, tôi tự hỏi. Nào là trong khoa học số bài nghiên cứu khoa học của VN được đăng trên các tạp chí khoa học thế giới rất thấp lè tè, chỉ bằng 1/6 của Thái Lan, hoặc bằng 1/4 của Indonesia, như vậy làm sao mà phát triển. Nào là con các vị đại gia hoặc con các vị lãnh đạo đang "tị nạn giáo dục" vì họ cho rằng nền giáo dục ở VN bệ rạc đang trong vòng cải cách, v.v.. Và 100 năm sau cải cách chắc cũng chưa xong, vì cái nạn có quá nhiều tiến sỉ (học giả mà bằng thiệt) ai cũng có ý kiến, ngang như cua, nên còn lâu mởi nhất thể hoá thành một hệ thống giáo dục lô gic khả thi. Nào là bệnh viện ta quá tãi, đến nổi phải tính chuyện nhờ Singapore làm bệnh viện vệ tinh cho VN, cho nên có dư luận cho rằng các nhà đầu tư quyền thế đang tính xây một bệnh viện, ở Củ Chi thì phải, làm "cò mồi" cho Sin, là nơi trung chuyển bệnh nhân giàu có hoặc lãnh đạo già nua bệnh hoạn qua cho Sin nó săn sỏc mát tay hơn đám bác sỉ y tá VN mất cha y đức hồi nào không biết. Nào...nào... v.v.. Nghĩa là những chữ "Nào..." tốn không biết bao nhiêu ngoại tệ (2 tỉ đô cho du học, 3 tỉ đô đi chữa bệnh, 3 tỉ đô nhập khẩu ô tô hạng sang cho các đại gia, cho siêu sao showbiz, v.vân vân) trong khi ấy Hà Đông đem về cho đất nước 50.000 đô/ngày, mà khỏi nhờ đến các cơ quan xúc tiến thương mại (tiêu tiền thì giỏi, nhưng hiệu quả công việc thì chã có gì), thì bảo làm sao dân IT không vui mừng, làm náo loạn cả lên.
(4) Rồi những người ăn theo với cái vụ nổi tiếng này: thí dụ: (a) tay TGĐ FPT Software không biết lý do gì lên tiếng về vụ Hà Đông, ngoài việc biết FPT cũng làm phần mềm game, và sẵn sàng trãi thảm đỏ đối với anh ta, làm như anh ta đang cần việc làm; (b) một ông đại biểu quốc hội muốn bắt liên lạc với Hà Đông, mà anh này lẫn tránh. Không biết ông đại biểu này muốn gì, hay muốn nhân dịp đánh bóng tên tuổi mình. Theo nguyên tắc, đại biểu quốc hội lo mà luật, chứ đâu có dính dáng với game; (c) ông ptt Vũ Đức Đàm đã gặp Hà Đông, nhưng không biết nội dung bàn cãi là gì. Bí mật!; (d) cuối cùng, ông cục thuế nào đó bàn về chuyện thuế Hà Đông phãi trã, với lời hứa giãm thuế v.v.. Nói tóm lại, toàn là chuyện vô duyên ăn theo với sự nổi tiếng của Hà Đông, mà ở đây không phải là chuyện sư tữ Hà Đông, mà là lập trình viên Hà Đông.
Tới đây, qua bốn điểm vừa kể trên, tôi cũng như bạn chã hiểu vì sao Hà Đông nỗi tiếng!!! Có người sẽ bảo cái ông Thiện này cũng vô duyên, chã dính dán chi với Hà Đông cũng như với flabby bird mà cũng a vào phê bình, có ý kiến, v.v..
Thật ra, chuyện nổi tiếng của Hà Đông chã dính dáng chi đối với Thiện mỗ để có ý kiến, nhưng chính có nhiều người a vào cho ý kiện mới làm cho Thiện mỗ thắc mắc. Sau đây là chuyện Thiện mỗ suy nghỉ.
Mỗi thời đại trong lịch sữ VN thường thiết đặt một thang giá trí làm chuẫn cho cuộc sống của người dân. Trong thời kỳ các vua chúa (mà nhà nước cách mạng VN gọi sai là phong kiến - feudal) thời Đinh Lê Lý Trần Lê, thang giá trị nằm trong sự phân biệt "sĩ nông công thương".  Thời ấy, người dân mong con cháu mình học Tứ thư Ngũ kinh, đi thi hương thi hội trở thành những kẽ sĩ, những ông quan kinh ban tế thế giúp người dân sống no đầy hạnh phúc. Những quan tham ô lại sẽ bị trừng trị nặng. Những ông quan nào đem lại lợi ích kinh tế cho dân, chống ngoại xâm thành công, thì khi chết sẽ được dân thờ như thần thành hoàng. Mục tiêu của người trẽ thời ấy được tóm lược trong câu nói của Nguyễn Công Trứ: "Làm trai cho đáng nên trai, xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan". Đến khi nước ta bị tây đô hộ, thì lúc ấy có 2 thang giá trị: thang giá trị của những người theo tây, là học giỏi đi làm công chức, có vợ đẹp con ngoan sớm sâm banh sáng sữa bò. Còn thang giá trị thứ hai dành cho những ai yêu nước, tìm cách du học nước ngoài tìm đường phục hồi đất nước như của Cường Để, Phan châu Trinh, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Nguyễn Tường Tam, v.v.. Đến khi đất bị chia đôi từ 1955 trở đi, thì miền Bắc có thang giá trị là đi làm cán bộ để xây dựng chũ nghĩa xã hội, cũng như đi bộ đội để thống nhất đất nước. Ngoài ra, tránh trở thành tiểu tư sản bốc lột. Còn ở miền Nam thì thang giá trị là đi làm công chức và đi làm kinh tế để cho đất nước thịnh vượng. Trường Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt (do linh mục Nguyễn Văn Lập sáng lập từ 1963) là trường đại học kinh tế đầu tiên của VN. Đến 1975, khi đất nước thống nhất thì thang giá trị bây giờ là: làm tiền như điên không còn sợ bị chụp mũ là tiểu tư sản, người ta theo phương châm "dân giàu nước mạnh", và dân miền Nam những ai không di tãn ra ngoại quốc, lần đầu tiên biết được câu "đầu tiên là tiền đâu", trong mọi hoạt động xã hội kinh tế văn hoá. Tại các chùa chiền, miếu mạo (trừ các nhà thờ công giáo tin lành) thì các tượng thần phật đều bị dộng vào chân tay nào tiền là tiền. Do đó, tiền là tiên là phật. Thang giá trị con người bây giờ là phải kiếm tiền như điên. Những ngành nghề có thể hái ra tiền thì a vào học như: y dược, tin học, kinh tế, ...Ngành công chức nào hái ra tiền thì cố đầu tư (bằng cách bỏ ra từ 100 đến 300 triệu để mua chức) như hãi quan, thuế vụ, địa chính, giao thông, v.v..Nỏi tóm lại, thang gia trị hiện thời ở xã hội VN là tiền. Làm tiền như điên, bất cứ giá nào. Cái thang sĩ nông công thương hồi xa xưa bây giờ nó lộn đầu trở thành "thương công nông sĩ". Bây giờ thấy ai làm giàu nhanh trong chốc lát, thì có người khen mà cũng có người "ghen ăn tức ở" (gato). Nhưng tại sao bầu Đức chỉ trong một ngày ông ta đớp được 750 tỉ mà không ai có ý kiến. Theo Thiện mỗ, đây chẵng qua tiền của Hà Đông là "tiền tươi", còn tiền của bầu Đức là "tiền ảo", có thể biến hồi nào không biết. 
Có một điều là cách làm giàu của dân IT rất kỳ lạ mà chưa ai kể cho bạn. Nay Thiện mỗ kể cho bạn nghe. (Không biết có nên tính bãn quyền hay không?). Việc là như thế này: trong việc làm giàu cỗ điễn, thì việc sản xuất một mặt hàng công nghệ, thường trãi qua một giai đoạn nghiên cứu rồi triển khai (R&D) rất là dài, đòi hỏi chất xám, tiền bạc, nguyên nhiên vật liệu, phân xưởng, kho tàng, v.v.. Bạn thử hình dung sản xuất một chiếc xe du lịch, một cái TV, một cái tủ lạnh, v.v.. Nếu muốn sản xuất hằng loạt một chiếc xe du lịch chẵng hạn, bạn cũng phải mất 30 tiếng đồng hồ. Do đó, chuyện làm giàu trong việc sản xuất sản phẩm cỗ điễn rất chậm rãi, từ từ, kéo dài nhiều thập kỷ. Còn dân IT làm giàu ra sao. It ai tìm hiểu vấn đề và nêu ra. Trong ngành IT, sáng tạo ra một phần mềm, có thể chỉ cần một người rất giỏi, kèm theo một cái máy laptop mạnh, và làm việc bất cứ nơi nào thoãi mái đối với lập trình viên, trên giường ngũ, trong cầu tiêu, trên bãi biển. Do đó, tiền đầu tư nghiên cứu triễn khai trong ngành IT rất là nhỏ nhoi. Nhưng người ta tung hoã mù cho bạn biết là tốn kém lắm. Bạn biết không, vào đầu thời kỳ phát triển ngành vi tính vào đầu thập niên 80, hệ điều hành MS DOS mà Bill Gates bán cho thiên hạ là của một kỹ sư điện toán ở phòng thí nghiệm Pablo Alto mà Bill Gates mua bản quyền rồi đem hợp tác với IBM. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển trong ngành IT không đòi hỏi nhiều tiền bạc. Bạn thấy Hà Đông chỉ cần một laptop và 3 ngày nằm trên giường là có thể làm ra một game. Khi sao chép hoặc tãi một phần mềm chỉ cần vài phút so với 30 giờ trên một dây chuyền sản xuất với biết bao nhân công trên dây chuyền để cho ra một chiếc xe hơi. Nói tóm lại, tiền lãi trên một đơn vị trên giá thành phần mềm cao xấp mấy trăm lần so với một sản phẩm cổ điển. Do đó, vì sao dân IT, như Bill Gates hoặc Zuckerberg, giàu rất nhanh so với các đại gia cổ điển khác như Wal Mart. IT, một cuộc siêu bóc lột của thời kỳ hiện đại kỹ thuật số. Và cũng do đó bạn bị hớp hồn bởi cách làm giàu của Hà Đông. Mà việc này không phải lỗi ở Hà Đông.
Ngoài ra, cái tính tự ti của người Việt, mà tôi đã đề cập ở trên (mục số 3)  không biết bao giờ mới bỏ cho. Do đó, có cái dịp chi mà quốc tế lên báo nói tốt một tí là a lê hấp tự hào dân tộc. Như vụ Ngô Bảo Châu được giải thưởng Field. Khi người ta xướng danh, thì NB Châu là người Pháp, chứ không phải là người VN, vì trước đó NB Châu đã đổi thành quốc tịch Pháp. Mà báo chí ta làm ầm ỹ. Bây giờ đến phiên Flabby Bird. Ở ngoại quốc, người ta đưa tin này ngắn gọn như mọi tin cán chó, mà mình thì đem lên mây gắn thêm cái từ tự hào dân tộc.
Tới đây, tôi xin kết thúc, và hy vọng Hà Đông sẽ tìm lại sự yên tỉnh để mà suy gẫm.


DƯƠNG QUANG THIỆN - 15/02/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét