Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014


VIỆC PHÍ PHẠM LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM (ĐỒ ĂN THỪA VÔ TƯ ĐỔ VÀO THÙNG RÁC) LÀ NGUỒN GỐC THÃM HOẠ MÔI TRƯỜNG
Dans les pays riches, c'est le gaspillage alimentaire, au stade de la préparation, de la distribution ou de la consommation, qui domine. | PEDRO ARMESTRE/AFP


Hằng năm, trên trái đất, những mất mát về mặt lương thực thực phẩm và phí phạm trong nông nghiệp đưa đến việc tiêu hao tương đương bằng ba lần mặt hồ Léman (Thuỵ Sĩ) về nước phung phí, và chiếm dụng vô ỉch một phần ba diện tích nông nghiệp. Việc sản xuất các mặt hàng thực phẩm không tiêu thụ này đã tạo ra một khối lượng ga hiệu ứng nhà kính bằng những gì Hoa kỳ hoặc TQ tạo ra trong sáu tháng.


Thật sự một phung phí vô ích. Trong một báo cáo được công bố ngày 11/09/2013 vừa qua. Tổ chức Lương Nông FAO đã cho nghiên cứu những tác động lên môi trường của sự phí phạm lương thực và nông nghiệp này, một nghiên cứu từ trước đến nay FAO chưa hề tiến hành và ít biết đến. Trong thế giới, mỗi năm có vào khoãng 1,6 tỉ tấn sản phẩm thực phẩm bị bỏ đi, nghĩa là một phần ba những gì được làm ra. 

"Dấu vết carbone của thực phẩm làm ra nhưng không bao giờ được tiêu thụ được ước tính vào khoảng 3,3 tỉ tấn CO2", như báo cáo đưa ra, một con số hầu như tượng trưng cho phân nửa phát thải khí hiệu ứng nhà kính của Hoa Kỳ hoặc của TQ. Nói cách khác, hằng năm việc sản xuất những thực phẩm phí phạm chiếm 250 km3 nguồn nước và 1,4 tỉ hecta.

750 TỈ ĐÔ TÍNH THEO GIÁ PHÍ TRỰC TIẾP 

FAO tính ra việc phí phạm này vào khoãng 750 tỉ đô, tính theo giá phí trực tiếp. FAO nhắc lại việc giãm mất mát trong thu hoạch nông nghiệp cũng như trong tiêu thụ lương thực có thể góp phần vào việc đạt mục tiêu tăng 60% nguồn thực phẩm có sẵn đáp ứng nhu cầu thế giới đến năm 2050. Theo FAO ghi nhận, thì 54% các mất mát nằm trong các khâu sản xuất, thu hoạch và tồn trữ. Phần còn lại nằm trong việc phí phạm trong ăn uống, trong giai đoạn chuẩn bị, phân phối và tiêu thụ lương thực. Chính tại các nước giàu có loại tiêu hao phí phạm này là lớn nhất.

Các chuyên gia FAO đã tìm cách xác định những vùng lãnh thổ nào (chắc chắn là âu mỹ rồi) và những sản phẩm nông nghiệp nào chịu trách nhiệm tác động lên môi trường gắn liền với mất mát lương thực. Báo cáo kết luận, "những thất thoát ngũ cốc ở châu Á xem ra là điểm nóng môi trường đáng để ý". (ND: không biết nước nào ở châu Á là thủ phạm trong việc thất thoát ngũ cốc nêu ra). Về mặt cân bằng carbon lẫn việc tiêu thụ nước và việc sử dụng đất canh tác. Việc này chủ yếu vào khối lượng sản xuất thóc lúa quan trọng ở Nam Á và Đông Á đã phát ra một khối lượng rất lớn khí methane. (ND: lần đầu tiên tôi nghe đến việc trồng lúa gây ra việc phát khí methane, không biết có đúng không, các kỹ sư nông nghiệp?). Báo cáo tiếp tục cho biết: "Các nước giàu và các nước châu Mỹ La Tinh là nguyên nhân 80% của sự mất mát về thịt gia súc, có một tác động rất lớn về chiếm dụng đất và dấu ấn carbone". Việc mất mát trong trái cây ở châu Á, châu Mỹ La Tinh, và châu Âu cũng là thủ phạm chính chịu trách nhiệm phí phạm nước.

Muốn cải thiện tình hình này, FAO đề nghị các nước phát triển nên cải tiến trong sản xuất nông nghiệp, cũng như trong hạ tầng kiến trúc tồn trữ ngũ cốc và chuyên chỡ. (ND: cái này thì ai cũng biết từ lâu, nhưng "đầu tiên" lấy tiền đâu?). FAO nghĩ rằng các quốc gia giàu "chịu trách nhiệm chính trong việc phí phạm thực phẩm do phương thức sản xuất và tiêu thụ không bền vững".

Ghi nhận của người dịch: các đồ hộp được sản xuất trong các nước giàu thường có trọng lượng nhiều hơn là những gì người tiêu thụ có thể dùng trong khi hàng được mở ra. Do đó thực phẩm dư thừa sẽ vô tư được bỏ vào thùng rác, thay vì cất vào tủ lạnh mai ăn lại. Do đó, phí phạm lương thực ở các nước giàu âu mỹ (và VN cũng đang vào quỹ đạo này) rất cao, có thể nuôi  ăn miễn phí  nhiều nước châu Phi, nơi đói là triền miên. Do đó, đang ra luật yêu cầu các nhà sản xuất đóng hộp đồ ăn đúng trọng lượng tiêu thụ của một người, trong một lần.

12/09/2013 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét