Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

KÊ KHAI TÀI SẢN, CHUYỆN CŨ MÈN


KÊ KHAI TÀI SẢN, CHUYỆN CŨ MÈN...

Sáng nay đọc TT, đọc cái tít: "Tăng cường lãnh đạo của Đãng về kê khai tài sản". Chuyện cũ mèn, mà sao cứ nhai đi nhai lại hoài, chán bỏ mẹ. Ai cũng biết rõ, kể cả vị lãnh đạo cao nhất nước, trong thời buổi này không ai chịu kê khai rõ như trong thời chiến tranh miền Bắc chống đế quốc Pháp và Mỹ. Vì ai cũng biết tõng tài sãn mình hiện có phần lớn đều là nguồn gốc bất minh cã. Thứ đến, chã cỏ đủ người trong bộ máy chống tham nhũng để xác minh việc kê khai tài sản của toàn thế các cán bộ đương quyền có trung thực hay không. Mà có kê khai, thì việc 10 năm sau mới xét xong, thì chẵng khác nào "cứt trâu để lâu hoá bùn", huề cã làng. Cuối cùng cứ xem cái vụ Vinashin, 12 đoàn thanh tra được gởi đến mà không phát hiện ra cục ung bướu 86.000 tỉ nợ. Nghĩ cũng lạ, cái xứ sở chi mà kỳ cục thế. Nói tóm lại, dân bây giờ theo cái châm ngôn gì đó: "chó có sủa thì cứ sủa, đoàn lạc đà ta đi thì cứ đì".

Nói chơi cho vui, chứ tôi cũng muốn kể cho các bạn nghe kiểu chống tham nhũng của Pháp cách đây 60 năm, khi tôi đang du học ở Pháp năm 1955. Bạn nên nhớ, thời ấy không có máy điện toán như bây giờ, tất cả đều bằng tay, và dân số Pháp vào thời ấy vào khoảng 40 triệu người.

Vào năm 1954, chính quyền Pháp ra một đạo luật mang tên: "Signe extérieur de la richesse", dịch là "Dấu hiệu bề ngoài của sự giàu có". Mục đích của đạo luật này chống tham nhũng trong giới chính quyền, nghĩa là công chức cao cấp cũng như thấp cấp, không áp dụng cho tư nhân. Cách làm như thế này, rất đơn giản. Người Pháp họ lý luận như sau: nếu ai đó tiêu xài nhiều hơn những gì mình kiếm được trong một khoảng thời gian nào đó, thì sự sai biệt giữa thu nhập và chi tiêu cho thấy là có dấu hiệu bề ngoài của sự giàu có. Và chỉ cần xem xét cái dấu hiệu bề ngoài này thì biết sự tăng trưởng tài sản là hợp pháp hay là không. Người bị nằm trong tầm nhắm sẽ không bị bắt buộc kê khai gì hết, vì người Pháp họ biết rõ chã ai dại khai "thưa ông tôi ở bụi này".

Bây giờ, họ phân tích thu nhập của một công chức gồm những gì: (1) tiền lương hằng tháng, và tiền thưởng cuối năm. Vì là công chức, thì lương do một bộ phận thống nhất làm lương, phụ cấp cho toàn bộ công chức cả nước. Do đó, hằng năm bộ phận này phãi gởi danh sách thu nhập của từng công chức quèn lên đến tổng thống, cho sở thuế. (2) tiền thừa kế gia tài. Khi chia gia tài, kết quả sẽ được phòng chưỡng khế (notaire, bây giờ ta gọi là công chứng) gởi về cho thuế vụ, để tính thuế thừa kế tài sản, cũng như để ghi vào phần thu nhập của người thụ hưỡng. (3) tiền lãi ngân hàng hằng năm. Cuối năm, ngân hàng thường tính lãi cho tài khoản khách hàng và tiền thuế bị cấn trước giùm cho thuế vụ. Các chi tiết này ngân hàng thường gởi cho thuế vụ, để tính thuế thu nhập của người dân. Thuế vụ ghi số tiền lãi này vào phần thu nhập của người công chức. Như vậy, trong hồ sơ công chức ở thuế vụ 3 mục vừa kể trên được tập hợp một cách dễ dàng thành phần thu nhập, những thập niên 60 về trước làm bằng tay, nhưng qua thập niên 70 thì hoàn toàn tự động bằng máy vi tính.

Bây giờ, họ phân tích phần chi tiêu: (1) nếu biết được gia cảnh, độc thân hay có gia đình, có con cái hay không, bao nhiêu, v.v.. thuế vụ sẽ biết được chi tiêu hằng năm bao nhiêu cho sinh hoạt của từng công chức. (2) tiền thuê nhà nếu có. Thường ở Pháp, đi thuê nhà phãi có hợp đồng. Phòng chưỡng khế, nơi làm hợp đồng bao giờ cũng kê khai cho thuế vụ biết các hợp đồng thuê nhà. Ở Pháp, chũ nhà trọ phải kê khai tiền cho thuê nhà, như là thu nhập của chủ nhà trọ, còn văn phòng chưỡng khế cũng phãi khai vì họ lấy tiền dịch vụ làm hợp đồng, nên xem là thu nhập.
(3) tiền mua nhà, chung cư, nhà nghĩ mát, hay đất đai nếu có. Khi phòng công chứng & địa chính làm xong hồ sơ mua đất đai nhà cữa của công chức, thì thuế vụ sẽ tính thuế trước bạ, và ghi vào hồ sơ công chức một cách tự động. (4) khi công chức mua một chiếc xe hơi, một du thuyền, một cái gì chạy trên đường, trên không hoặc trên bộ, thì nơi đăng ký cạt vẹt phãi gởi chi tiết này về thuế vụ để tính thuế lưu hành, và để ghi vào hồ sơ đương sự. (5) khi công chức mua một nhẫn kim cương đắt giá, thì tiệm vàng phãi làm hoá đơn đầy đủ chi tiết gởi bản sao hoá đơn cũng phãi được gởi về cho thuế vụ. Nói tóm lại, 5 mục chi tiêu này thuế vụ đều nắm đầy đủ, khỏi cần công chức kê khai.

Như vậy, thuế vụ là nơi tập trung các số liệu đầy đủ chi tiết về thu chi của một công chức. Khỏi phãi bắt công chức kê khai cho rườm rà. Các công chức cao cấp thường bị buộc phãi giao cho văn phòng luật sư kê khai thu nhập, vì nếu luật sư cà chớn thì sẽ bị rút giấy phép hàng nghề. Nói tóm lại, thuế vụ là nơi thu thuế, và cũng là nơi chống tham nhũng hữu hiệu nhất. Người Pháp họ không có cơ quan chống tham nhũng, nhưng họ dùng thuế vụ để điều tra gian lận thuế, và phó sản (by product) của công việc của họ là giản tiếp chống tham nhũng hữu hiệu, ít tốn kém.

Bây giờ, bạn thử suy ngẫm có thể làm được hay không ở VN. Theo tôi, thì rất dễ dàng, khi trong tay ta đã có không biết bao nhiêu là máy tính trong cơ quan thuế vụ. Phần mềm thì chã có chi phải viết, phãi tốn kém về mặt lập trình. Nếu sử dụng phần mềm Access 2013, thì chi phí rất nhỏ nhoi, 2-3 tỉ đồng. Đừng nghe các ông chuyên viên tin học phóng đại là phãi chi 20, 30 ngàn tỉ đồng mà tiền mất tật mang.

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 13/1/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét