Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

TRUNG QUỐC BỊ MẮC KẸT...


Trung Quốc bị mắc kẹt trong cạm bẫy
tăng trưởng vì đã phát sinh
ngày càng nhiều bất công

Mark Leonard (Nhà văn người Anh) – 15/08/2012
Dương Quang Thiện (dịch)

Trong 3 thập kỷ qua, chính sự nghèo đói của Trung Quốc đã làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc mất ăn mất ngủ. Nhưng bây giờ, vào cuối thu năm 2012 này, Trung Quốc sẽ chứng kiến một cuộc trao quyền lực ở cấp cao (theo dư luận thì ông Tập Cận Bình sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào trong chức vụ Chủ tịch Nhà Nước) xảy ra cứ 10 năm một, thì chính sự giàu có của Trung Quốc chứ không phải là sự nghèo khó, lại làm cho giới lãnh đạo mới sẽ mất ăn mất ngủ. Bài báo này thử phân tích vấn đề.

Vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã từng tuyên bố mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa Trung Quốc là làm sao đạt đến một “xã hội hài hòa” theo đấy các công dân sẽ đủ dư thừa tiền bạc để có thể có những lo nghĩ khác hơn là “cơm áo gạo tiền” (nghĩa là tranh đấu cho sự tồn tại thường nhật). Từ một thập niên qua, dân chúng Trung Quốc sống theo một phiên của khái niệm này mà trước kia có thể là vô tưởng.
Gần đây thôi qua một cuộc hành trình về tỉnh thịnh vượng Quảng Đông, tôi bị ấn tượng bởi sự tinh tế và sự giàu có sung túc của trải nghiệm đô thị Trung Quốc - cũng như sự mong manh của thỏa hiệp xã hội. Tăng trưởng kinh tế của cả nước Trung Quốc “chỉ còn” 7,6% trong quí II năm 2012 này. Cuối tháng 7/2012, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố là đất nước phải chuẩn bị cho một thời kỳ khó khăn về bình diện kinh tế.
Trong tỉnh Quảng Đông – nơi dân lao động nhập cư đều đặng cho nổ ra những cuộc biểu tình cũng như lớp trung lưu gần đây bấu xé đấu tranh để bảo vệ những quyền lợi của họ trước sự giảm sút kinh tế - chính quyền đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Từ những biến cố trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rằng những đấu tranh và đòi hỏi cách mạng xã hội xem ra là do những tham vọng bị chôn vùi của những ai đã khởi động sự thăng tiến xã hội của họ hơn là những đòi hỏi của những người bần cùng kém may mắn.
Ngày nay Trung Quốc đã bước vào một kỹ nguyên sung túc, một số trí thức của họ đã quay về đọc sách của một kinh tế gia lỗi lạc người Mỹ để tìm hiểu vấn đề. Sách tựa đề Affluent Society (một xã hội sung túc) của John Kenneth Galbraith đã chĩ trích vào những năm thập niên 1950 là nước Mỹ đã chú tâm quá mức về việc tăng trưởng GDP cũng như mức độ sản xuất.
Tập sách này đã gây ra những làn sóng, cho rằng sự ám ảnh bởi số lượng của cải vật chất làm ra ngày nào đó sẽ đưa đến việc đặt ra một câu hỏi lớn hơn về chất lượng sống mà sự sản xuất quá mức này đem lại. Trong lời mở đầu, thì tác giả đã nhận xét là nếu người nghèo có một ý kiến rõ ràng về những vấn đề của họ cũng như của các giải pháp, thì người giàu có “thường xuyên được nhận xét có chiều hướng sử dụng sự giàu có của họ một cách ngông cuồng vô lối, hoặc ít nhiều ngu đần”. (Sao mà giống như những đám cưới với dàn siêu xe của các đại gia ở Nghệ An hoặc ở công ty Bianfisco của đại gia Diệu Hiền). Nếu việc này là đúng với cá nhân giàu có, thì cũng đúng đối với những đất nước giàu sang (kiểu trưởng giả học làm sang của Molière – Pháp), Galbraith tiếp tục nhận xét.
Trước đây Trung Quốc được xem như là một quốc gia bình quân chủ nghĩa lớn nhất thế giới, nhưng nay thì Trung Quốc đã ghi nhận sự chênh lệch giàu nghéo lớn hơn cả Hoa Kỳ. Các nhà tư tưởng lỗi lạc như Wang Shaoguang và Lu Zhoulai xác nhận là Galbraith sẽ không mấy mất công phát hiện những dấu hiệu về một xã hội sung túc tại Trung Quốc ngày nay.
Trước tiên, ban lãnh đạo Trung Quốc, suốt một thế hệ, chỉ chú tâm vào tăng trưởng kinh tế bất cứ giá nào, không để ý đến việc gì khác. Thứ hai, bất bình đẵng lan rộng ra khi Trung Quốc xã hội chũ nghĩa đập bỏ “chén cơm sắt” của sự bảo hộ xã hội. Thứ ba, việc tiêu thụ quá phô trương ngày càng cao của một lớp người giàu lên (doanh thu của các cữa hàng hiệu châu Âu, như Gucci, L’Oreal, Channel,.. chiếm tới 30% doanh thu toàn cầu ở Trung Quốc) không để ý đến việc đầu tư vào những của cải chung như hưu trí, chăm sóc y tế giá với hợp lý hoặc giáo dục công cộng. Cuối cùng thứ tư, những chi tiêu liên quan đến việc phát triển quá nóng cũng như liên quan đến các dự án phô trương phù phiếm không ngừng tăng, trong khi những đầu tư cần thiết cho tiện nghi chung cộng đồng thì càng xuống thấp.
Khả năng xuất khẩu giá thành rẻ của Trung Quốc khả dĩ thực hiện được là nhờ một nguồn dự trữ vô tận công nhân nhập cư từ nông thôn lên. Kết quả là, một thành phố như Guangzhou, giờ đây trông giống như quốc gia Arabie saoudite: thành phố này có một GDP theo đầu người ngang hàng với một quốc gia thu nhập trung bình, nhưng các nghiên cứu ước tính rằng chỉ 3 triệu người trên 15 triệu người đang làm việc mỗi ngày ở Guangzhou là cư dân có sổ hộ khẩu chính thức.
Nghĩa là số 12 triệu dân còn lại là dân nhập cư, không có hộ khẩu nên sẽ không được hưởng những phúc lợi xã hội, như nhà cửa giá rẻ, giáo dục, y tế, phải bằng lòng với đồng lương vừa đủ cầm hơi, v..v. Tại Arabie saoudite, dân lao động di cư từ nước ngoài với mức lương thấp lè tè bị hấp dẫn bời nguồn dầu hỏa dồi dào, thì ở Guangzhou dân lao động lại vừa là nguồn vừa là phó sản của sự giàu có. (Ở đây nó cũng gần giống như dân nhập cư từ các tĩnh miền Trung đối với TP Hồ Chí Minh).
Sự thiếu vắng bảo hộ đối với phần lớn dân lao động (mặc dù mang tiếng là nước xã hội chủ nghĩa) tham gia vào việc tăng cường cái chân thứ 2 giúp việc tăng trưởng Trung Quốc đi đứng được: đó là vốn liếng (capital) giá rẻ cho phép Trung Quốc đầu tư vào những hạ tầng cơ sơ quốc gia. Vì không có tiền hưu trí, tiền chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục được bảo đảm bởi Nhà Nước, các công dân Trung Quốc buộc lòng phải tiết kiệm, trên 50% thu nhập của mình, để phòng ngừa những rũi ro trong tương lai, và cất tiền vào các quỷ tiết kiệm tại ngân hàng.
Tuy nhiên, các ngân hàng công trả một lãi suất rất hạ một cách giả tạo cho người gởi tiền tiết kiệm. Do đó, các ngân hàng thu gom được một số tài sản rất lớn đem cho các nhà thầu (phần lớn là các công ty Nhà Nước) vay lại với lãi suất thấp đem đi đầu tư vào những dự án mang tính đầu cơ, làm cho GDP tăng, làm cho phong cảnh các tỉnh thành Trung Quốc rãi rác những trụ sở hoành tráng, những lâu đài nguy nga, những nhà máy trùm chăn cũng như những khách sạn trống vắng, nghĩa là một sự điên loạn ngông cuồng của những nhà giàu mới. Theo nhiều bản báo cáo chính thức, số “biến cố biển người’ (các cuộc biểu tình chống đối có trên 500 người tham dự) được ghi nhận bởi chính quyền đi từ 8700 vụ năm 1003, lên 87.000 vụ vào năm 2005, và nay là 180.000 vụ vào năm 2011.
Từ nhiều năm nay, tại Trung Quốc nổ ra một cuộc tranh luận liên quan đến việc làm thế nào quốc gia này có thể tránh cái bẫy do sự giàu có của mình bày ra. Những ai cho là thuộc phe hữu mới thì đòi hỏi những biện pháp có khả năng kích thích sự tiêu dùng nội địa để loại bỏ nguy cơ những nguyên nhân bất mãn xã hội (giống như phong trào hàng Việt nam đi về nông thôn, nhưng với nguyên nhân khác là do suy thoái kinh tế toàn cầu xuất khẩu xuống dốc). Trong đầu danh sách của họ ta thấy: tăng lương, chấm dứt hỗ trợ xuất khẩu giả tạo, quyền lợi đối với các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, nhà cữa) và cải cách chế độ hộ khẩu (giấy phép định cư) và chấm dứt việc “đàn áp tài chính” hiện duy trì một lãi suất thấp một cách giả tạo.
Tăng lương công nhân viên và cho nhân dân tệ về đúng giá trị của nó (mà Hoa Kỳ yêu cầu không biết bao nhiêu lần trong quá khứ) sẽ là những công việc khó lòng thực hiện được, mà đòi hỏi chấm dứt việc lãi suất tiền tiết kiệm ở mức thấp nhất một cách giả tạo là động đến trung tâm của những lợi ích riêng tư của những giới mạnh nhất của Trung Quốc.
Ngoài ra, các biện pháp này sẽ cản trở sự tăng trưởng. Do đó, nhiều người ở phe tả thì lại đi tìm một thể thức làm thế nào sự giàu có của Trung Quốc có thể chấp nhận được. Họ yêu cầu tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh, khuyền khích kỹ nghệ cải thiện chuỗi giá trị và triển khai những chính sách hợp thức hóa sự chênh lệch giàu nghèo như là một yếu tố cần thiết để thúc đẩy tiến bộ (nghĩa là khuyến khích việc “kẻ ăn không hết, người lần không ra”, nghĩ cũng lạ!!! ).
Nhiều người đã vỗ tay khi giáo sư đại học Xiao Bin hô hào dưới danh nghĩa “mô hình Quảng Đông”, đó là một chánh sách độc tài mềm cho phép công dân bày tỏ nguyện vọng trên Internet, và cho phép các công ty tư nhân và các tổ chức NGO bày tỏ nguyện vọng của họ.
Còn về phần mình, trong một tham luận công khai vào năm 2011, Wang Shaoguang thì lại sợ rằng nếu không đánh thẵng mạnh mẽ vào những nguyên nhân gây ra xáo trộn, thì những vấn đề này chỉ có thể tồi tệ hơn. “Những khuyến cáo của Galbraith không có hiệu lực gì đối với Hoa Kỳ, thì thử hỏi Trung Quốc có thể làm giỏi hơn không.”
Khủng hoảng tài chính (ở châu Mỹ và châu Âu) cũng đã khởi động một khủng hoảng trong mô hình phát triển của Trung Quốc. Các vùng lãnh thổ trú phú như Quảng Đông đã bị lôi cuốn vào một vòng xoáy hổn độn khi mà nhu cầu tiêu thụ của dân châu Âu bị giảm sút tới hồi cạn kiệt đối với xuất khẩu Trung Quốc. Hiện tượng này trùng hợp với cảm tưởng ngày càng lớn là những định chế truyền thống về tăng trưởng đã bị bào mòn vì lý do giá nhân công tăng cùng lúc với giá bất động sản và tỉ suất hối đoái.
Những giải pháp hằng loạt về cải cách kinh tế thực hiện gần đây bởi Trung Quốc đã đem lại những lợi ích ngắn hạn, nhưng về lâu về dài sẽ làm nghiêm trọng sự mất cân bằng. Vài nhà trí thức cho rằng “xã hội sung túc” như Đặng Tiểu Bình đã cổ vũ đã đạt đến giới hạn tự nhiên, với dân lao động nhập cư ngày ngày xuống đường biểu tình với số lượng ngày càng cao chưa từng thấy, và nhà chức trách đã phát biểu những ý kiến trái ngược chiều về các chính sách phải áp dụng.
Khi mà lớp lãnh đạo kỳ cựu đi trước phải đối mặt với những vấn đề nghèo đói và gia tài để lại của chủ nghĩa xã hội, thì thế hệ lãnh đạo mới Trung Quốc sắp kế nhiệm trong cuối thu tới sẽ phải tránh cái cạm bẫy của một thị trường sản xuất ra – như theo lời của Galbraith – sự giàu có của lớp tư nhân nhỏ và sự nghèo khó của lớp bần cùng công cộng
*
*


Dưới đây là các tên các nhân vật và địa danh trung quốc ghi theo tiếng Anh/Pháp. Bạn nào có thể dịch ra tiếng Việt được không? Tôi chỉ đoán mò 3 chữ đầu.
Deng Xiaoping - Đặng Tiểu Bình
Guangdong – Quảng Đông
Wen Jiabao – Ôn Gia Bảo
Wang Shaoguang -
Lu Zhoulai - ???
Guangzhou
Xiao Bin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét