Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014


Dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế, dân chủ toàn diện

Michel Lasserre (Pháp) 12/2001
Dương Quang Thiện (dịch) 8/2012

Trong các bài diễn văn chính trị, (phía tư bản cũng như phía cộng sản), thì một từ ai cũng hoan hô là từ “dân chủ”. Ai lại không đòi quyền cho mình là dân chủ? Chắc chắn không phải là phe tự do mậu dịch, bằng cách nhân danh dân chủ, để tranh đấu cho sự tự do hoàn toàn đối với thương mại toàn cầu, đối với các xí nghiệp cũng như đối với việc kiếm lời; mà cũng không phải là phe trung ương tập quyền đề nghị kiểm soát sự tư do, kể cả cấm tự do nhân danh dân chủ. Như vậy, ta có thể nhận thấy từ “dân chủ” được sử dụng đối với nhiều loại nước chắm, và nhân danh dân chủ, người ta thỉnh thoảng tranh đấu cho nhiều việc và những đối nghịch.

Người ta gọi dân chủ là gì thế ?
Dân chủ không phải là một khám phá gần đây, vì thật ra người ta đã đề cập đến dân chủ vào thời cổ đại Hy Lạp; hệ thống kinh tế xã hội tư bản hiện đại được dựa trên những căn bản khác biệt so với những căn bản của hệ thống nô lệ chủ nghĩa cổ đại hy lạp và dân chủ như vậy không phải là một hệ thống kinh tế xã hội. Và nó cũng không phải vì lý do tương tự là một hệ thống chính trị. Cho dù dân chủ thường xuyên được gắn liền với nến cộng hòa, nó cũng không thay thế nền cộng hòa, vì rằng nó thường xuyên là một bổ túc, thì đã có những nền cộng hòa không có chi là dân chủ. Nếu dân chủ không phải là một hệ thống chính trị, và cũng không phải là một hệ thống kinh tế xã hội, thì dân chủ cũng không trở thành một ý kiến đơn giản hoặc là một giá trị tinh thần. Thật thế, nếu ta quan sát lịch sử các xã hội, ta nhận ra rằng dân chủ là một tập hợp những “thực hành về mặt xã hội”, dựa trên giá trị công bằng, tự do và bình đẳng, được phong phú thêm theo thời gian và theo sự phát triển của vài xã hội loài người. Những tập tục dân chủ hiện thời chủ yếu là kết quả của một tiến trình bắt đầu từ thế kỷ 18, ở châu Âu với sự thay thế chế độ quân chủ bởi chế độ Cộng hòa Pháp, và ở bắc Mỹ với sự thành lập Cộng hòa Hoa Kỳ. Việc trở về một chế độ cộng hòa, nguyên tắc chính quyền đã được biết từ thời kỳ cổ đại, dựa trên cùng những giá trị như với dân chủ. Các tập tục dân chủ được biết đến được mang bởi chế độ cộng hòa trong lĩnh vực chính trị là: phổ thông bầu phiếu, tự do tư tưởng và hội họp, báo chí độc lập, và tư pháp độc lập. (Bạn thử xem lại ở Việt Nam ta có những quyền gì?). Lịch sử cho thấy là tất cả các thủ tục cũng như các quyền hạn này có thể được cho là sơ đẳng ngày nay đối với một số người, thường là không có được bởi ý muốn đơn giản của các nhà làm luật, mà là thành quả của những đấu tranh cam go về mặt chính trị hoặc xã hội hình thành lịch sử của những quốc gia tiên tiến. Thí dụ, tại Pháp, quyền đi bầu cử của đàn ông trước tiên chỉ được phép theo mức thuế đã nộp, nhưng sau đó mới được phổ thông theo sau cuộc cách mạng tháng 2/1848, và chỉ được phép đối với phụ nữ vào năm 1944. Người ta nhận thấy là việc có được những thủ tục dân chủ không hoàn toàn được thiết lập một cách vĩnh viễn: tự do ngôn luận hoặc tự do báo chí đã nhiều lần bị thu hồi rồi trả lại trong 2 thế kỷ qua. Tự do phát thanh (radio tự do) ở Pháp mới được phép từ năm 1981, và bao giờ cũng cần có giấy phép trước tiên; gần đây, người ta đã chứng kiện việc chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu các phóng viên phải tự kiểm điểm bằng cách không trao các băng cát xét của người thù Hoa Kỳ. Như vậy, dân chủ là mặc dù hiện tượng có thể được hoàn chỉnh nhưng cũng có thể hoàn toàn đi thụt lùi, cho dù người ta nhận thấy từ 2 thế kỷ nay, dân chủ lần lần tiến lên theo kiểu răng cưa về phía dân chủ chính trị.
Ngày nay nhiều người nghỉ rằng các thể thức hiện hành của dân chủ chính trị là không hoàn hảo, và đây là điều bình thường vì toàn bộ những cách thức chỉ có thể diễn tiến phù hợp với sự tiến hóa của xã hội. Nhiều người dân đòi hỏi dân chủ hơn thí dụ nhờ việc thay đổi lá phiếu bầu, hoặc một sắp xếp lại việc quản lý địa phương bảo đảm sự tham gia ngày càng nhiều hơn của công dân vào việc quản lý, hoặc nhờ việc sử dụng thường xuyên các cuộc trưng cầu dân ý. Lẽ dĩ nhiên là người ta có thể cải tiến nhiều chi tiết và những cải tổ này chắc chắn đòi hỏi phải nghiên cứu thêm, mặc dù ngày nay rất hiếm có người đòi hỏi phải thay đổi triệt để hệ thống chính trị của chúng ta. Hệ thống này chắc rằng có thể hoàn chỉnh hơn, nhưng những nguyên tắc lớn xem đã thủ đắc rồi. Cho dù mỗi một người trong chúng ta đều có cùng những quyền chính trị, thì sự bất bình đẳng xã hội rõ ràng vẫn hiện diện và bao giờ cũng ngày càng lớn hơn. Không có gì ngạc nhiên về điều này vì nó không thuộc phạm trù bình đẳng chính trị mà là phạm trù bình đẳng kinh tế.

Dân chủ về mặt kinh tế
Những thực hành dân chủ không giới hạn vào chỉ lĩnh vực chính trị. Con người là một loài động vật xã hội hợp tác một cách tự nhiên với đồng loại để thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, do đó người ta tìm thấy những thực hành dân chủ rất phát triển trong lĩnh vực hợp tác. Trong nhiều tổ hợp tác với mục đích khác nhau, các vị trách nhiệm thật sự được bầu ra một cách dân chủ, và những tổ chức hợp tác này hoạt động theo những qui tắc thường phù hợp với những giá trị của dân chủ. Nếu những thực hành dân chủ được áp đặt lên con người phần lớn trong những hoạt động xã hội, thì trong lĩnh vực liên quan đến sản xuất của cải vật chất và dịch vụ thì những thực hành dân chủ này sẽ ra sao, cũng như việc phân phối và tiêu thụ các của cải vật chất và dịch vụ này, nghĩa là phạm trù kinh tế, sẽ ra sao?
Trong những xã hội hiện đại ngày nay, kinh tế tự cung tự cấp không còn hiện hữu, và việc phân công lao động đã đưa đến việc xã hội hóa hoàn toàn các thực hành kinh tế. Việc sản xuất của cải vật chất hoặc dịch vụ đưa vào một nhóm tác nhân cùng hợp tác để cho chạy hệ thống. Muốn sản xuất và phân phối hàng mình làm ra, thì một xí nghiệp thường sử dụng dịch vụ của những xí nghiệp khác, và một mặt hàng nhỏ được tiêu thụ cần thiết phải có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của hằng chục cũng như hàng trăm người trong sản xuất. Trong chiều hướng này, những thực hành kinh tế thường là những thực hành xã hội của con người và mỗi một trong chúng ta là một tác nhân (actor) kinh tế. Dựa theo tiến hóa bao giờ cũng hướng về dân chủ mà ta đã có thể quan sát trong lĩnh vực chính trị, chúng ta có thể chờ đợi là cũng nền dân chủ ấy thường xuyên được áp dụng đối với lĩnh vực kinh tế và những giá trị công bằng, bình đẳng và tự do sẽ là căn bản cho những thực hành kinh tế hiện đại.

Đối nghịch giữa quyền tư hữu của xí nghiệp và dân chủ
Lẽ dĩ nhiên là ta không còn đang ở vào thế kỷ 19, và trong nền dân chủ hiện đại, thì tự do ngôn luận trong xí nghiệp, cũng như các quyền hợp tác và quyền đình công về mặt lý thuyết coi như đã được chấp nhận. Các ủy ban xí nghiệp (comités d’entreprise) được thiết lập ở Pháp từ 1945 trở đi. Ủy ban này can thiệp vào việc tổ chức lao động, vệ sinh, nhà ăn, và trại hè. Người để ý là nếu ủy ban này được trao một vài quyền hành, thì cũng chỉ nhỏ nhoi thôi, và ngoài những lĩnh vực không liên quan trực tiếp đến hoạt động thực chất của xí nghiệp, thì ủy ban này đơn giản thường mang tính tham khảo tư vấn. Quyền quyết định thuộc về duy nhất hội đồng quản trị và các đại diện (cổ đông).
Chủ xí nghiệp, mặc dù thường quan tâm đến lợi nhuận của công ty, thì cũng chỉ là một người làm công ăn lương phục vụ các cổ đông, và quyết định những gì liên quan đến sản xuất và đến những điều kiện sản xuất. Người lao động không có quyện thực sự trong lĩnh vực lao động này. Chủ xí nghiệp có quyền áp đặt lên người lao động cách hành xử nào thích ứng nhất phục vụ các lợi ích xí nghiệp. Khế ước lao động không phải là một hợp đồng bình đẳng, cho dù được “tự do” ký kết. Đây là hợp đồng phụ thuộc nhân viên vào xí nghiệp. Nếu hiện hữu một dân chủ “giả đò” trong xí nghiệp như đã thấy ở đầu, thì đây chẳng qua là một tranh biếm họa dân chủ, một bập bẹ dân chủ. Chỉ những cổ đông/chủ sở hữu xí nghiệp mới thật sự có quyền và họ đã chọn giám đốc xí nghiệp để người này làm theo chiều hướng phục vụ những lợi ích riêng của cổ đông. Chính trong chiều hướng lợi ích của cổ đông, mà giám đốc xí nghiệp sẽ quyết định những phương pháp sản xuất, ấn định năng suất của công nhân lao động, quyết định giờ giấc làm việc và vị trí làm việc, nói ngắn gọn giám đốc sẽ quyết định hoạt động của xí nghiệp và của công nhân lao động. Việc quản lý một xí nghiệp tư bản tuyệt đối không có gì giống với việc quản lý dân chủ theo đấy quyền sẽ được giao cho những ai tham gia thực sự vào xí nghiệp, nghĩa là những ai cho xí nghiệp hoạt động thông qua công việc của họ. Việc quản lý tư bản hoạt động theo những nguyên tắc cổ lỗ xĩ dựa trên những quan hệ kẻ dưới phục tùng người trên và người trên thống trị kẻ dưới. Khi xí nghiệp hoạt động không tốt, hoặc đơn giản khi các cổ đông đòi hỏi thêm lợi nhuận, thì người ta đơn giản sa thải lao động chứ không phải cổ đông. Xí nghiệp được quản lý điều hành trong lợi ích duy nhất của những chủ sở hữu chứ chả hề để ý đến lợi ích của người lao động. Vai trò duy nhất và đầu tiên của một xí nghiệp tư bản là tạo ra của cải sự giàu sang để cải thiện đời sống của mọi người, mà là đem lại trước tiên lợi nhuận cho những ai là sở hửu xí nghiệp. Nếu xí nghiệp là phục vụ con người, thì khái niệm con người thực chất bị rút lại thành khái niệm chủ sở hữu xí nghiệp.
Kiểu tiếp cận này, dựa trên sự dân chủ trong một xí nghiệp tư bản, cho thấy thực chất có một đối nghịch lợi ích giữa các cổ đông và người làm công ăn lương. Việc quản lý xí nghiệp bởi những cổ đông chủ sở hữu (đại diện bởi viên giám đốc) được thực hiện trong chiều hướng đem lại lợi ích cho các cổ đông này, cho nên sẽ cản trở mọi tiến hóa về việc nới rộng những thực hành dân chủ trong xí nghiệp. Xác nhận này cho thấy sự hiện hữu của một đối nghịch giữa dân chủ kinh tế và quyền sở hữu xí nghiệp. Như vậy, qua những cuộc cách mạng Pháp và Hoa Kỳ, quyền sở hữu xí nghiệp tưởng rằng là một đảm bảo cho sự tự do và dân chủ, thì thực tế ngày nay, như theo quan sát trong một xí nghiệp hiện đại, cho chúng ta thấy chính quyền sở hữu là nhân tố đầu tiên cản trở việc thiết lập những thực hành dân chủ trong khuôn khổ một xí nghiệp.

Sự đối nghịch giữa đặc quyền do thu nhập tiền bạc và nền dân chủ
Quyền sở hữu xí nghiệp không những là căn nguyên của sự thiếu vắng dân chủ trong xí nghiệp, mà còn tự thân là một nguồn bất bình đẳng kinh tế khác ở cấp thu nhập. Theo quan điểm thu nhập, sự công bằng kinh tế không nhất thiết bao hàm cung cấp một thu nhập bằng nhau cho mọi người, ngược lại nó phải ít nhất bảo đảm sự công bằng trong may mắn và một tối thiểu thu nhập có thể chấp nhận được đối với những người kém may mắn nhất. Nhưng có nên tự hỏi có bình đẳng hay không giữa một công dân (lao động) nhận tiền thu nhập do tiền lương duy nhất lao động, và đây là trường hợp đa số rất lớn, và một công dân khác (cổ đông) nhận thu nhập tiền lãi từ tiền sẵn có của mình? Người ta không thể nào làm giàu một cách vô tận đơn giản với một đồng lương rất cao, muốn thế phải có được từ thu nhập do tài sản (vốn liếng) đem lại. Nếu ta sinh từ một gia đình giàu có đã tích lũy được một khối lớn tài sản, thì đặc quyền sở hữu xí nghiệp và đặc quyền cho vay lấy lãi thì người ta có cơ hội làm giàu vô tận ngày càng giàu. Trong khi ấy, ai đó sinh ra từ gia đình nghèo, kể cả trung lưu, sẽ có mọi may mắn kết thúc sự nghiệp là một người làm công ăn lương và không bao giờ được lợi dụng các đặc quyền của sự giàu có. (Tới đây, không biết bạn nghĩ thế nào về những trường hợp của các trùm tin học ở Mỹ, như Bill Gates, Lary Page hoặc Mark Zuckerberg, xuất thân từ gia đình nghèo, nhưng giờ đây là những tỉ phú đô la hàng đầu của danh sách Forbes?). Sự phân biệt giữa thu nhập từ tài sản sẵn có và thu nhập do lao động như vậy là căn nguyên đầu tiên của những bất bình đẳng kinh tế; chính nhờ những đặc quyền thu nhập từ tài sản sẵn có mà 225 tài sản lớn nhất thế giới tượng trưng cho tương đương thu nhập hằng năm của 2,5 tỉ người nghèo nhất thế giới. Những bất bình đẵng kinh tế ngày càng lớn cho thấy có một sự đối nghịch giữa những đặc quyền thu nhập do tiền bạc đem lại và dân chủ kinh tế.

Các hậu quả của sự thiếu vắng dân chủ kinh tế đối với dân chủ chính trị
Nếu sự thiếu hụt dân chủ kinh tế làm cho cảm nhận ở mức độ những bất bình đẳng kinh tế thì nó không giới hạn vào lĩnh vực này, làm thế nào có bình đẳng chính trị mà không có bình đẳng kinh tế? Tiền bạc giữ một vai trò trong mọi cuốc bầu cữ (nhất là ở Mỹ), một chiến dịch quãng cáo sẽ rât tốn tiền, và nếu nó không đủ bảo đảm cuộc thắng cữ, thì nó cũng giúp ích rất nhiều cho việc thắng cữ. Những cuộc vận động hành lang sử dụng tiền là rõ ràng chỉ với những người có tiền, rất nhiều tiền, và hệ tư tưởng tân tự do (mậu dịch) được áp đặt qua những vụ tốn đến hàng trăm triệu đô la. Một câu ngụ ngôn cũ xưa cũng đã nói “tiền là quyền lực” chưa hề bị mọi người phản đối, và trong một hệ thống kinh tế xã hội đặt nền móng trên tiền bạc cũng như lợi nhuận, thì dân chủ không có ký lô gì cả trước sức mạnh của các cuộc vận đồng hành lang có mùi hơi hướm tài chính. Nếu các quốc gia có thể cản trở sức mạnh của đồng tiền, thì những cuộc hành lang của họ có thể được sắp xếp để đi vòng quanh nhờ những tổ chức siêu quốc gia như WTO, IMF, WB, và những chính phủ khác nhau phải chấp nhận những qui tắc của các tổ chức này. Các quốc gia nghèo, trước đây thường là những cựu thuộc địa bị khai thác bởi vũ lực, thì ngày nay bị lệ thuộc bởi những hành vi tinh tế hơn nhiều: việc cho mượn tiền và tham nhũng là hiệu quả hơn nhiều hơn là dùng vũ lực. Việc hoàn trả vốn và lãi của các nước nghèo đòi hỏi các nước này đi tìm nguồn ngoại tệ, do đó cần thiết một chính sách xuất khẩu và mở cữa cho các nhà đầu tư ngoại quốc. Khi một quốc gia bị nguy cơ vỡ nợ không có khả năng thanh toán cả vốn lẫn lãi, thì IMF (Quỷ tiền tệ quốc tế) bao giờ cũng có mặt để cho vay thêm (nghĩa là nợ mới thanh toán nợ cũ), với lãi suất cao hơn lần hồi khi tiền bảo hiểm rũi ro tăng lần, với điều kiện các quốc gia mang nợ này thực hiện những “kế hoạch điều chỉnh cấu trúc” áp đặt các chính phủ phải lấy những biện pháp có lợi cho “quyền lực tiền bạc” và như thế làm trầm trọng thêm bất bình đẵng kinh tế. Do đó, xem ra không những quyền lực kinh tế là lớn hơn quyền lực chính trị, mà nó còn sử dụng quyền lực chính trị để tăng cường sức mạnh của mình. Quyền lực chính trị không những không thể làm gì trong chiều hướng bình đẵng kinh tế nhiều hơn, mà còn bắt buộc các định chế tài chính quốc tế chọn những biện pháp làm trầm trọng thêm những bất bình đẵng này, do đó cho ta thấy là thật sự không có dân chủ chính trị nếu không có dân chủ kinh tế thật sự.

Làm thế nào có được dân chủ kinh tế để tiến tới dân chủ toàn diện
Như ta vừa thấy là nhân tố cản trở việc thiết lập dân chủ kinh tế là thu nhập do đồng tiền đem lại. Nếu trước đây tiền thu nhập này đã giữ một vai trò yếu tố phát triển rất tích cực, trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong lĩnh vực các định chề tài chính, thì theo tiến hóa tổng thể ngày nay khoảng thu nhập do đồng tiền đem lại lại trở thành cản trở chính trong việc đem lại nhiều dân chủ hơn. Ngày nay, nếu muốn đi đến một nền dân chủ ngày càng toàn diện, thi vấn đề chính trong xã hội hiện đại vấn đề không phải là dân chủ chính trị mà là dân chủ kinh tế theo đấy đặc quyền của thu nhập do đồng tiền mang lại chính là yếu tố cản trở.
Thu nhập do đồng tiền mang lại thực chất được cụ thể hóa bởi 2 loại: trong quyền cho vay có lãi, và trong việc cổ đông hóa, nghĩa là quyền sở hữu trong các xí nghiệp. Lẽ dĩ nhiên là ai cũng biết rõ đụng chạm vào 2 quyền này sẽ không làm hài lòng những người có đặc quyền này (mà toàn là giới giàu có), tuy nhiên ngày nay, việc tiến tới dân chủ đòi hỏi phải triệt tiêu hai loại đặc quyền này. (Không biết ai sẽ ra tay trước, khối liên minh châu Âu hay là Hoa Kỳ.)
Xí nghiệp hiện đại thật sự có cần những nghiệp chủ hay không? Các cổ đông đem lại gì cho xí nghiệp, nếu không thỉnh thoảng là tiền? Ngoài số tiền góp vốn ban đầu, thì cổ đông hữu ích gì cho xí nghiệp? Việc xí nghiệp phục tùng một vài qui tắc mang tính lợi ích dân chủ chung được ấn định đúng ra là một bó buộc, nhưng giờ đây bó buộc chính đối với xí nghiệp phải chăng là sự đòi hỏi lợi nhuận của các cổ đông? Đúng là cổ đông đã đem lại vốn ban đầu cho xí nghiệp, nhưng vốn này đắt hơn là những gì vốn đem lại cho xí nghiệp. Xí nghiệp thường xuyên có thể hoạt động không cần đến cổ đông và việc vất bỏ cổ đông (nghĩa là trả lại vốn góp ban đầu) chỉ đem lại lợi ích cho xí nghiệp cũng như cho công nhân nhà máy. Lúc này giám đốc xí nghiệp sẽ tận tâm tận lực đối với xí nghiệp chứ không phải đối với các cổ đông. Hội đồng quản trị cuối cùng có thể được bầu ra một cách dân chủ, điều hành xí nghiệp không phải với mục tiêu đem lại lợi nhuận tối đa cho cổ đông mà là lợi ích cho xí nghiệp và nhân dân lao động xí nghiệp. Việc cấp vốn cho xí nghiệp có thể được bảo đảm bởi tín dụng công cộng, như vậy sẽ giải quyết vấn đề quyền cho vay có lãi, đồng thời cho phép các xí nghiệp nhỏ được phép có được tín dụng. Việc hoạt động kiểu mới này của xí nghiệp chỉ đem lại lợi ích trên nhiều quan điểm, vấn đề không thuộc thực hành mà thuộc pháp lý; nhưng đây ta lại đụng đến một đề tài khác, đó là việc tự quản, một xí nghiệp tự quản (không bị cái tròng cổ đông), theo đấy ý niệm dân chủ sẽ là toàn diện. Vấn đề này sẽ không nằm trong bài báo này, mà sẽ là đề tài cho bài báo kế tiếp “Xí nghiệp tự quản”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét