Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

NGÕ CỤT CHŨ NGHĨA TƯ BẢN


Ngõ cụt của chế độ tư bản chủ nghĩa

Tác giả: Michel Lasserre, Pháp, 3/2011
Người dịch: Dương Quang Thiện, 7/2012

Bạn để ý
Những dòng viết nghiêng đóng khung trong cặp dấu ngoặc là của người dịch, phản ảnh những suy nghĩ hoặc chú thích của người dịch.


Tư bản chủ nghĩa là một đề tài nghiên cứu khá rộng lớn mà ta có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Đối với hệ thống kinh tế xã hội này, thường thì cách đầu tiên mà ta tiếp cận sẽ liên quan đến những hậu quả mà hệ thống mang lại: những hậu quả mang tính xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị.
Chỉ là những hậu quả này không hiện hữu một cách vô tình, vì rằng khi một hệ thống kinh tế được xây dựng trên những nền tảng kinh tế, kéo theo một lô gic vận hành nội tại, và chính từ lô gic này và cũng từ những nền tảng này sẽ dẫn đến những hệ lụy hiện hữu. Như vậy, làm sao có thể hiểu nổi tư bản chủ nghĩa là gì, nếu ta chỉ nhìn thoáng qua những hệ lụy mà chủ nghĩa này đã gây ra cho chúng ta?
Ngày nay, trước một cuộc khủng hoảng tư bản rất đáng lo ngại (khủng hoảng bất động sản ở Mỹ, khủng hoảng nợ công tại châu Âu khối eurozone, v.v..), nhiều người tự hỏi việc gì đang xảy ra, và việc gì sẽ xảy ra trong tương lai đối với Âu Mỹ nói riêng và đối với thế giới còn lại nói chung? Và rằng làm thế nào hiểu một cách chính xác tường tận cuộc khủng hoảng này, làm thế nào biết được tư bản chủ nghĩa thực sự có thể khắc phục khủng hoảng này hay không, làm thế nào người ta biết được những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng này? Thật sự, có quá nhiều câu hỏi được đặt ra.
Trong bản trình bày này, chúng tôi trước tiên sẽ bàn qua lô gic vận hành nội tại, những nguyên lý vận hành của tư bản chủ nghĩa, cũng như những nền tảng của nó. Ta sẽ đi ngược lên về nguồn gốc của những hệ lụy mà ta gặp phải, đi lần vào những cơ chế sâu xa dẫn đến việc toàn cầu hóa của tư bản cũng như cuộc khủng hoảng hiện hành.
Trong phần trình bày này, chúng tôi sẽ bàn đến kinh tế; nhưng bạn cứ yên tâm: nếu bạn không biết gì về kinh tế thì cũng chả sao vì kinh tế chả có chi là rắc rối khó hiểu như nhiều người làm cho lầm tưởng như thế.

Quyền tư hữu đối với tư bản
Điều đầu tiên mà người ta có thể nói đối với tư bản chủ nghĩa, là hệ thống này dựa trên quyền tư hữu tư bản, nghĩa là người dân có quyền có tài sản riêng tư. Do đó, tư bản chủ nghĩa và quyền tư hữu tư bản là hai điều đi đôi với nhau, cái này không thể thiếu cái kia. (Bạn, người VN sẽ tự hỏi thêm: trên danh nghĩa, VN là nước cộng sản, nhưng quyền sử dụng đất qua sổ đỏ - nghĩa là quyền tư hữu tài sản, lại được công nhận như bên tư bản chủ nghĩa. Thế là sao vậy?). Như vậy, quyền tư hữu tài sản rõ ràng là gì vậy?
Đây ít nhất có nghĩa là có 2 điều: điều trước tiên là quyền mưu lợi từ tài sản có sẵn, nghĩa là trong hệ thống tư bản chủ nghĩa này, ta có thể trực tiếp kiếm ra tiền từ tài sản, và đây chính là qui luật tất yếu nếu muốn hệ thống tư bản chạy tốt. Điều tiếp theo, là quyền tự do sử dụng tài sản của mình, nghĩa là ta có quyền đem đầu tư tài sản vào chỗ nào đó có thể đem đến lợi nhuận cao nhất, hoặc thành lập những doanh nghiệp tư nhân, hoặc bán đi tài sản, v.v.. (Nếu bạn là công dân VN, thì bạn cũng có quyền làm như thế!!!).
Rất nhanh chóng, có đến 3 lý thuyết kinh tế lớn về tư bản chủ nghĩa, đó là: lý thuyết tự do (liberal), lý thuyết Keynes, và lý thuyết Karl Marx.
Ngay từ đầu, tư bản chủ nghĩa đã có một liên hệ mật thiết với những khủng hoảng kinh tế. Đối với những người theo thuyết tự do, những khủng hoảng này là do lỗi của những ràng buộc được áp đặt bởi các chính quyền, thuế má, chi phí sản xuất, những qui định luật pháp, v.v.. và nếu muốn tránh những khủng hoảng, đem lại sự toàn dụng (plein emploi), để chế độ tư bản có thể bảo đảm sự phồn vinh chung, thì chỉ có cách là giải phóng hoàn toàn mọi ràng buộc.
Còn đối với những ai theo thuyết Keynes, thì chính sự quá trớn của thuyết tự do là nguyên nhân của khủng hoảng. Chính chính quyền phải ra tay “điều hòa”, bằng cách đưa ra những khung hoạt động đối với tư bản, và nhất là phải khởi động kinh tế bởi những chính sách thích ừng theo nhu cầu, bởi những thâm hụt ngân sách cũng như những khoảng nợ công hợp lý, hoặc triển khai những công trình công cộng do nhà nước khởi xướng, v.v..
Cho dù có khác biệt nào đi nửa, đối với 2 lý thuyết kể trên, thì tư bản chủ nghĩa là hệ thống duy nhất phải có đối với các nước không phải cộng sản. Không có chủ nghĩa nào khác.
Đối với lý thuyết Marx, thì quyền tư hữu tài sản sẽ đưa hệ thống vào một lô gic nội tại trở thành không chịu nổi vào một lúc nào đó trong tiến trình biến hóa của tư bản chủ nghĩa. Có thể bạn đã đoán được sự quan tâm của chúng tôi đối với kiểu tiếp cận này.

Bản chất của tư bản
Trước tiên, ta thử xem tư bản là gì? Bản chất của tư bản rất phức tạp, dưới nhiều dạng thức khác nhau; người ta biết qua tư bản thương mại. tư bản kỹ nghệ, tư bản tài chính, v.v... Ngoài ra, tư bản còn có thể mang dạng hàng hóa, xí nghiệp, hoặc dạng bằng sáng chế, dạng tín dụng, nhưng ngày nay tư bản chế ngự mọi hình thức tư bản khác, đó là tư bản tài chính. Như vậy, rõ ràng ra tư bản tài chính là gì vậy?
Tư bản tài chính bao gồm các tích sản tài chính, mà ta còn gọi là những phiếu tài chính (titre).
Có 2 loại phiếu: phiếu sở hữu xí nghiệp, mà người ta thường gọi là cổ phiếu (action), có thể đem lại lãi chia (gọi là cổ tức) nghĩa là một phần lợi nhuận của xí nghiệp. Nhưng phần lớn các tích sản tài chính là những phiếu nợ, đơn giản là chứng từ xác nhận nợ, hoặc tín dụng, tiền người ta cho vay, tiền cũng có thể bỏ vào ngân hàng hoặc các quỷ khác nhau và những quỷ này đem tiền cho vay để kiếm lãi. Các phiếu nợ lẽ dĩ nhiên có thể được đem bán lại trên thị trường tài chính. Chắc ai cũng nghe nói đến subprime trong khủng khoảng vừa qua ở Mỹ vào năm 2007.
Nói tóm lại tư bản tài chính chính là tiền đẻ ra tiền.
Vào thời kỳ Karl Marx, tư bản nổi trội nhất là tư bản kỹ nghệ. Thí dụ điển hình là một nhà dệt vải, sở hữu một nhà máy, để dành tiền dựa trên lợi nhuận trong quá khứ để mua sắm thêm một máy dệt khác để kiếm thêm tiền. Loại doanh nhân này giờ đây không còn là chuẩn mực (ở VN thì còn khá nhiều loại doanh nhân này), và xí nghiệp ngày nay phần lớn thuộc về các cổ đông, bị chi phối bởi ai đó có tỉ lệ cổ phần cao hơn. (một số lớn doanh nghiệp nhà nước cũng như của tư nhân ở Việt Nam giờ đây đã được cổ phần hóa).
Đối với những xí nghiệp cổ phẩn này và các cổ đông, thì không có phía này là tư bản kỹ nghệ và phía kia là tư bản tài chính; các cổ phần đều là tương đương tài chính của tư bản kỹ nghệ. Nói chung là tư bản tài chính. Giờ đây, chính cổ đông là chủ sở hữu các doanh nghiệp, chính các cổ động sẽ làm luật thông qua hội đồng quản trị và điều khiển việc kiếm ra lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Thường xuyên, người mà ta gọi là “ông chủ”, được trả lương hậu hĩnh và chỉ chăm bẵm lo kiếm lợi nhuận cho xí nghiệp, chẳng qua cũng chỉ là người làm công cho các cổ đông, và ông chủ này muốn giữ cái ghế của mình thì phải lo mà làm thế nào doanh nghiệp đem lại lợi nhuận càng nhiếu càng tốt để có thể chia cổ tức cho cổ đông. (Tuy nhiên, kẻ nào nắm cổ phần chi phối sẽ là chủ tịch hội đồng quản trị, thao túng hoạt động  của xí nghiệp).

Qui luật lợi nhuận
Người ta thường nghe nói rằng tư bản chủ nghĩa phục tùng qui luật lợi nhuận, như vậy chính xác là gì vậy?
Khi ai đó có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư vào gì đó, nghĩa là mua những phiếu, cổ phần chẳng hạn, nghĩa là tư bản, thì người này chỉ có một động cơ duy nhất là đầu tư vào cái gì có thể đem lại lợi nhuận cho anh (chị) ta. Ở đây, ta phải hiểu rằng lợi nhuận là động cơ duy nhất để mua tư bản, nghĩa là cùng lúc tài trợ nền kinh tế quốc gia. (Ở VN, nhà nước cũng đang khuyến khích người dân cố gắng mà tìm lợi nhuận “chính đáng” càng nhiều càng tốt – với bất cứ giá nào!!!).
Tuy nhiên, bao giờ cũng sẽ có rũi ro khi người ta đầu tư tiền bạc, nghĩa là các cổ phiếu có thể  mất giá, tín dụng có thể bị vỡ nợ. Ngoài ra, nếu rũi ro vỡ nợ tín dụng cao, thì tỉ lệ lãi suất cũng sẽ leo cao theo, như ta đã thấy trong lúc này các thí dụ về các nước Ailen, Hy lạp, Tây Ban Nha ở châu Âu. Nếu hy vọng lợi nhuận quá thấp không đủ trước những rũi ro có thể xảy ra, thì sẽ có rất nhiều người không muốn mua cổ phiếu nửa. Trong trường hợp này, nền kinh tế sẽ “đói vốn”, thế là sinh ra khủng hoảng: công ty phá sản, thất nghiệp tăng cao, v.v...
Do đó, lợi nhuận là điều tuyệt đối cần thiết nếu muốn hệ thống tư bản chủ nghĩa hoạt động tốt. Do đó, tư bản chủ nghĩa lệ thuộc nặng nề vào qui luật lợi nhuận.
Vả lại, những ai theo thuyết Keynes cũng biết rằng những ràng buộc quá lớn đối với lợi nhuận sẽ đưa đến những hệ lụy tiêu cực dẫn đến việc gây ra hoặc làm trầm trọng thêm khủng hoảng, và trong hệ thống tư bản này, việc sử dụng loại ràng buộc này chỉ nên hạn chế.
Phần khác, tư bản chủ nghĩa là một hệ thống theo đấy các xí nghiệp bị thúc đẫy bởi sự cạnh tranh rất lớn, và qui luật lợi nhuận sẽ kéo theo những hệ lụy rất quan trọng.

Lợi nhuận và cạnh tranh
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp dưa đến một tác động đầu tiên là tạo một áp lực lên lợi nhuận. Để duy trì, hoặc tốt hơn, muốn tăng lợi nhuận, mỗi doanh nghiệp trong chừng mực nào đó cố gắng giữ thị phần của mình hoặc có thể làm cho thị phần tăng lên. Và làm thế nào?
doanh nghiệp sẽ cố gắng cải tiến sản phẩm (mẫu mã, chất lượng) làm cho hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh.
doanh nghiệp phải sáng tạo đổi mới bằng cách tìm ra những sản phẩm mới cũng như những cách thức sản xuất chế biến mới.
doanh nghiệp cũng phải thử hạ thấp giá thành sản xuất để có thể bán rẽ hơn đối thủ cạnh tranh.
Tất cả các “thủ thuật” trong việc tìm kiếm lợi nhuận này sẽ kéo theo nhiều hậu quả. Hậu quả đầu tiên là tích cực, và đây là một trong những khía cạnh hiếm có nhưng quan trọng của tư bản chủ nghĩa: việc đi tìm lợi nhuận thúc đẫy sự năng động sáng tạo đổi mới và phát triển công nghệ. Nhưng ngược lại, cái rất mắc mỏ đối với các xí nghiệp là lương bổng, việc đi mua lực lượng lao động, và việc đi tìm lợi nhuận khó tránh khỏi việc đưa đến cắt giảm khối tiền lương trả cho người lao động.
Nếu trong việc đi tìm lợi nhuận, các xí nghiệp tập trung vào việc hạ giá thành sản xuất, thì thực tế cho thấy là xí nghiệp hoàn toàn “vô cảm” trước những phí tổn về mặt xã hội và môi trường. Xí nghiệp sẽ không ngại ngùng sa thải nhân công hoặc gây ô nhiểm môi trường miễn là đem lại lợi nhuận cho họ. Đâu thiếu gì các thí dụ minh chứng điều này. Họ không từ bỏ việc chắt lọc và đốt cháy dầu đến giọt cuối cùng nếu có thể rút ra lợi nhuận, mặc cho tác động nhà kính với những hậu quả thảm họa đối với tương lai nhân loại.

Tích lũy tư bản
Ngoài những hậu quả đầu tiên vừa kể trên của qui luật tìm kiếm lợi nhuận, còn có một hậu quả ít được biết đến (hoặc nói đến) nhưng cũng đáng lo ra đối với tương lai của tư bản chủ nghĩa, đó là cơ chế được gọi là “sự tích lũy tài sản” (hoặc tích lũy tư bản). Như vậy, nghĩa là gì thế?
Ta thử lấy một thí dụ rất đơn giản và dễ hiểu: một gia đình giàu có chịu đầu tư một triệu euro với lãi suất 10%/năm. Một cuộc thăm dò vào năm 2007, tại Pháp, cho biết vào thời kỳ này có đến 394.000 triệu phú đô la (trên dân số 65 triệu người). Đây là những triệu phú theo tích sản tài chính, chưa kể tài sản dưới dạng bất động sản, và cũng không nên quên rằng giữa những người này còn có những người giàu hơn một triệu đô. Ngoài ra, khi ta đầu tư một số tiền lớn như thế, 10% là một hiệu suất có thể có được sau khi đã trừ đi tiền thuế và phí linh tinh. Mặc dù khủng hoảng cũng có nhiều quỷ đầu tư đem lại một lợi nhuận khá cao mà không có vấn đề.
Sau một năm, gia đình giàu có kể trên nhận được 100.000 euro tiền lãi đầu tư. Ta thử giả định là gia đình này còn có những nguồn thu nhập khác nên chỉ sử dụng 20.000 euro trên số tiền lãi kể trên cho việc tiêu xài riêng tư của gia đình. Như vậy, họ có thể đem đầu tư số tiền còn lại 80.000 euro, cộng thêm số tiền một triệu euro nguyên thủy. Như vậy tài sản của họ được tăng lên 8%, nay đã lên 1.080.000 euro. Với cái đà này, chỉ trong vòng 12 năm thì họ sẽ có được 2 triệu euro, nghĩa là tăng gấp đôi. Và nếu họ cứ tiếp tục như thế thì trong vòng 12 kế tiếp họ sẽ có 4 triệu euro, v..v..
Nhưng sự đời không thể đẹp đẻ như ta vừa “mơ” ở trên. Có một điều kiện không thể tránh được nếu muốn đầu tư số tiền dôi ra 80.000 euro vừa kể trên: ta phải tìm ra kênh đầu tư, nghĩa là biến nó thành cổ phiếu mới, những cổ phiếu bổ sung so với năm trước. Đây có nghĩa là cơ chế tích lũy tư bản đòi hỏi một sự tăng trưởng tuyệt đối và liên tục của tư bản tài chính.
Bao giờ cũng tăng thêm tài sản, nghĩa là đòi hỏi bao giờ cũng phải có lợi nhuận, rồi tư bản lại tăng thêm, rồi lại lợi nhuận, … liên tiếp như thế, cái vòng bất tận.
Cơ chế tích lũy tài sản dẫn đến một nhu cầu thường trực đối với việc tư bản bao giờ cũng phải tìm ra những kênh đầu tư mới. Vì tư bản này bao giờ cũng ở dưới dạng những phiếu quyền sở hửu hoặc những giấy nợ, do đó bao giờ cũng có những kỳ phát hành cổ phiếu mới cũng như sự gia tăng liên tục khối lượng giấy nợ. Cổ phiếu ngày càng nhiều sẽ kéo theo việc thành lập mới những doanh nghiệp, những đầu tư kỹ nghệ, việc sản xuất hàng hóa, cũng như việc cho nợ ngày càng nhiều dẫn đến việc ai đó (chính phủ chẳng hạn) đi vay nợ ngày càng nhiều.
Từ cơ chế tích lũy tài sản này, ta có thể hiểu rõ vì sao tư bản chủ nghĩa duy trì một mối liên hệ sâu sắc với các cuộc khủng hoảng.

Tư bản chủ nghĩa và các cuộc khủng hoảng
Lô gic nội tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa đưa đẫy một cách khắc nghiệp vào nghiệp tích lũy tài sản, cho tới một mức quá độ. Quá độ so với nhu cầu thực sự trong việc tài trợ nền kinh tế, và nhất là quá độ so với khả năng thanh toán của bên phía người tiêu thụ. Tới một lúc nào đó có quá nhiều xí nghiệp, sản xuất hàng hóa quá nhiều, quá nhiều tín dụng, nghĩa là một tích lũy quá mức tài sản.
Lợi nhuận không thể nào tìm đầu ra để đầu tư để có thể tích lũy tài sản hiện hữu. Việc tích lũy tài sản sẽ trở nên khó khăn.
Sẽ có sự cạnh tranh trong giới tư bản và như vậy lợi nhuận có thể giảm đi. Một phần tư bản sẽ rút lui vào đầu cơ.
Động cơ kinh tế sẽ bị nghẹt thở và những vụ phá sản, vỡ nợ xuất hiện, thế là khủng hoảng lại xảy ra.
Tuy nhiên, khủng hoảng không kéo dài vô tận ít nhất tới lúc này, vì trong chốc lát bạn sẽ thấy là khủng hoảng hiện tại thuộc một loại đặc biệt. Khủng hoảng cho phép một cuộc “tẩy xỗ” (thanh lọc) hoàn hảo, qua việc vỡ nợ trong giới kỹ nghệ và ngân hàng, kéo theo việc tiêu hũy một phần tài sản thặng dư. Sau một thời gian dài ngắn tùy lúc, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại bắt đầu một chu kỳ tích lũy tư bản mới, cho tới khủng hoảng kỳ tới. Một cuộc khủng hoảng lớn thường kéo theo những xung đột với những hủy hoại các cơ sở vật chất và hạ tầng cơ sở khác nhau, mà việc tái thiết sẽ khởi động dễ dàng việc tích lũy tư bản.
Như vậy theo lô gic nội tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa khủng hoảng không phải là một tai nạn, nhưng chẳng qua là một phương thức bình thường cho phép điều chỉnh hệ thống này.
Tuy nhiên,, sau những cơ chế này lại xuất hiện một câu hỏi mới, đó là giới hạn của tư bản chủ nghĩa.
Giới hạn của tư bản chủ nghĩa
Cơ chế tích lũy tài sản dẫn dắt tư bản chủ nghĩa đến một sự năng động tăng trưởng thường trực, với một nhu cầu thường xuyên tìm ra những thị trường đầu tư mới. Lần hồi theo sự tăng trưởng của mình, tư bản chủ nghĩa buộc lòng phải “tiêu hóa” tất cả các thị trường có khả năng thanh toán trên thế giới. Chính đây là điều tư bản chủ nghĩa đã thực hiện từ khi cất cánh cách đây vào khoảng 2 thế kỷ. Chủ nghĩa tư bản lần hồi đã thâm nhập vào tất cả các quốc gia trên hành tinh (kể cả các nước  cộng sản như Trung quốc..), và trên mọi lĩnh vực sản xuất. Ngày nay, với sự toàn cầu hóa (thông qua WTO), chính sự chinh phục thị trường đã bước qua giai đoạn kết thúc. Tuy nhiên, việc toàn cầu hóa tư bản dẫn dắt đến khó tránh khỏi là thị trường ngày càng khan hiếm, ngày càng ít đi.
Bao giờ cũng còn có những phân khúc thị trường đối với những nhà tư bản tinh quái hoặc những ai may mắn. Tại Trung quốc vẫn còn những khả năng tăng trưởng theo đấy một phần dân chúng đã giàu lên. Nhưng sự giàu có này dựa trên sự mất cân bằng kinh tế tài chính và trên sự tăng trưởng của bất công (nghĩa là chênh lệch giàu nghèo ngày càng nới rộng) đến nỗi không có gì chắc chắn đối với những khả năng thật sự về việc tăng trưởng của Trung quốc trong tương lai.
Sự tăng trưởng hiện hành được dựa trên việc chuyển hướng sản xuất và xuất khẩu từ những nước tư bản già cổi qua những nước đang phát triển, nhất là tại những nước châu Á, Trung quốc chẳng hạn. Sự chuyển hướng sản xuất này trong thực tế không đem lại lợi ích cho phần lớn dân nghèo Trung quốc mà có thể họ bị loại khỏi vòng tiêu thụ.
Với sự toàn cầu hóa kinh tế, người ta đang đi lần đến một giới hạn vật lý về việc tích lũy tài sản. Sự hiện hữu của giới hạn này làm cho Marx (nếu ông ta sống dậy) bảo rằng tư bản chủ nghĩa đã đến hồi kết thúc về mặt lịch sữ.

Sự tiến hóa của tư bản chủ nghĩa từ những năm 1930 trở đi
Những gì chúng tôi vừa giải thích, tính lô gic tích lũy tài sản và những hệ lụy của nó, tính năng động trong tăng trưởng tiếp theo, nhu cầu thường xuyên các thị trường mới, tất cả cung cấp cho ta một khung lưới bài học mác xít liên quan đến kinh tế tư bản. Từ khung lưới này chúng ta có thể giải thích chẳng hạn những nguyên nhân sâu xa các khủng hoảng kinh tế, hoặc giải thích sự tiến hóa của tư bản chủ nghĩa. Bây giờ chúng tôi sẽ xem xét một phần lịch sử của tư bản chủ nghĩa dựa trên khung lưới này, ta bắt đầu bởi cuộc khủng hoảng của những năm 1930 trở đi.
Tại sao khủng hoảng nổ ra vào những năm đầu thập kỷ 30? Vì đây là một cuộc khủng hoảng cuối cùng rất lớn quan trọng nhất mà tư bản chủ nghĩa biết đến cho tới nay. Các cuộc vỡ nợ, sự phá sản các xí nghiệp, các định chế tài chính vô tiền khoán hậu, các thị trường chứng khoán sụp đổ 90%. Một cuộc hủy hoại tài sản khổng lồ đã xảy ra. Sau thế chiến thứ hai (1939-45) việc thiếu trầm trọng tư bản làm cho việc tái thiết khó khăn đối với các nước châu Âu, còn Hoa Kỳ nhờ giàu lên trong chiến tranh buộc lòng phải cho vay tiền (hoặc chịu hỗ trợ như chương trình Marshall đối với châu Âu sau thế chiến thứ 2).
Từ sau thế chiến thứ hai đến cuối những năm 60, nước Pháp đã nhận được những dịch vụ từ tư bản, mà người ta gọi là tư bản chủ nghĩa được điều tiết:
người ta quốc hữu hóa các ngân hàng và những tập đoàn lớn (như công ty điện lực EDF, công ty hàng không Air France, hoặc công ty đường sắt SNCF) để có thể hỗ trợ tốt hơn về mặt tài chính; hoặc nhà nước đứng ra cán đáng việc xây dựng (giao thông vận tải, các chung cư  giá thuể rẽ HLM…)
người ta tránh việc cạnh tranh của các nước ngoài thông qua việc sử dụng các hàng rào thuế quan, dòng vốn tư bản bị cấm chuyển ra nước ngoài (nếu không được phép của viện hối đoái); các điều này không thành vấn đề vì có thể kiếm lợi ngay tại nội địa.
ở Pháp, người ta mua được một thời gian yên tĩnh về mặt xã hội thông qua chương trình của Hội đồng Quốc gia Kháng chiến (Conseil National de la Resistance -CNR).
Đây là một thời kỳ tăng trưởng rất mạnh ở Pháp với rất ít thất nghiệp. Lợi nhuận bắt đầu đi lên và tư bản lần hồi được tích lũy, các cơ nghiệp được phục hồi và những nhà giàu mới xuất hiện. Việc tư bản được tích lũy mạnh đến nổi vào cuối những năm 1960, người ta chứng kiến việc lợi nhuận bắt đầu suy giảm.

Từ những năm 70 cho đến ngày nay
Vào những năm 1970, người ta ở Pháp lại chứng kiến một cuộc khủng hoảng mới, nhưng là một cuộc khủng hoảng của tư bản chủ nghĩa điều tiết. Dòng vốn tư bản được tích lũy đến độ không có chỗ để đầu tư trong nước Pháp. Kinh tế trì trệ và lạm phát kéo dài, và tỉ lệ thất nghiệp bắt đầu leo thang mặc dù có đưa ra những biện pháp phục hồi của nhà nước. Tư bản chủ nghĩa điều tiết đã chạy tốt trong vai trò phục hồi kinh tế, nhưng nó cũng đạt đến những giới hạn của nó về mặt hiệu quả.
Để thoát khỏi ngỏ cụt này, muốn cho dòng vốn tư bản tìm được những thị trường đầu tư mới, cần thiết cho việc tích lũy tư bản, các nhà cầm quyền kinh tế tài chính không còn lựa chọn nào khác là mở cửa biên giới cho dòng vốn tư bản và cho các xí nghiệp tập đoàn kinh tế. Các chính phủ, bắt đầu là các chính quyền Reagan (Mỹ) và Thatcher (Anh) chọn chủ nghĩa tư bản tự do, với sự hỗ trợ của các định chế quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, và Ngân hàng Thế giới WB, v.v..
Từ giữa các năm 1970 đến nay, là thời kỳ toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Người ta chứng kiến:
việc dịch chuyển các cơ sở sản xuất từ những nước phát triển giàu có qua những nước nghèo có đồng lương rẽ mạt. (Việt Nam chẳng hạn). Các sản phẩm được sản xuất từ những nước nghèo sẽ đem trở ngược lại bán cho dân chúng nước giàu. Hậu quả là các nước giàu mất đi một nguồn thuế đáng kể, số người thất nghiệp tăng cao, kéo theo chi phí xã hội tăng cao. Giới có lợi trong vụ việc này là giới thương mại (chẳng hạn tập đoàn Wal Mart ở Mỹ).
từ năm 1975 trở đi, ở Pháp, việc gắn kết giữa tiền tệ và vàng dùng làm bản vị bị bải bỏ, cho phép hệ thống ngân hàng phát hành một khối lượng lớn tiền tín dụng.
người ta chứng kiến sự bành trướng tín dụng chưa từng thấy, nghĩa là các gia đình, xí nghiệp ai ai cũng đổ xô vay tiền cho tiêu dùng và kinh doanh, và giờ đây các chính phủ cũng đi vay tiền ngân hàng cho chi tiêu ngân sách. Chủ nghĩa tiêu dùng, phổ biến là ở Mỹ, cho phép tiêu trước trả sau qua các thẻ tín dụng làm cho người dân mất đi tính tiết kiệm. Các chính phủ cũng vậy.
tư bản tài chính được hưởng lợi trong giai đoạn này, kết quả là một tích lũy tài sản lớn mạnh vô tiền khoán hậu. Người giàu càng giàu hơn, bây giờ cũng như mãi mãi.
Từ những năm 1980 trở đi, những vụ vở bong bóng đầu cơ, các khủng hoảng tài chính liên tiếp xảy ra. Bắt đầu là các nước châu Mỹ La tinh, chẳng hạn Bresil, Argentine, rồi tiếp theo là châu Á với các khủng hoảng các con rồng châu Á, tiếp theo là Nga, rồi lại Argentine, rồi bong bóng internet (các công ty điện toán được gọi là công ty “dot chấm com”), tiếp theo khủng hoảng subprime ở Mỹ vào năm 2007 đến này vẫn chưa được giải quyết xong kéo theo khủng hoảng bất động sản (ở Mỹ đã gần 4 triệu căn hộ bị tích biên, các gia đình bị siết nợ phải ra ngủ ngoài đường). Vào những năm gần đây khủng hoảng đã lan qua các nước Ailen (Irlande), Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sẽ kéo theo một số nước khác (Pháp chẳng hạn) vì sự mất cân bằng tiền tệ và tài chính đang là ung thư di căn khắp nơi trên hành tinh.

Khủng hoảng hệ thống
Trong giai đoạn phát triển hiện tại của cuộc khủng hoảng, đầu năm 2011, cho dù bởi những tác dụng xã hội, hoặc bởi sự tăng trưởng của sự mất cân bằng kinh tế, thì không một quốc gia nào hoàn toàn bị tránh khỏi (kể cả VN).
Ngày nay, nói một cách thực tế, thì mọi người, mọi quốc gia (kể cả những nước không theo tư bản chủ nghĩa) đều tùy thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào tư bản chủ nghĩa, kể cả những ai bị loại ra ngoài hệ thống vì họ không có khả năng chi trả và còn không có hiệu quả trong việc đem lại lợi tức. Nghĩa là tất cả các lĩnh vực kinh tế và toàn bộ dân chúng đều bị dính dáng, một cuộc khủng hoảng toàn diện.
Chưa bao giờ có một cuộc nợ nần tổng quát lên đến một mức độ kinh khủng như thế (chẳng hạn năm 2011, Mỹ mang nợ công 15.000 tỉ đô chiếm 99,60% GDP; năm 2009, Pháp mang nợ 968 tỉ euro chiếm 61% GDP…), đây là một cuộc khủng hoảng liên quan đến tích lũy tư bản tài chính bội phần chưa bao giờ thấy trong lịch sử đã qua.
Người ta gọi cuộc khủng hoảng này là một khủng hoảng hệ thống, nghĩa là được dẫn xuất trực tiếp từ lô gic nội tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa, trực tiếp từ hoạt động bình thường của nó, cũng như trực tiếp từ những nền tảng kinh tế của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đây cũng là một khủng hoảng liên quan đến toàn bộ hệ thống, một cuộc khủng hoảng nhất định không lối thoát nếu ta không đụng đến các nền tảng của hệ thống, đó là quyền tư hữu đối với tài sản.

Câu trả lời tư bản chủ nghĩa
Như vậy, trước cuộc khủng hoảng như thế, những câu trả lời là gì? Nói chung, thì có 2 câu trả lời chính, câu trả lời đầu tiên là câu trả lời tư bản chủ nghĩa.
Người ta cho rằng có thể cứu vớt được tư bản chủ nghĩa, rằng nguồn tư bản có thể cuối cùng cũng tìm được thị trường mới để có thể tích lũy, rằng cuộc khủng hoảng tình thế mà người ta có thể thoát khỏi như những lần trước thông qua việc đan xen những biện pháp mang tính liberal và tính keynesian. Người ta sẽ cố gắng khởi động lại các động cơ máy bay, sữa chữa những sự cố bằng cách đưa ra những biện pháp khác nhau đáp ứng các tác động khác nhau của cuộc khủng hoảng.
Tại cấp xí nghiệp, người ta sẽ cố thử tối đa làm thế nào đem thêm lại lợi nhuận. Các điều kiện làm việc sẽ trở nên tồi tệ, kéo theo việc tái cấu trúc và dịch chuyển cơ sở sản xuất ra ngoại quốc, cũng như sa thải nhân công.
Các chính quyền thân hữu hoặc thân tả đều phải cắt giãm các ngân sách xã hội (hưu bổng, y tế, giáo dục, v.v.), giảm đi các công ăn việc làm khu vực công cộng (sa thải công chức, hoặc công chức về hưu sẽ không được thay thế), tiến hành một chính sách thắt lưng buộc bụng xã hội (giảm tỉ lệ lương bổng), nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ các xí nghiệp cũng như các cổ đông.
Tại tất cả các quốc gia, việc tư hữu hóa các dịch vụ công cộng là đề tài thời sự. Đây được xem như là những thị trường tốt cho việc tích lũy thêm tư bản. Chỉ theo chiều hướng này mới hiểu thấu việc tư hữu hóa, chứ không có lý do chính đáng nào cả.
Các ngân hàng trung ương cũng như các ngân hàng tư nhân tạo ra ngày càng nhiều khối tín dụng, nghĩa là những khoảng nợ, những núi nợ kéo theo những bất ổn ngày càng tăng, với rũi ro một thãm họa tài chính tiền tệ vô tiền khoáng hậu từ một ngưỡng nghiêm trọng nào đó của cuộc khủng hoảng.
Những hỗ trợ đối với các doanh nghiệp và những gói giảm thuế tặng các nhà giàu đưa đến những hậu quả rất tiêu cực đối với nợ công ngày càng lún sâu mặc dù có những lời hứa giảm thiểu thuế cũng như cho tư hữu hóa các doanh nghiệp.
Nợ công ngày càng phình lên. Tại Nhật nợ công đã chiếm đến 200% GDP, còn ở Mỹ nợ công và tư cộng lại đã lên đến 250% GDP. (Nếu thằng Mỹ, nợ như chúa chỗm, tự nhiên tuyên bố phá sản, thì thế giới sẽ thế nào nhỉ?).
Mặc dù mọi việc diễn ra như thế, cuộc khủng hoảng vẫn nằm chính ình không biến đi. Có vài dấu hiệu khả quan nhưng kéo dài không lâu. Thất nghiệp tiếp tục ngày càng tăng, những hệ lụy xã hội ngày càng trầm trọng, sự nghèo đói bắt đầu lan ra. Ai cũng biết và thấy là những biện pháp đưa ra vừa qua chỉ đẩy lùi ra xa một chút thời hạn giải quyết vấn đề, trong khi sự mất cân bằng và đối kháng trở nên nghiêm trọng. đây chưa nói đến việc giải quyết vấn đề một cách căn cơ. Hệ thống tư bản chủ nghĩa ngày càng đi sâu vào việc trốn chạy về phía trước, tăng tốc về một ngõ cụt của tư bản được toàn cầu hóa. Nói một cách ngắn gọn: ta đang đi vào ngõ cụt, đầu sắp đụng vào tường.
Phía cánh tả cũng như phía cánh hữu, người ta đang nói đến việc phải điều tiết (réguler) tư bản chủ nghĩa, điều tiết hoạt động các ngân hàng và của nền tài chính. Làm như thể cuộc khủng hoảng không phải là kết quả của hoạt động bình thường của tư bản chủ nghĩa, mà là kết quả của những thái quá đơn giản mà người ta có thể sửa sai thông qua một vài biện pháp thích ứng.
Chúng ta không còn nằm trong phạm trù tái khởi động tái thiết kinh tế như sau thế chiến thứ hai năm 1945, và nên nhớ kỷ là bây giờ việc quyết định những ràng buộc bổ sung liên quan đến lợi nhuận cũng sẽ không đủ làm cho tư bản chủ nghĩa thoát khỏi khủng hoảng, mà có thể ngược lại làm cho hệ thống lún sâu nhanh vào khủng hoảng. Việc điều tiết chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất chỉ là ảo tưởng dành cho những ai chưa hiểu thấu bản chất thực của hệ thống.
Lẽ dĩ nhiên, cho dù khủng hoảng của việc toàn cầu hóa không đủ diệt chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng nó cũng có thể làm chế độ nhảy dựng lên. Thật sự sẽ làm được chỉ khi nào ta thực hiện một cuộc “tẩy xổ” (thanh trừng) toàn diện xứng tầm với việc tích lũy tư bản tài chính quá mức, một cuộc tẩy xổ vô tiền khoán hậu chưa hề biết đến tới nay. Kéo theo một suy thoái kinh tế và xã hội chưa từng thấy trước đây, và những rũi ro chiến tranh xung đột rất lớn, tất cả nghiêm trọng bởi một khủng hoảng sinh thái mà tư bản chủ nghĩa không có khả năng đem lại những câu trả lời.
Ngoài ra, viễn ảnh những thị trường trong tương lại không thể so sánh được với thị trường của những thập niên sau thế chiến thứ 2, năm 1945 trở đi. Và một khi vượt qua sự hỗn loạn và giai đoạn tái thiết, thì chế độ tư bản chủ nghĩa cũng sẽ đụng nhanh những giới hạn hiện hành.
Việc toàn cầu hóa ngày nay đã quá hữu hiệu rồi nên sẽ không còn thế giới nào phải đi chinh phục cho tư bản.

Câu trả lời của xã hội chũ nghĩa
Câu trả lời thứ hai cho khủng hoảng đến từ phía xã hội chủ nghĩa. Nhưng coi chừng, từ ngữ “xã hội chủ nghĩa” ở đây phải hiểu là xã hội chủ nghĩa nguyên thủy, chứ không phải là một phương thức quản lý tư bản chủ nghĩa như theo sự hiểu biết của các đãng phái xã hội chủ nghĩa của châu Âu, nhưng đây là một hệ thống kinh tế xã hội trọn vẹn dựa trên những nền tảng khác so với nền tảng tư bản chủ nghĩa, và cũng không bắt buộc phải là một hệ thống trung ương tập quyền như ta thấy trong các chế độ cộng sản (Trung quốc, Việt Nam, Cuba hoặc Bắc Triều tiên) trong thế kỷ 20.
Lô gic của tư bản chủ nghĩa xuất phát trực tiếp từ quyền tư hữu tài sản, nghĩa là đặc quyền về tiền bạc, và chính đặc quyền này phải được bỏ đi đối với lợi ích chung. Muốn vượt qua tư bản chủ nghĩa ta phải bỏ đi quyền tư hữu tài sản và việc này phải được thực hiện qua những cãi cách chủ yếu và bất vãng hồi.
Ngày nay, hệ thống tiền tệ và tài chính được điều khiển bởi qui luật duy nhất là lợi nhuận. Các ngân hàng tư nhân tạo ra đồng tiền, đem tiền cho vay với mục tiêu duy nhất là đem lại lợi nhuận cho cổ đông của mình. Bỏ qua tư bản chủ nghĩa có nghĩa là khó tránh khỏi phải qua một hệ thống ngân hàng công cộng lo tạo ra tiền tệ, rồi phân bổ tín dụng dựa trên những tiêu chí khác việc kiếm lợi nhuận ngay liền cho những kẻ có đặc quyền.
Ngày nay, ràng buộc chính đối với các xí nghiệp, ràng buộc gây ra việc chạy theo lợi nhuận, việc dịch chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, việc sa thải nhân công, là những ràng buộc đối với các cổ đông, ràng buộc đối với quyền tư hữu tài sản. Phải giải phóng xí nghiệp khỏi các cổ đông. Bỏ qua hệ thống tư bản chủ nghĩa có nghĩa là phải qua một quy chế mới đối với xí nghiệp; xí nghiệp không được có qui chế quyền tư hữu tài sản, là qui chế một sự hợp tác giữa các công nhân và nhân viên, và chính họ sẽ tự quản hoạt động của xí nghiệp. Và xí nghiệp sẽ được đầu tư bởi tín dụng công cộng. Ta gọi cách này là tự quản xã hội chủ nghĩa.
Chính dựa trên 2 cải cách sâu rộng này nền tảng kinh tế mới của một mô hình mới xã hội chủ nghĩa ra đời. Chính dựa trên những nền tảng mới mà ta có thể xây dựng một thế giới mới. Đây là câu trả lời duy nhất và mạch lạc của ngày hôm nay cho phép thoát khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa và cuộc khủng hoảng của thế kỷ 21.
Như vậy, nhiệm vụ của ngày hôm nay là làm thế nào hình thành một cuộc cách mạng cần thiết về mặt kinh tế và xã hội? Câu hỏi này vượt quá phạm vi của bản tường trình này, một câu hỏi mà những câu trả lời thuộc lĩnh vực chính trị.
Để kết luận một cách đơn giản là đừng chờ đợi gì vào các định chế công cộng hiện thời vì các định chế này được thành lập để phục vụ cho chế độ tư bản chủ nghĩa. Một cuộc cách mạng xã hội bao giờ cũng đòi hỏi một cuộc vận động các lực lượng xã hội.
Một cuộc vận động không chỉ là những hành động đơn giản phản ứng trước những hậu quả của tư bản chủ nghĩa được toàn cầu hóa, mà cũng không phải những đòi hỏi trong khuôn khổ tương quan lực lượng lương tiền tư bản chủ nghĩa mà là một cuộc vận động dựa trên một dự án tổng thể, thực sự thay thế, một dự án phản tư bản chủ nghĩa cho một chế độ xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 21.
Vấn đề cấp bách hiện thời là vận động và hình thành dự án.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét