Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

BÀI VIẾT TRÊN FB T6/2014



NÓI CHUYỆN VỚI CÁI ĐẦU GỐI (NCVCDG-3) :  TRIẾT LÝ CẦM QUYỀN CỦA CÁC VUA CHÚA VIỆT NAM

DG: con chào OT.
OT: ông chào DG. Đầu gối của ông nó thế nào?
DG: với cái tuổi 81 của ông, mà chả thấy ông nhức đầu gối, trong khi các ông già khác thì than hà rì hà rầm, rồi nào mua thuốc Glossamine nhập từ các siêu thị Mỹ về để mà uống. OT có bí quyết chi không?
OT: đúng là ông chả biết nhức nhối là gì. Và ông chả hiểu sao, nên không có bí quyết nào cả.
DG: hôm nay ông định bàn cái chi vậy?
OT: hôm qua ông có đặt câu hỏi: có ai cho ông biết các vua chúa VN hồi xưa cai trị dân ngu khu đen thế nào. Không ai trã lời. Có lẽ chả đáng nghĩ tởi, vì các thầy dạy CN Mác Lê đã gán cho các vua chúa VN cái mác "phong kiến" rồi, nghĩa là bóc lột dân tàn tệ, thì còn bàn chi thêm.
DG: có lẽ là như vậy. Ai cũng tin là các vua chúa, quan lại VN là đám người bóc lột dân chúng, là phong kiến, là cường hào ác bá, là phải đem ra đấu tố.
OT: từ từ DG ơi. Nếu nói vua chúa quan lại VN bóc lột dân chúng, thì hỏi tại sao dân chúng ngu quá đỗi đến nổi họ lập đền thờ tưởng nhớ các vị bóc lột này? Toàn nước VN thiếu chi các đền thờ vua chúa công thần, v.v..
DG: à ha! Ôn nó có lý. Lẽ nào ta lại xây đền thờ tưởng nhớ các kẽ bỏc lột ta tàn tệ. Như vậy mấy ông thầy dạy CN Mác Lê dạy sai hả.
OT: thì đi mà hỏi các ông ấy, sao lại hỏi OT.
DG: nếu có "théc méc" chi thì ghi vào sổ, dồn lại cho nhiều, rồi đi tìm các ông tiến sĩ triết Mác Lê hỏi một lần cho ra ngô ra khoai. Vì mình không phải sinh viên của các ông ấy nên khỏi sợ bị đì.
DG: dạ, con nghe lời ông.
OT: à mà này, DG, có thấy người ta chê triều Nguyễn là phong kiến này nọ, nhưng cứ đến hẹn lại lên, 2 năm một lần người ta tận dụng các chùa chiền miếu mạo lăng tẫm các vua triều Nguyễn để tổ chức Festival Huế để mà hốt bạc. Người ta không có chi làm nên phải kiếm sống trên cái tàn dư phong kiến.
DG: tàn dư phong kiến là cái chi vậy OT?
OT: tàn dư phong kiến là những cái gì còn sót lại của chế độ phong kiến, chẵng hạn chùa Thiên Mụ, lăng tẩm các vua Tự Đức, Minh Mạng, ... Người ta, bây giờ rất thực tiển, xem tàn dư phong kiến có cái gì hay hay thì liền tổ chức festival này nọ để hốt bạc.
DG: hình như OT đi hơi xa rồi thì phải.
OT: đúng, ông hơi lạc đề. Ông trở về đề tài ban đầu: vua chúa VN cai trị con dân Việt ra sao. Ông không học sữ hồi trung học, vì lủc ấy ông đang ở chế độ thực dân Pháp ở Nha Trang, nên không được học sữ địa VN, mà chỉ học sữ địa Pháp. Người Pháp muốn đào tạo một loại người Việt mất gốc. Do đó, bố ông mua sách sữ của Trần Trọng Kim bắt ông học để không mất gốc.
DG: bố ông là một người VN yêu nước.
OT: ông già cứ nhắc nhở liên tục là không được là người VN mất gốc. Ông thường mua sách tiểu sữ các anh hùng dân tộc, bắt anh em ông đọc để không trở thành người mất gốc trên quê hương mình.
DG: phục ông già của Ôn.
OT: những gì ông nói ra ở đây là từ những gì ông đọc được trong sữ VN khi còn niên thiếu. Nếu ta nhìn qua các triều đại vua chúa trị vì ở VN, thì việc thay đổi triều đại thường xảy ra khi nông dân nỗi dậy. Khi nào lãnh tụ nông dân thắng thì tự xưng vương, và một triều đại mới bắt đầu. Chĩ cỏ một trường hợp đặc biệt trong việc chuyễn giao êm thắm quyền hành từ triều đại nhà Lý qua nhà Trần dưới sự điều khiển tài tình của Trần Thủ Độ. Bạn để ý là các vua đầu tiên của một triều đại bao giờ cũng là những vị vua anh minh, tài giỏi, việc nước việc dân êm thắm, nhưng càng về sau, thì các vua "bị thoái hoá", hoang dâm vô độ, tình hình kinh tế xuống dốc, xã hội suy đồi, an ninh trật tự bê bối, làm tiền đề cho một cuộc nổi loạn kế tiếp. Ở đây không có một cuộc tranh dành quyền lực, như thường thấy ở châu Âu, mà là một người nào đó tự xem mình như là người Trời sai xuống để lật đổ một chế độ thối nát, thành lập một triều đại mới đem lại bình an, sung túc cho nhân dân. Chỉ có một cuộc tranh dành quyền lực duy nhất là giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 100 năm.
DG: ông nói chi mà dài dòng thế.
OT: thế mà dài hả. Các cậu trẻ bây giờ thì toàn là dân mì ăn liền, đánh nhanh đánh gọn. Chuyện sử có đầu có đuôi không nhanh được đâu.
DG: dạ, con hiểu rồi. Con cố gắng nghe ông cà kê dê ngỗng. À, con xin lỗi ông.
OT: thôi, ông cho qua. Đặc điểm cùa chế độ vua chúa VN là ông vua VN nào cũng tin mình là người "thay Trời hành đạo", nghĩa là vua phải coi dân như con, giáo huấn dân chúng theo một con đường đạo đức thuận lẽ Trời. Ngoài ra, vua phải làm thế nào dân sống no đầy, hạnh phúc. Các quan lại là những "công chức" của vua, chứ không phải là giới quý tộc như bên châu Âu. Các quan giúp vua cai quản đất nước. Khi nhậm chức tại một nơi nào đó, thì ông quan được cấp đất xây nhà ở cho tới khi qua đời, thì đất đai được cấp trước đó sẽ bị trả về cho làng xả chứ con cái của vị quan không được thừa kế. Như vậy, DG thấy là chế độ các vua chúa VN đâu có bóc lột dân chúng đâu mà kêu là phong kiến.
DG: dạ, nếu đúng như lời OT nói, thì gán cho các vua chúa VN là phong kiến, bóc lột đúng là sai lầm. Vậy tới giờ này, người ta không thấy sai sao?
OT: cái chuyện này, thì DG ghi vào sổ "théc méc", khi nào có dịp thì đặt câu hỏi cho người ta.
DG: yes, sir!
OT: theo lý thuyết, mà cậu@Thanh Le Trương đã trình bày, thì thời phong kiến người ta chủ trương đơn quyền và tập quyền. DG có hiểu đơn quyền/tập quyền là gì không?
DG: dạ hiểu, là chỉ có một quyền lực tập trung vào tay nhà vua và giới quý tộc.
OT: trong thời kỳ vua chúa VN, người ta ít nghe nói đến cái quyền, có thể là đã mặc định là vua có những quyền không cần nói ra, nhưng cái người ta thường nghe nói đến là "thiên mệnh", là nhiệm vụ của vua từ Trời ban xuống, mà vua phải thi hành. Thiên mệnh này là đối nội phải làm cho dân ấm no sung túc không bị cướp phá hành hạ, còn đối ngoại là phải bảo vệ biên cương lãnh thổ chống ngoại xâm (TQ, Chiêm Thành, Chân lạp...). Do vậy, ta cứ thử nhìn vào số lượng các đền thờ dân chúng xây thờ cúng các vị vua chúa, các công thần, làm thống kê đi, thì biết thể chế quân chủ ở VN chả có chi là xấu xa cả, để phải nhọc công đi tìm một chủ nghĩa ngoại lai mà theo đuổi.
DG: dạ, bụt nhà không thiên. Hình như người Việt ta thế cả đấy.
OT: DG bảo "bụt nhà không thiên" là thế nào?
DG: có nghĩa là cho chế độ quân chủ vua chúa VN không tốt, theo CNCS hoặc theo CNTB là tốt nhất, đa nguyên đa đảng là ngon nhất, là số dách.
OT: có lẽ DG nói đúng, bụt nhà không thiên, đứng núi này trông núi nọ.
OT: mà này, DG có bao giờ nghỉ rằng chế độ nào có nhiều nhà tù, có nhiều toà án và nhiều luật sư là một chế độ không tốt, phải không?
DG: con chưa bao giờ nghỉ đến điều này?
OT: dưới chế độ các vua chúa VN, DG có nghe nói đến nhà tù không.
DG: cái này con không biết. Hình như có Hoã Lò, Côn Đão, gì gì đó.
OT: mấy cái nhà ngục Hoã Lò, Côn Đão, Lao Bảo là do thằng Tây đặt ra để bỏ tù những kẽ nổi loạn như mấy ông cộng sản. Chứ thời vua chúa VN đâu có nhà tù đâu. Khi dân Pháp nổi loạn năm 1789, thì nhà tù Bastille nổi tiếng của chế độ quân chủ Pháp là mục tiêu đập đổ của dân chúng nổi loạn.
DG: thế hồi xưa, trước khi ta bị tây đô hộ, ta không cỏ nhà tù sao?
OT: không có. Không phải không có người làm bậy. Những người tội nhẹ, thì quan xữ công khai, bị đánh đòn, xữ phạt nộp tiền, rồi cho về nhà cãi tạo dưới sự giám sát của làng xã. Những người bị tội nặng thì bị đi đày viễn xứ, cho phép đem vợ con đi theo. Miền Nam hồi xưa là chỗ đi đày viễn xứ. Còn người nào tội nặng hơn, chẵng hạn muốn lật đổ vua, thì bị tru di tam tộc.
DG: tru di tam tộc là gì vậy ông?
OT: tru di tam tộc là xữ tữ luôn đến 3 đời. Đúng là dã man.
DG: nói tóm lại, theo OT chế độ vua chúa VN mình là ngon nhất hả.
OT: ông không phải là dân bảo hoàng, chẵng qua là bực mình khi người ta gán từ phong kiến cho chế độ quân chủ VN. Trong khi ấy, chế độ quân chủ Thái Lan hồi xưa có khác chi chế độ quân chủ VN.
DG: Ừ nhỉ, Thái Lan vẫn còn có vua, được tôn trọng, mà họ còn theo chế độ tam quyền phân lập.
OT: để kết thúc, ông kể cho nghe một "lời thề" dân chúng nhắn nhủ giới lãnh đạo vua chúa hồi xưa. Dân bảo rằng: "Vua ngồi trên thuyền. Dân là nước, đưa thuyền đi. Vua cai trị tốt, thì nước đưua vua đi đến nơi về đến chốn. Vua mà lớ xớ không tốt với dân, thì nước dâng lên làm lật thuyền thì vua đi đời.".
DG: hay, chí lý. Do vậy, qua các triều đại vua chúa VN, khi nông dân nỗi dậy, thì ngai vàng mục nát cũng bị lật nhào. Và một triều đại mới được lập lên.
OT: trong cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước vừa rồi, thành phần đấu tranh phần lớn là nông dân, chứ không phải là công nhân, trí thức, giống như trong các thời kỳ các vua chúa VN.
DG: và nông dân bảo cho các vị lãnh đạo hiện thời biết: cái gì nông dân nâng lên được, thì nông dân cũng hạ xuống được. Phải không Ôn?
OT: có lẽ thế. Thôi, tới đây coi như ông trả bài xong về cách cai trị của các vua chúa VN. Không biết được bao nhiêu điểm đây? Mà ai sẽ là người chấm bài của ông đây: nhà sữ học chém gió Dương Trung Quốc, hay nhà sữ học cố vấn các phim cổ trang VN, Lê Văn Lang.

DƯƠNG QUANG THIỆN 25/6/2014

*****************************************


NÓI CHUYỆN VỚI CÁI ĐẦU GỐI (NCVCDG-2): có ai kể cho mình nghe triết lý cầm quyền của thời các vua chúa VN không?

Thiện mỗ (gọi tắt là OT - Ôn Thiện hoặc Ông Thiện): này, Đầu Gối (gọi tắt là DG) có đọc bình luận khà dài của cậu Thanh Le Truong chưa?
DG: dạ đọc rồi, nhưng vì con chỉ là cái đầu gối nên chả hiểu mô tê gì cả.
OT: à, OT quên. Chỉ là một cái đầu gối. Mà này, từ giờ trở đi, đã nói chuyện với ông, thì từ từ mà học cho hiểu chuyện đời, chứ đừng ỷ mình là cái đầu gối rồi nhác học hỏi. nhớ mà học để sau này nói chuyện tay đôi với ông.
DG: dạ, con sẽ ráng nghe theo lời ông. Nhưng ông làm ơn là đừng có đòi hỏi quá sức hiểu biết hạn chế của con. Con sẽ cố gắng, cố gắng tối đa. Mà thưa OT, cái cậu Thanh Lê Truong nói gì thế, trong bài bình luận dài ơi là dài.
OT: cậu ta là dân IT mà cũng giỏi bàn chuyện chính chị chính em. Đại loại cậu ta nêu ra hai trường phái cầm quyền, nghĩa là ngồi trên đầu dân ngu khu đen. Trường phái thứ nhất thuộc vào thời xa xưa mà người ta gọi là phong kiến, là thời vua chúa âu châu vời nhóm quý tộc. Thời ấy được gọi là đơn nguyên và tập quyền. Đơn nguyên là chỉ một phe cầm quyền, còn tập quyền là tập trung quyền lực (cai trị đám dân ngu khu đen) vào ai đó. Nói tóm lại, thời ấy quyền lực tập trung vào nhà vua. Hiểu chưa DG?
DG: dạ, hiểu tàm tạm. OT nó tiếp đi, còn trường phái thứ hai.
OT: trường phái thứ hai, tiên tiến hiện đại hơn gọi là đa nguyên, tản quyền. Đa nguyên là nhiều phe, còn tản quyền là quyền lực "chia lữa" cho nhiều phe, không cỏn tập trung vào một nhóm người. Theo thuyết đa nguyên thì có 3 nhỏm quyền lực là: hành pháp (chính phủ), lập pháp (quốc hội), và tư pháp (toà án), mà người châu Âu gọi là tam quyền phân lập, nghĩa là 3 quyền này hoàn toàn độc lập với nhau.
DG: dạ, 3 quyền này hoàn toàn độc lập với nhau nghĩa là gì?
OT: nghĩa là không được ăn cánh với nhau, không quyền nào nghe theo lệnh của các quyền kia.
DG: cỏ phải như vụ xữ bầu Kiên vừa rồi. Ông tư pháp hình như xữ theo yêu cầu của chính phủ thì phải?
OT: DG giỏi thiệt, mới nói sơ sơ mà đã hiểu ý ông. Đúng thế, trong vụ bầu Kiên, hình như bầu Kiên đã làm phật lòng rất nặng với ai đỏ bên hành pháp, nên hành pháp ra lênh tư pháp xữ thật nặng, mà lại trái khoáy.
DG: dạ, tới đây con hiểu ý ông cậu Thanh Lê Truong. Còn ông, ông nghĩ thế nào về bình luận của cậu Thanh Lê Truong?
OT: có để ý tiêu đề bàn ngày hôm nay không?
DG: dạ không. Con vô ý quá.
OT: không sao. Tiêu đề: "có ai kể cho mình nghe triết lý cầm quyền của thời các vua chúa VN không?". Để ý là ông gọi "thời các vua chúa VN" chứ không quen gọi là "thời phong kiến VN" như ta thường nghe các cán bộ CSVN quen gọi. Ông cho từ phong kiến gán cho các vua chúa VN là sai, nếu dịch từ "phong kiến" từ từ "féodal". Cứ nhờ Google tra từ feodal rồi đọc thì sẽ hiểu.
DG: dạ, con sẽ tìm đọc.
OT: theo ông, các trí thức VN (kể cả cụ Hồ) sau 1945, có thể nói sau thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, thì chỉ chuyên đọc sách Âu Mỹ đi tìm một chế độ chính trị cho VN thay thế chế độ quân chủ VN. Do đó, cụ Hồ tìm ra chũ nghĩa cộng sản, còn các người khác thì kêu gào dân chủ tư bản, đa nguyên, đa đảng. Chả một ai tìm hiểu chế độ các vua chúa VN trong 4.000 năm qua đã cai trị VN thế nào. Nó tương tự như trong ngành đông y. Đông y (thuốc Nam) đã trị bệnh cho dân tộc Việt suốt mấy ngàn năm, thế mà chỉ vì bị Tây đô hộ 100 năm mà bỏ cha đông y.
DG: con để ý, sao ông gọi cụ Hồ, mà không gọi bác Hồ như mọi người khác.
OT: từ trước đến giờ OT ở miền Nam, chưa bao giờ ở Bắc, nên không quen gọi, thế thôi. OT nghĩ là ta nên nghiên cứu lại chế độ cầm quyền, cai trị dân VN của các chế độ vua chúa VN thời xưa thế nào. Các bạn nên suy nghĩ xem tại sao các nước châu Âu như Anh quốc, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Thái Lan, v.v.. tại sao người ta còn giữ thể chế quân chủ lập hiến.
DG: khuya rồi, ông nên đi ngủ đi.
OT: ừ, thì đi ngủ thôi.

DƯƠNG QUANG THIỆN - 24/6/2014
*****************************************

Thiện mỗ, lối này không có ai tới nói chuyện, nên bày đặt ra nói chuyện với cái đầu gối.

NÓI CHUYỆN VỚI CÁI ĐẦU GỐI (NCVCDG 01): Đa đảng hay không đa đảng - to be or not to be

Có một người quen phát biểu thế này trên FB của tôi: "1 xã hội không có sự phản biện từ những khối đối lập thì sao mà đi lên ?? 1 xã hội chỉ có 1 nhóm người duy nhất lãnh đạo đất nước thì lấy động lực gì để cạnh tranh mà thay dổi ?? ". Chắc các bạn đã hiểu ý người phát biểu, và Thiện mỗ đoan chắt 100% thì ai cũng đồng tình phát biểu của ông bạn.

Chắc các bạn đã hiểu rõ là anh bạn của ta muốn đề cập đến một chuyện chính trị. Câu thứ nhất dựa trên một nguyên lý khoa học: action và reaction. Đảng cầm quyền (action) nếu không có một đảng đối lập (reaction) làm đối trọng làm phản biện thì sẽ không tiến bộ, đất nước sẽ không bao giờ phát triển. Ông bạn muốn dựa trên khoa học để biện luận. Và chả ai muốn mình là phản khoa học, nên đành chấp lý luận kể trên. Bạn để ý, quốc gia nào chỉ có một đãng cầm quyền, có chiều hướng độc tôn, thì không thích nghe chĩ trích, và những ai chĩ trích chính quyền sẽ được gán cho cái nhãn là dân phản động (reactionnaire, do chữ reaction mà ra). Như vậy, ông bạn ta nhân danh khoa học của sự phát triển ngụ ý là nước ta phải cỏ nhiều đảng (đa đảng), ít nhất 2 đảng (như ở Mỹ) nhiều nhất n đảng (như ở châu Âu). Nói tóm lại, câu thứ nhất của anh nhắc khéo NN nên cho phép đa đảng, nhân danh khoa học và nhân danh sự phát triển của đất nước. Nhà nước VN ta bao giờ cũng coi trọng những gì dính dáng tới khoa học, và bao giờ cũng mong mõi nước nhà phát triễn để sánh vai với năm châu bốn biển. Như vậy, còn chờ gì mà không cho đa đảng? Ông bạn ta sẽ thốt lên như thế. Còn các bạn, theo phản xạ bầy đàn tiềm ẩn, chắc cũng đồng thốt  lên như thế.

Còn Thiện mỗ, sẽ hỏi ý kiến của cái đầu egối thế nào. Xin trã lời sau.

DƯƠNG QUANG THIỆN - 23/6/2014
*****************************************


ERP NỮA ĐƯỜNG ĐỨT GÁNH: MỘT VÀI SUY GẪM


Thế là một tuần đã trôi qua, kể từ ngày 11/6/2014, Thiện mỗ tuyên bố giãi tán dự án ERP với nhóm Giãng viên. Chỉ có 2 cậu viết thư phúc đáp, còn một cậu thì im ru bà rù, không biết có bị "sốc" hay không.

Cậu tiến sĩ trã lời như sau:

"Kính thưa bác,

Trong email bác viết ngày 11/6/2014 lúc12:09 PM, bác dùng subject "NGƯNG HỢP TÁC VIẾT DỰ ÁN ERP". Điều này có nghĩa là bác ngưng hợp tác với bọn cháu, trong dự án ERP, chứ tụi cháu không khai tử dự án. Trong email ngày 12/6/2014 lúc 6:45am, bác đã viết dòng cuối cùng "Chúc các cậu thành công trên đường đời." Dựa vào những gì cháu đã học hỏi được trong quá trình làm việc với bác và lời động viên trong email ngày 12/6/2014 lúc 6:45am, cháu quyết định tiếp tục viết cho xong module OE/S, từ từ chia sẻ với mọi người trên mạng theo tinh thần ban đầu mà bác đã đề ra cho dự án này, sau đó nếu còn điều kiện thì cháu sẽ làm tiếp, nếu không thì cũng đã góp phần để lại điều gì đó hữu ích cho người đi sau. Cháu không bao giờ quên sự hướng dẫn và tài trợ của bác trong những tháng qua, cũng như học bổng của bác đã giúp cháu trong những năm học đại học. Kính mong bác suy nghĩ về thế hệ thanh niên tụi cháu, thật lòng muốn VN một ngày nào đó hạn chế bớt các khuyết điểm cố hữu, muốn kế thừa tất cả các phẩm chất tốt đẹp của thế hệ đi trước, biết đoàn kết để tiến bộ.

Kính thư,
(Một người làm nghề giáo)"

Cậu thạc sĩ thì lại viết....
"Kính gửi bác Dương Quang Thiện,

Cháu có đọc thấy trên facebook của bác về thông tin bác thông báo khai tử dự án ERP. Việc dừng dự án ERP sớm thế này là điều chúng cháu chưa suy nghĩ đến, tuy thế, mọi sự đã diễn ra, và chúng cháu chấp nhận rằng thực tế đã xảy ra như vậy.
Chúng cháu không chối bỏ trách nhiệm rằng mình đã can dự vào dự án ERP. Tuy thế chúng cháu cũng rất thành thực để nói với bác rằng chúng cháu đã làm hết sức nghiêm túc, làm hết khả năng của mình. Tuy nhiên sự cố gắng đó vẫn không đạt được yêu cầu của bác, chúng cháu thật sự lấy làm tiếc và nhận về phần mình khả năng hạn chế của chúng cháu.
Sau buổi sáng ngày 11.6, chúng cháu vẫn còn nhiệt huyết và tin tưởng vào dự án và vẫn nghĩ rằng mình sẽ đi làm vào ngày hôm sau, cho đến khi nhận được email của bác. Nói như thế để bác thấy rằng chúng cháu vẫn rất tâm huyết với dự án, và mong được tiếp tục làm việc với bác. Và chúng cháu cũng rất tôn trọng quyết định của bác. Dù sao thời gian 7 tháng làm việc với bác chúng cháu học hỏi được rất nhiều điều, và nhận ra rằng mình còn thiếu hụt nhiều quá. Chỉ tiếc rằng hàng ngày không có bác bên cạnh để tiếp tục được học hỏi từ bác.
Xin hứa với bác chúng cháu luôn sống tốt, làm điều tốt cho đời. Kính chúc bác nhiều sức khoẻ."
Đã gửi từ iPad của tôi

Cả tuần, đầu óc Thiện mỗ cứ lỡn vỡn câu hỏi là mình làm sai ở đâu. Các cậu giãng viên đã bảo rằng là họ đã làm hết sức mình, trong khi ấy, theo các cậu giãng viên phân trần là đòi hỏi của Thiện mỗ quá cao. 

Chiều nay, một cậu gia sư toán đến thăm tôi. Cậu này, trước đây là học viên lớp ứng dụng tin học của SAMIS, vào năm 1989, khoá ngôn ngữ FoxPro. Thiện mỗ cho cậu ta biết qua việc Thiện mỗ giãi tán dự án ERP. Cậu ta bảo hồi học xong lớp lập trình quãn lý sử dụng FoxPro, 6 tháng tại SAMIS, cậu ta xin vào làm hãng dầu Neptune, xây dựng HTTT kế toán, tồn kho, hoá đơn, v.v.. Trong vòng 6 tháng là xong. Còn bây giờ, cậu ta bảo là có cái gì không ổn trong chương trình dạy tin học ở đại học cũng như ở các trung tâm tin học APTECH, v.v.. Cậu ta kể một câu chuyện: cậu ta có một học sinh toán rất giỏi, sau đó thi vào tin học, cũng ra trường xuất sắc. Khi nghe tin học trò xuất sắc của mình lại đi dạy tin học cấp 3, thì cậu ta hỏi em giỏi tin học, tại sao không vào các xí nghiệp mà lập trình lương cao hơn là dạy cấp 3. Cậu ta được trã lời là lập trình ở xí nghiệp không nổi, dạy tin học cấp 3 tà tà dễ hơn, mặc dù lương thấp. Cậu gia sư bảo tôi rằng: cậu giáo viên tin học này, sau một thời gian là làm xong bằng tiến sĩ tin học, và nay là giãng viên tin học ở Bách Khoa. Cậu ta kết luận: thầy đừng chờ đợi gì ở các giãng viên tin học cũng như các sinh viên tin học ra trường do các giãng viên này đào tạo.

Nghe mà buồn. Nhưng có lẽ sự thật là như thế. Trước khi làm việc với 3 giãng viên hiện thời, Thiện mỗ cũng đã gởi tài liệu phân tích thiết kế cho 4 giãng viên khác, nhưng chờ mãi 6 tháng chả ai hồi âm là làm được hay không. Câu giãi đáp của cậu gia sư đã giãi toả phần nào thắc mắc của tôi.

Và bây giờ làm gì đây??? Thiện mỗ còn trẽ mà !!!

DƯƠNG QUANG THIỆN - 17/6/2014

*****************************************

ERP CỦA THIỆN MỖ: NỮA ĐƯỜNG ĐỨT GÁNH...

Chắc bà con đã biết : từ đầu tháng 11/2013, Thiện mỗ đã cho khởi công một dự án ERP tin học hoá xí nghiệp (dự kiến là miễn phí khi cho chạy phổ biến trực tuyến - on line - trên mạng). Bà con nghe nó hoành tráng lắm. Tuy nhiên, khi biết được (khi đọc trên FB hoặc trên blog của Thiện mỗ) khá nhiều người quen cho Thiện mỗ là điên điên khùng khùng, khó lòng thành công. Họ nghe nhiều người nói là có nhiều công ty đeo đuỗi ERP 5, 6 năm liền, tốn tiền khá bộn, mà chưa đâu vào đâu, Thế mà Thiện mỗ nhất quyết làm cho được trong vòng một năm, mặc dù tuổi đã qua 80 rồi. Họ quả quyết đây là một sứ mệnh bất khả thi (mission impossible).

Thiện mỗ đã mời được 3 giãng viên tin học giúp viết chương trình, với một cô thạc sĩ tài chính kế toán cố vấn mảng kế toán trong dự án. Các giãng viên này đã có nhiều năm giãng dạy cũng như kinh nghiệm đầy mình về lập trình, với trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và kỹ sư, nên Thiện mỗ chắc mẫm trong bụng là thế nào chỉ trong vòng một năm là xong dự án, như Thiện mỗ dự tính.

Nhưng ai học được chữ ngờ !!! Đúng là già đầu rồi mà vẫn còn ngây thơ. Để tuần tự, Thiện mỗ kể cho mà nghe, bỏ qua mọi tự ái vô duyên nếu có.

Theo nguyên tắc trong ngành tin học, thì phãi nghiên cứu, phân tích vấn đề mình muốn tin học hoá, sau đó thiết kế giãi pháp mới, rồi cuối cùng cho thi công theo một ngôn ngữ lập trình nào đó. Phần mềm Thiện mỗ chọn thi công là Access 2013 của Microsoft. Trong trường hợp này, Thiện mỗ chỉ đòi hỏi thi công theo Access 2013. Các phần phân tích thiết kế Thiện mỗ đã làm xong, được viết rõ ràng in ra sách. 

ERP mà Thiện mỗ muốn thực hiện là phần cốt lỏi cho việc quản trị của một xí nghiệp bỏ đi những phần mà Thiện mỗ gọi là "râu ria", thường gồm 8 module, mỗi module là một business function. Ta có thể kể các module: (1) Inventory Control (tồn kho); (2) Order Processing (xử lý đơn đặt hàng); (3) Purchase Order (đơn hàng nhà cung cấp); (4) Cash & Bank (quỷ tiền mặt và ngân hàng); (5) Account Receivable & Account Payable (công nợ khách hàng & nhà cung cấp); (6) Payroll (lương bổng); (7) Fixed Assets (tài sản cố định); (8) Accounting (kế toán).

Mỗi xí nghiệp, khi muốn đưa tin học vào để quản lý công việc của mình, thì trước tiên phải cho tin học hoá 8 module cốt lỏi ERP kể trên. Kết quả của việc tin học hoá 8 module cốt lỏi ERP này là việc hình thành một căn cứ dữ liệu (database) duy nhất, tích hợp, kịp thời, chính xác, mà các chức năng của xí nghiệp có thể sử dụng trong công việc nghiệp vụ của mình.

Ngoài phần cốt lỏi ERP, ta có thể thêm 5 module cao cấp như sau: (1) Quản Lý Sản Xuất (Manufacturing Management - MM); (2) Giá Thành Sản Phẩm (Cost Accounting - CA); (3) Quản Lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management - SCM); (4) Quản Lý Nguồn Nhân Lực (Human Resources Management - HRM); (5) Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng (Customer Relationship Management - CRM). Khi ta đã tin học hoá xong 8 module cốt lỏi ERP, ta có thể tin học hoá 5 module cao cấp kế tiếp.

Cách đây gần 50 năm, khi Thiện mỗ từ Paris (Pháp) về VN tháng 7/1965, đem theo bà vợ giáo viên người Thuỵ Sĩ, thì Thiện mỗ đã làm việc cho công ty IBM France, với chức vụ Kỹ sư Hệ thống (System Engineer). Nhiệm vụ của Thiện mỗ ở VN là điện toán hoá (tin học hoá) các hệ thống thông tin (HTTT) của phần lớn các cơ quan nhà nước VNCH, chẵng hạn Ngân Hàng Quốc Gia, Bưu Điện, Quan Thuế, Sài Gòn Thủy Cuộc, Điện Lực Việt Nam, v.v.. Các module phải điện toán hoá phần lớn là 8 module kể trên, nhưng cách đây 50 năm người ta không gọi là ERP như bây giờ cho oai. 

Vào thời ấy (1965-1975), máy tính cỡ lớn, như IBM 360/370, giá rất mắc, từ 700.000 đô đến hơn 3 triệu đô, nên không công ty nào có tiền mua đứt máy tính như ta bây giờ. Do đó, công ty IBM mới cho thuê máy tính trả tiền thuê theo tháng, nếu không bằng lòng thì có thể trả lại máy. Tiếng tăm của công ty IBM dựa trên việc công ty khách hàng trả lại máy nhiều hay ít. Nhiệm vụ của công ty IBM là cung cấp và bảo trì máy theo đúng hợp đồng, cung cấp phần mềm hệ điều hành và phần mềm ngôn ngữ RPG, cũng như đào tạo thảo chương viên (lập trình viên bây giờ) TCV cho công ty, và cuối cùng phân tích thiết kế các ứng dụng quãn trị xí nghiệp phối hợp với thảo chương viên của công ty đã qua đào tạo. Thời ấy, không có kỹ sư tin học do đại học cung cấp, IBM tự mình trắc nghiệm nhân viên công ty khách hàng, chọn ra người rồi mở khoá đào tạo ngôn ngữ RPG cho vào khoảng 30 người, cho 5-7 công ty trong thời gian 3 tháng,và vào buỗi tối từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối, 6 ngày/tuần. Vì thời gian khi ký hợp đồng thuê máy cho tới khi máy được sản xuất ở Mỹ về là 12 tháng (chứ không như bây giờ ra tiệm mua là cỏ máy liền), nên nhiệm vụ của Thiện mỗ là (1) trắc nghiệm tuyển sinh rồi đào tạo TCV trong vòng 3 tháng; (2) cùng với TCV ra trường của mỗi công ty lo phân tích từng ứng dụng một; (3) bắt TCV viết ra các chương trình RPG theo các ứng dụng, rồi cho trắc nghiệm các chương trình này. Nói tóm lại, trong khoảng thời gian 9 tháng, Thiện mỗ phải làm thế nào với TCV của công ty khách hàng viết và thử nghiệm từng hệ thống một. Sau khi máy tính về, thì phải cho chạy song song trong 3 tháng hệ thống máy tính và hệ thống bằng tay để so sánh sửa sai nếu có, và xem có đem lại hiệu năng và lợi ích như đã ghi trong hợp đồng hay không. Nói tóm lại, chỉ trong vòng 12 tháng tất cả các hệ thống quản lý xí nghiêp phải được đưa vào hoạt động. Không có chuyện thông cảm khi hệ thống vượt quá deadline.

Từ 7/1965 đến 11/1969 (ngày tôi rời IBM qua đầu quân cho hãng bia BGI (nay là Sabeco) trung bình tôi tin học hoá 4 đến 6 công ty mỗi năm, và đào tạo trên cả trăm TCV. Năm 1989, khi thôi việc tại Sabeco, vì bất đồng với ban giám đốc, tôi về nhà mở công ty SAMIS, viết sách tin học và mở lớp tin học, đào tạo TCV ứng dụng sử dụng FoxPro. Trong thời gian này, SAMIS đã chuyển đổi hệ thống IBM già cỗi, 30 năm, của Sabeco qua máy vi tính sử dụng ngôn ngữ FoxPro trong vòng 6 tháng, cũng như tin học hoá hệ thống hành chánh cùa UBND huyện Bình Chánh trong thời gian chưa quá 6 tháng. Nói tóm lại, suốt 50 năm hành nghề tin học, các HTTT mà Thiện mỗ tin học hoá và đưa vào hoạt động chưa bao giờ kéo dài quá 1 năm. Thế mà...

Chính trong tâm trạng lạc quan (tếu?) này, Thiện mỗ suy nghĩ đến việc khởi động dự án ERP. Dự án này Thiện mỗ đã ra công soạn thảo về mặt phân tích thiết kế, đã viết ra sách, theo từng module một. Coi như là xong nữa đoạn đường. Do đó, dành 12 tháng thi công 8 module đã được phân tích thiết kế xong, Thiện mỗ coi như là phần thắng trong tay. Do đó, Thiện mỗ đã viết hai bài báo trên blog của Dương Quang Thiện về "Làm thế nào tin học hoá..." và "BIS ERP là gì?". Hai bài báo này được đọc nhiều nhất.

Thế là ngày 11/11/2013 Thiện mỗ cho khởi công module Order Processing (OP) với 3 giãng viên đại học về tin học: một tiến sĩ, một thạc sĩ và một kỹ sư tin học. Chỉ cậu thạc sĩ là biết Access 2007, cả 3 dạy Java như là ngôn ngữ tin học. Do đó, khởi đi Thiện mỗ giao module OP cho cậu thạc sĩ thi công, còn 2 cậu kia tìm sách học Access trong khi chờ đợi. Vì 3 cậu giãng viên này không biết mô tê gì về quản trị xí nghiệp. Các khái niệm về hoá đơn, tồn kho, tài sản cố định đối với các vị này rất là mơ hồ mới mẻ. Sau 3 ngày giải thích về module OP thì Thiện mỗ giao cho cậu thạc sĩ bắt đầu thi công viết chương trình, còn hai cậu kia tìm hiểu Access 2013.

Sau 2 tháng, cậu thạc sĩ cho biết là đã làm xong OP và có thể làm một demo. Thiện mỗ, cho mời 2 chuyên gia tin học, một làm tại một công ty triễn khai openERP, một chuyên gia khác dạy marketing ở đại học kinh tế để thực hiện việc phản biện. Theo 2 chuyên gia phản biện là công trình đã đạt chuẩn. Bạn để ý là Thiện mỗ làm việc rất quan liêu, không tìm hiểu trước hoạt động thực sự của module, mà chỉ tin tưởng vào lời của các chuyên gia phản biện. Do đó, Thiện mỗ phải trả giá cho sự quan liêu này.

Sau đó, Thiện mỗ giao module kế tiếp, Inventory Control (Tồn Kho), cho cậu thạc sĩ, còn module OP vừa làm xong, thì lại giao cho 2 cậu tiến sĩ và kỹ sư viết ra sách để chuẫn bị lên mạng dạy online. Sau 3 tháng, nghĩa là qua tháng thứ 5, (tuần thứ 21) cậu thạc sĩ bảo cho tôi biết là đã viết xong module Inventory, và muốn làm demo. Lần này, Thiện mỗ không muốn thành một ông quan liêu, nên yêu cầu xem phần mềm trước khi demo cho các người khác xem. Kết quả việc khảo sát là hoàn toàn sai lạc so với bản phân tích thiết kế của Thiện mỗ lúc ban đầu. Phần viết ra sách của module OP cũng sai bét. Thế là ngay buỗi sáng, ngày 14/4/2014, Thiện mỗ buộc lòng ra lệnh phá bỏ tất cả các chương trình của 2 module mà 3 người đã làm trong 5 tháng qua. 5 tháng qua coi như công toi. Thiện mỗ bảo là họ đang đi lạc như trong sa mạc mà không biết. Nếu Thiện mỗ không quan liêu ngay từ tháng thứ 3, thì có thể tiết kiệm 3 tháng.

Cuối ngày sau đó, cậu thạc sĩ viết cho Thiện mỗ một lá thư như sau:

Kính thưa bác,
Sau những chỉ dẫn của bác ở buổi làm việc sáng nay, cháu nhận ra một vài điều:

-   Cháu tưởng cháu đã hiểu những phần cháu đã đọc và làm qua: Sales Order, Purchase Order, Inventory, thế nhưng thực sự không phải là vậy.

-    Cháu bị cái “lối mòn tư duy” nó dẫn lối, nghĩa là với những kiến thức cháu thu lượm được trước giờ thông qua: học từ trường, đọc trên mạng, nghe người ta nói, xem phần mềm của người khác, cháu cứ thế nhắm mắt nghĩ rằng mình đã hiểu rõ về các module quản lí bán hàng, mua hàng và tồn kho này, và nghĩ đơn giản rằng: (cái này giống như các thầy đã dạy cháu, cháu không có ý định đổ thừa) có bán hàng, mua hàng là khắc có cái tồn kho, cái tồn kho là hệ quả của bán hàng và mua hàng (và không cần cài riêng một module). Vì chủ quan và cứ theo cái tư duy tuyến tính đó, cháu đã trình bày ra cho bác một kết quả tệ hại.

-     Khi bác bàn về cái màn hình nhập liệu cho nghiệp vụ nhập hàng vào kho của riêng module Inventory, cháu bị giật mình. Vì trước giờ, cháu lại không hình dung ra là cái màn hình này thuộc về module Inventory, mà cháu cứ nghĩ Inventory khởi nguồn từ Purchase Order, và cứ từ đó cháu đi. Cho dù cháu đã đọc tài liệu của bác, nhưng chỉ sáng nay thôi, cháu mới chợt nhận ra cháu đã lướt qua và không hiểu, nhận thức được hết những điều bác đã ghi rành rành trong phần Quản lí tồn kho.

-    Sáng nay thật sự cháu hoang mang, vì nghĩ rằng mình đã hiểu sai khá nhiều thứ ở module Inventory và có thể ở các module khác nữa. Chiều nay, cháu bắt đầu bình tĩnh hơn, và giở ra đọc lại kĩ càng, chậm rãi từng trang trong module Inventory bác đã viết, để có thể hiểu chính xác về hệ thống này.

-    Vừa đọc, cháu vừa tự nhủ, cố gắng vứt bỏ những cái gì đã biết trước đó (mà thực ra là biết chưa tới đầu tới đuôi, biết kiểu chắp vá), không để nó ảnh hưởng đến những cái gì mình đang đọc, đang nạp vào đầu.

-   Sau khi đọc lại xong module Inventory cháu sẽ viết ra một số câu hỏi nhờ bác giải đáp, trước khi cháu tiến hành thi công lại module này.

Cháu biết rằng không thể chậm trễ những công việc đang làm, nhưng cũng kính xin bác bỏ qua cho những sai lầm của cháu. Cháu cũng xin bác cho thêm thời gian để cháu vừa học, vừa cài đặt, vì như cháu tự nhận cháu chỉ là người chăm chỉ thôi, chứ thiếu hẳn cái sự thông minh và nhanh nhẹn như người ta. Cháu hiểu rằng chưa khi nào cháu có cơ hội lớn như lúc này, được làm trên những hệ thống thông tin thật sự, với những kiến thức thực tế được dẫn dắt bởi bác, một chuyên gia đầu ngành. Cháu sẽ luôn cầu thị học tập và làm việc, không chỉ vì cho riêng cháu, mà là vì những mục tiêu lớn lao hơn: ngày nay học tập, ngày mai giúp đời.
Còn cậu tiến sĩ, đưa ra kiến nghị dưới đây:

Kiến nghị
   * Mong bác theo dõi chặt chẽ hơn công việc của nhóm để kịp thời điều chỉnh hướng đi. Thời gian qua rõ ràng là có sự khác biệt giữa ý tưởng của bác và việc làm của nhóm. Đây là điều nhóm không mong muốn, nhưng nhóm xin nhận trách nhiệm về tiến độ cũng như các sai sót vừa qua.

Qua tháng thứ 6 và tháng thứ 7, tiến độ thi công vẫn ì ạch, nên ngày 11/6/2014 Thiện mỗ tuyên bố chấm dứt hợp tác với nhóm giảng viên. Lý do: viết chương trình chậm, và không an toàn. Hình như các vị này không biết tiêu chí đo lường trong ngành tin học, trong ứng dụng là : tốc độ và 0 sai sót (zero error).

Đấy, các bạn thấy cái kiểu ERP nữa đường đứt gánh của Thiện mỗ như thế nào.

Trong đầu óc của Thiện mỗ cũng đã đi tới những kết luận xem ra rất tiêu cực, đối với sự kiện nữa đường đứt gánh ERP của Thiện mỗ, không tốt, nên đành ngưng lại đây, cho ERP "yên mồ yên mã"

DƯƠNG QUANG THIỆN - 13/6/2014 - 10:19PM

**********************************************

THẾ CHIẾN THỨ 3: CÓ HAY KHÔNG ?

Các bạn có biết không: người ta nhờ Thiện mỗ đoán xem có Thế Chiến thứ 3 hay không. Mà người hỏi lại là một cô đang làm việc tại đại học kinh tế, chứ chã phải đại gia nào đang lo sốt vó cho đống tiền kếch xù của mình. Không biết từ bao giờ, Thiện mỗ trở thành thầy bói tin học vậy? Thôi người ta hỏi, thì dù không biết mình cũng thử chém gió, trả lời xem sao, để bà con mua vui một vài phút cho qua thời gian.

Thế chiến thứ 1 và 2 xảy ra ở châu Âu, chủ yếu giữa hai quốc gia Pháp và Đức, thế mà gọi là chiến tranh thế giới, bạn thấy có quá lố hay không. Bây giờ, nếu có thế chiến thứ 3, thì chắc cũng xảy ra ở châu Âu cho nó lô gic. Hiện người châu Âu, đang lo lắng thế chiến thứ 3 có thể sẽ xảy ra ở Ukraine. Mà khủng hoảng ở Ukraine hiện xảy ra nay cũng đươc trên 3 tháng là do cu Mỹ mà ra. Thế thì nên hỏi Mỹ muốn gì, chứ dân châu Âu họ ớn chiến tranh lắm rồi. Trong thế chiến 2, Nga tiêu hao 27 triệu dân, Đức tiêu hao 11 triệu lính, Mỹ mất 40.000 quân đổ bộ ở Normandie, Pháp, còn Pháp và Anh không bao nhiêu, vì họ có đánh đấm chi bao nhiêu. Nói tóm lại, Nga và Đức mà nghe nói đến thế chiến thứ 3 thì họ ngán lắm, nên bạn thấy thái độ của Putin và Merkel rất là ôn hoà, trong khi ấy thì Mỹ rất hùng hỗ giống như TQ bây giờ ở biển Đông, nhưng giới chức TQ thì im như thóc. Còn Obama thì cứ chưỡi Putin, tỗ ba mầy, tỗ má mày, loạn cả lên. Xem ra, thế chiến 3 khó lòng xảy ra ở châu Âu.

Do đó, người thích đoán mò liền chĩa mũi dùi qua chuyện biển Đông, để thề chết thề sống là thế chiến 3 sẽ xảy ra ở biển Đông, mà người khai mào là ông khệnh khạng TQ. Không biết có đúng hay không, thì Thiện mỗ chịu thua. Database của Thiện mỗ chưa có đủ số liệu, nên chưa có thể dùng chương trình phân tích thống kê của Marketing để đoán ra là TQ có chơi xấu trước hay không gây ra cuộc chiến Đông Á và Đông Nam Á như thời Nhật hoàng năm 1940-1945. Mà theo Thiện mỗ nhận xét, thì TQ từ 1945 đến nay không có kinh nghiệm trận mạc so với VN. Sau thành công của cuộc Vạn Lý Trường Chinh chống Quốc Dân Đãng, thì TQ chỉ cỏ đánh ở Triều Tiên với Mỹ mà không thắng đành ký hiệp định đình chiến Bản Môn Điếm. Một cú chọt mông VN vào 1979 không thành, nằm yên cho đến nay. Bây giờ qua quậy biển Đông, hù doạ thế chiến 3 với các nước Đông Á, và Đông Nam Á. Có người bảo, quân đội TQ xem ra đông người nhưng toàn quân "một con" (ám chỉ kế hoạch gia đình một con) nên không có chí khí chiến đấu. Nói tóm lại, Thiện mỗ không tin là có thế chiến 3 ở Á châu.

Thôi, bà con đoán mò tiếp nhé.

DUONG QUANG THIEN - 31/5/2014

******************************************


NÊN HỌC NGÀNH NÀO CÓ ĐẤT DỤNG VÕ KHI RA TRƯỜNG?

Lại cũng cái cô ở đại học kinh tế hỏi Thiện mỗ như sau:  theo tinh thần tự làm chủ (nghĩa là start-up), ở Pháp và Canada có ngành nào sau khi học ra trường có đất dụng võ không. Tự nhiên, Thiện mỗ lại được gọi tư vấn miễn phí, trong khi mấy tay chém gió QTK, hoặc TĐK, thì lại được trã tiền hậu hĩnh. Thôi, số phận đã thế, thì phải thế.

Trước tiên là Canada. Ông không biết chi nhiều về nước này. Chỉ biết Canada đất rộng, người thưa, chế độ bảo hiễm và an sinh xã hội rất tốt, tốt hơn Mỹ nhiều. Tỉ lệ thất nghiệp rất thấp. Canada rất giàu về khoáng sản và dầu khí (khí schiste, khí béthume), nên cần nguồn nhân lực công nghiệp dầu khí, cơ khí, điện tữ và tin học. Canada hồi trước có công nghiệp khai thác gỗ, rất thịnh vượng, nhưng lối sau này do nhân loại sử dụng kỹ thuật số ngày càng nhiều, việc sử dụng bột giấy in sách báo giảm nặng, nên ngành công nghiệp khai thác gỗ cũng lao đao theo. Hình như VN nhập khẩu nhiều gỗ của Canada để làm đồ gổ nội thất xuất khẫu. Tuy nhiên, trong năm 2013, có đến 20.000 kỹ sư người Pháp ra trường (trong số 30.000 người xuất ngoại kiếm việc làm ngoài nước Pháp) đã qua Canada lập nghiệp. Người Việt ở Canada rất mang tiếng trong vụ trồng cần sa trong các tầng hầm bán cho dân ma tuý.

Còn nước Pháp, sau nhiều thập kỹ sống trong "nhung lụa" dưới sự dẫn dắt của Nhà Nước Quan Phòng (État de Providence) nên người Pháp sướng quá nên đánh mất khả năng sáng tạo phát triển đất nước, cộng thêm sự khủng hoãng kinh tế những năm sau này, nước Pháp đã tụt hậu trong khã năng tạo công ăn việc làm mới. Tỉ lệ thất nghiệp rất cao, vào khoảng 12%. Năm 2013 vừa rồi 30.000 kỹ sư chuyên viên ra trường đã rời nước Pháp ra ngoại quốc xin việc làm. 20.000 qua Canada, số còn lại qua châu Á, phần lớn ở Singapore. Chánh phủ Pháp đang khuyến khích tinh thần khởi nghiệp (start up) kiểu Standford, Mỹ của người trẽ Pháp. Hình như năm 2014 này, Pháp cho ra mới một Trường Đào Tạo Doanh Nhân, kiểu khởi nghiệp. Ngoài ra, ở Pháp có một loại trường đại học gọi là MIAGE, tắt chữ méthodes informatiques appliquées à la gestion des entreprises (MIAGE) - các phương pháp tin học ứng dụng vào quản lý các xí nghiệp, nghĩa là loại trường dạy IT + MBA, mà Thiện mỗ rất tâm đắc. 

Nếu cô bạn muốn bỏ vài năm tuổi thanh xuân của mình để được đào tạo một ngành nghề có đất dụng võ, (khi về lại VN), thì theo Thiện mỗ nên chọn trường đào tạo doanh nhân + MIAGE.

Hy vọng, là Thiện mỗ không chém gió để làm vui lòng bạn. Nếu bạn nào chọn lời khuyên của Thiện mỗ, thì cũng cho Thiện mỗ biết sựa chọncura bạn và kết quả ra sao, để Thiện mỗ biết là lời khuyến cáo của Thiện mỗ có đáng giả hay không. 

DUONG QUANG THIỆN - 31/5/2014

******************************************

NĂNG KHIẾU VÀ ĐAM MÊ: MỚI CÓ CƠ DỤNG VÕ

Một cô bạn trên FB phát biểu rằng: "Con nghĩ học cái mình có năng khiếu, đam mê, thì sau này sẽ dụng võ được và có ích. Học cái mình ko có năng lực thì có học gì cũng vô ích ạ." Thoáng đọc qua thì ai cũng cho là cô bạn rất có lý, nhưng khi đọc lại thì xem ra cô bạn đang đặt "cái cày trước con trâu", thế thì làm thế nào trâu nó cày được đây. Vừa học xong lớp 12, các bạn trẽ VN đứng trước ngã ba đường: (1) đi tìm việc làm, việc gì cũng được để có tiền giúp gia đình, vì gia đình chả có xu ten nào cho học tiếp, vào đại học; (2) con đường thứ hai, là đi học một cái nghề gì đó, ngắn hạn, tối đa hai năm, ra trường là có công ăn việc làm ngay. Chi phí học hành có thể cha mẹ chịu được, hoặc vay tín dụng của nhà nước, ra trường trã lại cho nhà nước; (3) con đường thứ 3 là thi vào đại học, "học đại" cái gì đó, tính sau, dù gì cha mẹ cũng đủ sức cho mình qua cầu. Thiện mỗ chỉ mới kể ra 3 đường ra, nếu bạn nào biết đường ra số 4, 5, 6, ... thì comment cho bà con xem.

Nếu bạn quan sát kỷ các giây chuyền sản xuất, có một đường vào, 3 đường ra, thì bạn thấy ở nơi tiếp giáp đường ra - đường vào, có một bộ phận cãm biến/đo lường cho phép mở một đường vào nào đó, và đóng hai đường vào còn lại. Bộ cãm biến/đo lường cho phép chọn lựa một đường vào một hệ thống trước nhiều đường vào khác nhau. Bây giờ, bạn thử hình dung bộ cãm biến/đo lường như là một trung tâm trắc nghiệm của Bộ GDDT có nhiệm vụ phát hiện năng khiếu của học sinh sau lớp 12, muốn chọn một ngành nghề để theo đuổi. Trung tâm này chỉ phát hiện năng khiếu và tư vấn chọn một ngành nghề gì đó, chứ không thể cho biết đam mê của người được trắc nghiệm. Bây giờ, bạn thử xem ở VN có một trung tâm trắc nghiệm toàn diện như thế hay không. Theo hiểu biết của Thiện mỗ là không. Nếu không có, thì làm thế nào học sinh biết mình có năng khiếu gì, đây là chưa nói đến đam mê. Như vậy, có phải là mình đang đặt cái cày trước con trâu, đúng không.

Những năm gần đây, sau những kỳ thi trung học phổ thông, thường có những buỗi tư vấn tuyển sinh. Thiện mỗ có theo dõi vài đợt rồi cũng đâm ra chán. Nó chẵng qua là những buỗi bán "cao đơn hoàn tán" ở các vùng chợ quê hồi nhỏ của Thiện mỗ. Tại buỗi tư vấn, mỗi trường đến phiên lên PR cho trường mình, nói hưu nói vượng, làm sao các sinh viên triễn vọng biết mà chọn lựa ngành nghề. Tóm lại, người ta chọn một ngành nghề theo cãm tính, theo nghe nói, theo bầy đàn, theo ngành nào hái ra tiền khi hành nghề, v.v..

Tới đây, Thiện mỗ tịt ngòi, không biết tiếp tục sao đây. Thôi, để Thiện mỗ kể tiếp chuyện có liên quan đến Bà Đầm. Hồi thời Bà còn sống dưới chế độ cũ, Bà rất quan tâm đến giáo dục miền Nam. Bà thường nhận xét là dân Việt ta rất hiếu học, cha mẹ hy sinh rất nhiều cho sự giáo dục của con cái. Nhưng Bà bảo là người Việt lại rất lãng phí, nghĩa là Bà ám chỉ nói đến lãng phí trong lĩnh vực giáo dục mà thôi. Nhiều người học ngành A nhưng lại hành nghề trái tay B, mà nghề B thì được đào tạo kiểu tài tữ, không nghiêm túc chút nào hết. Cho nên mọi hoạt động mang tính thiếu chuyên nghiệp. 

Bà bảo gia đình Bà 6 anh chị em, rất nghèo nên không đủ tiền cho tất cả lên đại học. Ông bố bà chì là một kế toán viên xí nghiệp. Do đó, ông bố mới gởi mấy anh chị em đến một trung tâm trắc nghiệm xem năng khiếu của họ ra sao, rồi mới quyết định cho ai đi lên đại học, cho ai đi học nghề miễn phí. Rốt cuộc, ông anh cả có thể đi về ngành kỹ sư điện tữ, ông em út đi học ngành kỹ sư thương mại quốc tế. Hai người này, rất thành công trong nghề nghiệp. Mấy bà chị đi học làm thư ký văn phòng, còn Bà Đầm tôi theo trắc nghiệm có thể học lên cao, nhưng nhà chỉ vừa đủ tiền cho hai ông con trai, nên Bà đành chọn nghề giáo viên nữ công gia cảnh. Bà bảo rằng, bà ghét cái nghề dạy nữ công này, nên được Thiện mỗ rinh đi là một giãi thoát cho Bà. Bạn có thấy lạ không. Nói tóm lại, ở VN Bà khuyên nên có một trung tâm trắc nghiệm, giúp hướng nghiệp sinh viên học sinh, để khi ra trường không ai phải làm nghề trái tay. 

Để Thiện mỗ kể tiếp cho bạn nghe một chuyện trắc nghiệm khác. Lúc ấy, Thiện mỗ đang làm việc tại labo nghiên cứu của Thuỵ Sĩ, tại Yverdon, thì được thư mời qua Paris của công ty IBM FRANCE để thi trắc nghiệm xem có thể theo khoá huấn luyện Kỹ sư Hệ thống IBM hay không. Cuộc thi kéo dài từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, với số người tham dự đến 120 kỹ sư. Bộ đề thi gồm 8 sets. Cái kỳ lạ, là có khá nhiều câu hỏi rất ngô nghê, không dính dáng chi đến toán, mà đúng ra đòi hỏi một đầu óc lô gic. Mà người ta bảo là một câu trã lời đi sau có thể đánh giá của một câu trả lời nào đó mà bạn trã lời trước đó. Người ta muốn đo lường mức độ trung thực của bạn. Kết quả là chỉ chọn được 23 người, trong ấy có Thiện mỗ. Và Thiện mỗ là người Việt đầu tiên vào ngành điện toán mà không biết. .

Khi về lại VN, sau 11 năm du học ở Pháp và làm việc ở Thuỵ Sĩ, Thiện mỗ làm việc cho IBM France dưới danh nghĩa kỹ sư hệ thống IBM. Nhiệm vụ của Thiện mỗ là xây dựng các HTTT quản trị cho các xí nghiệp, phần lớn của nhà nước VNCH. Nhân viên lập trình phải được tuyển dụng ngay trong xí nghiệp, và Thiện mỗ có nhiệm vụ phải mở lớp vào ban đêm đào tạo thảo chương viên (lập trình viên) theo ngôn ngữ RPG, còn ban ngày phải cùng các nhân viên xí nghiệp phân tích các ứng dụng quản lý cần được điện toán hoá. Để tuyển nhân viên của mỗi xí nghiệp, Thiện mỗ phải cho trắc nghiệm toàn thể nhân viên văn phòng của xí nghiệp, chỉ chọn ra người nào có điểm trắc nghiệm cao nhất, mỗi xí nghiệp chỉ chọn ra 4 đến 5 người. Vào thời ấy, chưa có thảo chương viên do đại học đào tạo ra. Khoá đào tạo kéo dài 3 tháng. Bạn nên nhớ trình độ lập trình viên máy IBM 360 được đào tạo thời 1967 ở miền Nam giỏi hơn kỹ sư tin học 4 năm được đào tạo tại đại học bây giờ. Thiện mỗ có thể khẵng định như thế, vì Thiện mỗ đã làm việc với 2 loại chuyên viên này vào thập niên 1960 và thập niên 2010.

Thiện mỗ xin kể thêm một câu chuyện khác về trắc nghiệm. Vào năm 1966, Thiện mỗ có nhiệm vụ điện toán hoá Trung Tâm Điện Cơ Kế Toán của Bộ Tổng Tham mưu Quân Lực VNCH, cho phép sử dụng máy tính IBM 370 tối tân nhất để quản lý trên 1 triệu quân nhân. Để đào tạo thảo chương viên cho trung tâm, Thiện mỗ đã đề nghị cho trắc nghiệm tất cả các quân nhân tại quân trường Quang Trung, Thủ Đức. Không biết tin này đến tai bà má tôi thế nào mà đêm hôm trước kỳ thi bà má bảo tôi rằng: "ngày mai thằng em mày đi thi trắc nghiệm gì đó, mà mày chấm thi, thì phải cho nó đậu, để nó khỏi đi tác chiến". Thiện mỗ vừa cười vừa bảo bà má: "nếu nó giỏi thì nó đậu, nếu nó dỡ thì nó đi tác chiến như mọi người." Bà má chưỡi một trận nên thân, rồi kết luận: " đúng là đồ đi tây về". Như dự định, Thiện mỗ một mình cho thi ngay tại quân trường 500 quân nhân, chấm điểm cho ra kết quả ngay đầu giờ chiều, chỉ chọn ra 20 người mà thôi. Thằng em tôi thi hỏng. Sau khi lập xong danh sách các ứng viên, Thiện mỗ đưa danh sách cho viên đại tá chỉ huy trưởng trung tâm với lời nhắn nhủ như sau: "tôi chỉ nhận dạy đúng người trong danh sách, không có chuyện tráo người đâu nhé." Vào thời ấy, được đi học lập trình là khỏi đi tác chiến. Và cũng vì câu nhắn nhủ kể trên, nên Thiện mỗ được mang cái tiếng khắt khe, khó chơi, khó thương lượng.
Nói tóm lại, việc IBM tỗ chức những kỳ thi trắc nghiệm cho phép kiếm ra những tài năng tin học triễn vọng. Theo thiễn nghĩ, thì mỗi ngành nghề sẽ có những bộ đề thi trắc nghiệm khác nhau để phát hiện năng khiếu đặc trưng cho ngành nghề ấy. Bạn chĩ cần qua mạng, vàoAmazon.com, hoặc Barnes.com gì đó, khõ "Aptitude test" xem ra có những gì, đọc kỷ, mà chọn lựa. Bạn cũng có thể vào tham khảo mạng ở Anh, Pháp, Đức mà xem.

Để kết luận, nếu bạn thật sự thiết tha với nền giáo dục nước nhà, thì bạn thữ nghĩ xem làm được gì đối với những điều mà Thiện mỗ đưa ra đây:

(1) : Đừng nên đòi hỏi gì ông NN. Ổng để cho dân tự bơi từ lâu, nên đừng trong mong gì ở ổng. Ông cựu TBT Nguyễn Văn Linh đã từng tuyên bố: "bà con tự cứu lấy mình".

(2) : Bạn nên tự hợp sức tổ chức một trung tâm trắc nghiệm năng khiếu kiểu ONG. Bạn nên tập hợp những bộ trắc nghiệm ở ngoại quốc, phần lớn tại Mỹ, dịch ra tiếng Việt. Phối hợp với các nhà tâm lý và chuyên viên ngành nghề mà ta đang nghiên cứu, tính toán thời gian cần thiết trả lời của bộ test, và kết quả để tính điểm. Cuối cùng, nên phổ biến cuộc thi trắc nghiệm on line, miễn phí. 

(3) : Các bạn nên tổ chức một bộ phận marketing kiểu ONG. Bộ phận này phải liên hệ trực tiếp thường xuyên với các xí nghiệp, hoặc cơ quan hành chánh, nơi sử dụng sinh viên ra trường. Phải liên hệ với phòng tổ chức lao động, bộ phận marketing của xí nghiệp để lấy thông tin liên quan đến số người mà xí nghiệp dự kiến tuyển dụng theo thời gian trong tương lai. Ngoài ra, phải nắm lấy nội dung đào tạo của mỗi ngành nghề, kỹ năng cần có tại mỗi xí nghiệp, cơ quan, sau đó tổng hợp phân loại, so sánh với nội dung đào tạo tại đại học. Với những thông tin như thế, ta có thể đánh giá từng đại học, những điểm yếu, điểm mạnh, để có thế tư vấn cho sinh viên cũng như tư vấn cho các trường đại học để họ chỉnh sữa nội dung học cho hợp thời.

(4) : Nên thành lập một bộ phận đào tạo, gọn nhẹ, hạn chế dùng bổ sung những kỹ năng thiếu sót trước khi sinh viên đi kiếm việc làm. Nên tổ chức theo kiểu on line, miễn phí.

Đó là những gì Thiện mỗ nghĩ ra cho tới lúc này. Có thể còn thiếu sót, các bạn vui lòng bổ sung vào. Và hy vọng đây không phải la những lời chém gió, nói cho qua chuyện.
DƯƠNG QUANG THIỆN - 2/6/2014

*****************************************
CHÍNH TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC THOÁT TRUNG

(Bài có nhiều ý kiến rất lạ, nên đọc Và suy ngẫm)

Tác giả: Nguyễn An Dân - 29 tháng 5 năm 2014

KẾ HOẠCH CỦA CÁC TAY CỜ LỚN

Ngày 23/5 báo điện tử http://www.vietnamnet.vn có bài viết “Âm mưu biển Đông của Trung Quốc- nguồn lợi ngoài dầu khí”. Nội dung bản tin nhắc lại một dự án đáng chú ý, đó là dự án kênh đào Kra. Bài báo được đăng lại trên trang nhà nguyentandung.org. (*)  

Trong phạm vi bài viết này, tôi tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để bạn đọc dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia). Vì vị trí địa lý như vậy, nó là một trong những nguyên nhân chính đã và đang tác động chính trị mạnh nhất vào ba quốc gia chưa thật sự ổn định này. Từ đó xuất hiện sự bất ổn chính trị liên tục của Thái Lan trong mấy năm qua, và Việt Nam cũng đang bắt đầu, qua nước cờ giàn khoan HY-981 của Trung Quốc.       

Ai cũng hiểu những ý nghĩa và hiệu quả kinh tế và địa chính trị to lớn mà kênh đào này mang lại. Mỹ và Trung Quốc hiểu hơn ai hết và đã tích cực hành động để đạt được điều đó. Nước nào đứng ra đào kênh là một vấn đề quan trọng, và vấn đề quan trọng hơn nữa, kiểm soát được kênh đào cũng sẽ nắm giữ được an ninh hàng hải của tuyến đường từ Ấn Độ Dương qua kênh đào vào Vịnh Thái Lan và ra Thái Bình Dương. Và do đó vị trí Việt Nam thân với Mỹ hay Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược to lớn. Nếu Mỹ có Việt Nam là đồng minh thì sẽ ngăn cản được bành trướng của Trung Quốc xuống phía Nam, và ngược lại, nếu Trung Quốc “thu phục” được Việt Nam, thì Trung Quốc kiểm soát gần trọn tuyến hải trình này và đe dọa cả tới hải lộ Philippin. Trong sự dằng co về chiến lược biển của hai cường quốc này qua kênh đào Kra, tự nhiên vai trò của Việt Nam trở thành quan trọng.     

Nhìn sang Thái Lan ta thấy những bất ổn chính trị và biểu tình của dân chúng khắp nơi kể từ khi Thủ Tướng Thaksin Shiwanatra lên cầm quyền  và lộ ra xu hướng thân Trung Quốc. Đỉnh điểm là khi Thaksin tỏ ý gật đầu với Trung Quốc về kênh đào ĐNA này, và sau đó Trung Quốc “ồn ào và tự mãn” công bố mình sẽ là quốc gia đào kênh. Trước diễn biến đó, người dân Thái Lan, vốn được thụ hưởng một nền dân chủ lâu dài nên không “hiền lành” như quần chúng Việt Nam, đã vùng lên để dẹp bỏ Thaksin lẫn đường lối ngả theo Trung Quốc. Trung Quốc lại hậu thuẫn cho em gái Thaksin là Yingluck lên cầm quyền. Chính giới và nhân dân Thái Lan lại khuấy động lần thứ hai, tác động để cuối cùng quân đội ra tay xóa bỏ chính phủ của bà Yingluck Shiwanatra. Họ đủ thông minh để hiểu lệ thuộc Trung Quốc sẽ có hậu quả như thế nào. Đấy là chưa kể bàn tay Anh-Mỹ chắc đã và đang không ngừng tác động. 

Việt Nam thì như thế nào? Kênh đào Kra ảnh hưởng gì vào chính trị Việt Nam lúc này? Tại sao lại xuất hiện bài báo về kênh đảo Kra đúng vào lúc này? Vì sao tôi nhận định nó là một trong các nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc Trung Quốc phải gạt bỏ “tình anh em giữa hai đảng cầm quyền” và đem giàn khoan cắm vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam?     

VÕ VĂN KIỆT : CHÍNH KHÁCH CỦA DÂN TỘC

Muốn lý giải về việc tay cờ Ba Dũng vì sao hôm nay đưa ra công khai chủ trương “thoát Trung” và Trung Quốc vì sao cắm giàn khoan dầu lúc này thì phải lật lại quá khứ để nhìn thấu hết các nguyên nhân sâu xa của nó. Mỹ và Trung Quốc đều thấy được tầm mức và lợi ích to lớn của con kênh đào này mang lại ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước nên đã hoạch định những sách lược lâu dài. Nhà cầm quyền Trung Quốc, tận dụng kết quả của hội nghị Thành Đô, liên tục dựng lên các tay cờ đàn em trong nội bộ đảng cầm quyền Việt Nam, để đảm bảo chi phối Việt Nam, và dự tính chỉ phải đối phó với Mỹ tại Thái Lan trong dự án kênh đào ĐNA này.   

Dư luận đã có nhiều ngạc nhiên khi ở những năm của nhiệm kỳ thứ hai làm thủ tướng, Võ Văn Kiệt đã trình làng một người trẻ, mới toanh và ít tiếng tăm là Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, dự bị  cho vị trí thủ tướng tương lai. Hiển nhiên thôi, khi kênh đào xong, thì khu vực Phú Quốc-Hà Tiên, quê hương của Ba Dũng trở thành một tiền đồn yết hầu quan trọng, kiểm soát và phòng thủ kênh đào khi nhìn về phương  Bắc, vậy còn lựa chọn nào tốt hơn cho Võ Văn Kiệt và Mỹ, để đầu tư chính trị vào một tay cờ gốc Kiên Giang trong tương lai sẽ dẫn dắt Việt Nam đối đầu với Trung Quốc và cùng chia lợi ích với Mỹ qua kênh đào ĐNA này.      

Từ khi “thống nhất đất nước” vào năm 1975, học tập mô hình Mao Trạch Đông, đảng cộng sản Việt Nam đã liên tiếp phạm những sai lầm đã đưa đất nước vào đói nghèo lạc hậu và dân tộc ly tán. Trong tình hình đó, nhìn sang Trung Quốc thấy Đặng Tiểu Bình thực hiện những cải cách kinh tế, đảng đã quyết định cho tay cờ Võ Văn Kiệt tham chính, đi theo sau đàn anh Trung Quốc “cải cách kinh tế nhưng kiềm chặt chính trị”. Thế là Võ Văn Kiệt đi phương tây, đem về những chương trình tài trợ- đầu tư và Mỹ quyết định dỡ bỏ cấm vận. Ít ai biết là kèm theo những cái công khai đó cỏn có những thỏa thuận ngầm bên trong. Chắc là Mỹ đã quyết định trong tương lai Việt Nam sẽ là quốc gia dẫn dắt Asean đối đầu với Trung Quốc, và hợp tác chia lợi ích với Mỹ trong dự án kênh đào ĐNÁ. Tay cờ Võ Văn Kiệt sẽ triển khai nước đi chiến lược đó trong bàn cờ Việt Nam để phối hợp với Mỹ.      

Nhóm lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam dĩ nhiên cũng hiểu  kế hoạch này của Mỹ. Tuy nhiên trong một tình thế mà đàn anh Trung Quốc có chung lý tưởng nhưng không chung tiền xài thì việc phe bảo thủ thân Tàu nhượng bộ để Võ Văn Kiệt bang giao với Mỹ và phương tây, thực thi các cải cách của ông ta để có được viện trợ, là cần thiết. Với những sự hỗ trợ này, trước khi nhân dân có lợi thì đảng cũng hưởng lợi và đảng có thành tích để “tự hào” với nhân dân coi đó là “thành tựu của đảng”. Đảng cũng tự tin là đàn anh Trung Quốc có cải cách nhưng không sợ mất đảng, thì đàn em như mình học theo cũng không sao. Nhóm bảo thủ thân Tàu trong đảng lúc đó chưa đủ tầm để thấy ra một điều then chốt là Việt Nam không phải là Trung Quốc, một quốc gia lớn và có tiếng nói trong bang giao quốc tế, còn Việt Nam thì khác hơn, tư thế yếu kém hơn, nên cái gì mà đảng cộng sản Trung Quốc làm được thì chưa hẳn là đảng cộng sản Việt Nam làm được. Sự ổn định toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam mong manh hơn đảng cộng sản Trung Quốc, trước những biến động dồn dập, trong 1 thế giới phẳng toàn cầu đa cực như hiện nay.      

Tận dụng những kẽ hở đó của đảng, thế là những hoạt động đặt nền móng cho kế hoạch “thoát Trung” của Võ Văn Kiệt được xây dựng. Tay cờ Ba Dũng được Mỹ âm thầm ủng hộ và trưởng thành để bây giờ leo lên cầm nắm bàn cờ của Việt Nam trong sự ậm ừ của đảng. Từ kế hoạch kênh đào đến việc Việt Nam có một ông thủ tướng quê Kiên Giang bây giờ bắt đầu “thoát Trung” đã có một móc xích mà tác nhân sắp đặt là Võ Văn Kiệt. Ông Võ Văn Kiệt với tầm nhìn chiến lược và tấm lòng với dân tộc, hiểu rằng kế sách tối ưu cho đảng CS của ông và cho đất nước là đi với Mỹ trong dự án kênh đào và như một đồng minh lâu dài. Do đó ông đã bồi dưỡng tay cờ Ba Dũng từ rất sớm, khi còn là thủ tướng đã luân chuyển Ba Dũng qua nhiều lĩnh vực, bộ ngành quan trọng để Ba Dũng có hậu thuẫn và bộ khung làm việc trong tương lai. Ít ai chú ý Nguyễn Tấn Dũng đã từng làm thứ trưởng bộ quốc phòng, thứ trưởng bộ công an, thứ trưởng bộ tài chính, thống đốc ngân hàng nhà nước… những cơ quan có vị trí quan trọng trong việc cầm nắm quyền lực và duy trì ảnh hưởng lãnh đạo tại Việt Nam.  

Như vậy, có thể lý giải vì sao bây giờ Việt Nam có một ông thủ tướng xuất thân Kiên Giang đang có chiến lược “thoát Trung”, cũng như hiểu vì sao Thái Lan có bất ổn chính trị liên tục. Cũng như hiểu vì sao hôm nay Trung Quốc quyết định đặt giàn khoan vào Biển Đông để qua nó gây bất ổn chính trị cho Việt Nam nhằm phá thế cờ “thoát Trung”, cầm lại quyền chi phối VN, kềm chân Mỹ trong chiến lược Asean. Để từ đó thắng nước cờ chiến thuật quan trọng là kiểm soát kênh đào ĐNA. Đứng trước lợi ích to lớn của kênh đào và biển Đông mang lại, tình anh em hai đảng chỉ còn là một thứ “tình hữu nghị mơ hồ, viễn vông” mà tay cờ Ba Dũng vừa công khai kết luận.

BÀY BINH BỐ TRẬN CHO KÊNH ĐÀO

Hiệu quả chiến thuật từ dự án kênh đào mang lại cho Việt Nam nếu đi với Mỹ, sự góp mặt và tham gia vào thực thi kế hoạch đó của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lộ rõ với các hành động gần đây của ông ta.    

Giới quan sát chính trị Việt Nam cần chú ý đến tác động của dự án kênh đào ĐNA (Kra canal) mang lại cho sự cải cách chính trị của Việt Nam. Ít ai chú ý đến sự kiện diễn biến xung quanh nó. Tháng 3/2014, Ba Dũng đã thành công trong việc đưa con trai ông ta là Nguyễn Thanh Nghị về làm phó bí thư tỉnh ủy kiêm phó chủ tịch tỉnh Kiên Giang và đặc trách chỉ đạo đặc khu Phú Quốc-Hà Tiên. Liền ngay sau đó là tháng 4/2014, Singapore ký với Việt Nam thỏa thuận đầu tư vào Phú Quốc, chuẩn bị cho dòng tiền của Mỹ và Singapore đổ vào khu vực này. Nên nhớ các nhà tư bản ngoại quốc và cha con Lý Quang Diệu-Lý Hiển Long là những tay có tầm cỡ khôn ngoan trong hoạch định chính sách. Nếu họ không tin là Việt Nam có bước ngoặc xích lại Mỹ và Ba Dũng sẽ “thoát Trung”, sau này Việt Nam cùng Mỹ khai thác kênh đào thì làm sao mà họ đổ tiền vào khu vực này. Những tay tư bản và cha con nhà họ Lý không dại gì trao tiền vào nơi mà Trung Quốc cầm quyền kiểm soát cả. Những nhà quan sát và quan tâm đến chính trị Việt Nam cần thấy đây là một thắng lợi then chốt của Nguyễn Tấn Dũng và Mỹ trong việc khởi động kênh đào ĐNA. Dĩ nhiên là có đi phải có lại, kèm theo sự đầu tư của Mỹ và Singapore, Nguyễn Tấn Dũng phải cam kết với Mỹ và đồng minh là Phú Quốc sẽ có quy chế chính trị-kinh tế như một Hồng Kông thứ 2 trên thế giới. Kế hoạch đã lộ rõ và đến hồi thực hiện. Trung Quốc không thể nằm im cho kẻ địch thành công. Giàn khoan phải xuất hiện.     

Song song với Kiên Giang, nơi quan trọng bậc nhất cho dự án kênh đào thì Sài Gòn cũng có vị trí quan trọng hàng đầu của nó trên bình diện cải cách chính trị sau này của đất nước. Trong một tương lai khi chiến lược “thoát Trung” thành công, Việt Nam sẽ phải cải cách chính trị để phù hợp với quốc tế. Sài Gòn với sự năng động vốn có, những nền tảng dân chủ mà chính thể Việt Nam Cộng Hòa còn dư âm lại, và trình độ dân trí hiện nay hoàn toàn thích hợp làm ngọn cờ đầu. Nguyễn Tấn Dũng hiểu rằng phải đặt ở đó một quân cờ chiến lược trung thành với ông ta và với đường lối “thoát Trung”, có xu hướng cải cách ổn định cũng như được quẩn chúng tin cậy. Trong một bối cảnh khó khăn chèn ép nhau từ phe thân Trung Quốc, Nguyễn Tấn Dũng đã vượt qua ngăn cản bước đầu, đưa về một “người kế vị”, cháu của Võ Văn Kiệt, người từ lâu nay lặng lẽ yểm trợ ngư dân Quãng Ngãi chống các âm mưu gây hấn của Trung Quốc, người được quần chúng Sài Gòn tin cậy, đó là Võ Văn Thưởng.     

Phải nhìn nhận đây là một bước đi khéo léo và tế nhị của tay cờ Ba Dũng. Đưa Thưởng về để chuẩn bị vào vị trí lãnh đạo một thành phố sẽ đi đầu trong cải cách thể chế, Ba Dũng đã làm phương tây và các cựu thần trong đảng ủng hộ đường lối Võ Văn Kiệt yên lòng. Bên cạnh đó, Ba Dũng cũng tỏ rõ một thiện chí cho quần chúng thấy là ông ta sẽ không đi theo con đường độc đoán gia đình trị. Sau khi ông ta thoái vị thì Võ Văn Thưởng sẽ bước ra chính trường và dẫn dắt Việt Nam, chứ không phải các con của ông ta, giảm thiểu sự nghi ngờ của quần chúng từ “độc tài đảng trị” chuyển sang “độc tài gia đình trị”. Đây cũng là cách hay nhất để tạo sự đồng thuận tương đối từ các phe này phái kia, điều mà Ba Dũng cần nhất lúc này. Mà biết đâu nhờ thế ông lại bước lên địa vị cao hơn bây giờ.  

Bấy lâu nay truyền thông khắp nước đã bàn luận và các chuyên gia trí thức đã góp ý về một mô hình đô thị dân chủ và năng động. Phải chăng Võ Văn Thưởng sẽ nương theo những bàn luận và góp ý đó, và với sự ủng hộ của khối chuyên gia trí thức, đưa thành phố Sài Gòn đi theo mô hình chính quyền tự trị kiểu tiểu bang của Mỹ, đặt nền móng cho chuyển hóa chính trị tại Việt Nam, đưa Việt Nam xích lại gần với các thể chế phương tây?        

KÊNH ĐÀO ĐNA VÀ PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM

Các nước cờ, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân thứ yếu và các yếu tố “thoát Trung”, đang ngày càng lộ rõ. Tại sao lại có bài báo về kênh đào Kra vào lúc này? Những người vận động chính trị cho nền dân chủ cần thấy rằng những nước cờ chiến lược, kênh đào, đặc khu Phú Quốc và thành phố Sài Gòn, sẽ là tiền đồn cho nền dân chủ tại Việt Nam trong tương lai. Để từ đó có ngay những bước đi chiến thuật phù hợp. Những nước cờ này của Ba Dũng đang tạo ra nhiều cơ hội và ưu thế cho tiến trình dân chủ hóa. Những người dân chủ phải biết tận dụng khéo léo để phát huy nó. Vấn đề bây giờ cần thấy và đặt ra không phải là Việt Nam có “thoát Trung” hay không, mà là làm gì để phát huy hiệu quả từ những bước khởi đầu “đang thoát Trung” và những thành quả bước đầu mà nó đang mang lại. Lúc này cần thiết nhất là hãy chân thành vì lợi ích chung của đất nước, cùng ngồi lại với nhau, xác định rõ mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và chiến lược dài hạn (mục tiêu nguyên tắc) là gì.        

Cũng cần nhận rõ rằng lúc này, tay cờ Ba Dũng tuy có ưu thế trên chiến lược nhưng vẫn còn thất thế ở các vị trí chiến thuật. Do đó, vấn đề đáng quan tâm là phối hợp vận động để góp phần vượt qua các trở ngại chiến thuật nhằm tổn thất ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Cái quan trọng thứ hai phải nhìn nhận là đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam bây giờ trở đi đã dần dần không thể còn là một nữa. Người đấu tranh dân chủ hướng về Mỹ và phương tây kêu gọi họ ủng hộ cho phong trào dân chủ Việt Nam thì cũng đừng quên một châm ngôn của chính tư bản. Đó là: “không có bạn bè và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có đồng minh giai đoạn và lợi ích vĩnh viễn là quan trọng”.     

Dĩ nhiên để đạt được thắng lợi sau cùng của chiến lược thoát Trung, Ba Dũng đã và đang thực hiện những bước đi chiến thuật. Theo dõi sâu xát tình hình chúng ta có thể nhận ra được những bước đi chiến thuật này, mà nếu thuận tiện, tôi sẽ trình bày trong những bài kế tiếp.

***************************************

CHÚC MỪNG THƯỢNG THỌ CỤ DƯƠNG QUANG THIỆN

Ngày hôm nay, Thiện mỗ vừa nhận được của UBND TP, bằng khen chúc mừng 80 tuổi, lên chức Cụ, với phong bì (lại cái phong bì tai tiếng) 500.000 đồng. Thiện mỗ tự hỏi chuyện vô duyên này tốn của thành phố hết bao nhiêu tỷ. Và còn bao nhiêu chuyện vô duyên này đã xảy ra, và sẽ xảy ra trong tương lai.

DƯƠNG QUANG THIỆN - 5/6/2014

***************************************



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét