Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

CẤM VẬN LÀ GÌ?


NCVCDG-6: NÓI CHUYỆN VỚI CÁI ĐẦU GỐI: CẤM VẬN LÀ GÌ ?

DG: con chào Ôn. Chắc mạng chạy ổn?
OT: chào DG. Tạm thời mạng đang ổn. Đừng nhắc đến tên nó, không khéo nó sẽ chơi mình cho mà coi.
DG: hôm nay, ôn có đề tài chi hay không?
OT: cả đêm ngủ không được, tới 3 giờ sáng mới chợp mắt ngủ một tí thì đã 5 giờ sáng rồi. Sáng nay làm mấy chậu phong lan mà cặp mắt nó nặng ơi là nặng, định lấy que tăm căn hai mí mắt  ra mà làm việc. À, đề tài hôm nay hả? Chuyện ôn sẽ kể, mang hơi hướng "chính chị chính em", ít khi ai đá động, không hiểu bà con có thích nghe hay không. Bây giờ, người ta khoái nghe Hoài Linh tấu hài thọc lét thiên hạ, hoặc Angela Phương Trinh giơ mông giơ vú. Chuyện chính trị người ta sợ phải vắt óc suy nghỉ động não mất năng lượng.
DG: thôi thì OT cứ kể cho bà con nghe, thay đổi món ăn tinh thần mà.
OT: thôi đành lòng chiều DG một chút. Câu chuyện như vầy: đầu tháng 7/2014 này, có tin một ngân hàng lớn của Pháp, ngân hàng BNP Parisbas bị cơ quan dịch vụ tài chính DFS ở New York, Mỹ, phạt vạ 8,9 tỉ đô (= 200.000 tỷ đồng VN) vì đã vi phạm luật cấm vận của Mỹ đối với các nước Soudan (Phi châu), và hai nước Cuba và Iran. Luật mang tên "International Emergency Economic Power Act". Ngân Hàng BNP Paribas đã thực hiện những giao dịch chui với 3 nước kễ trên lên đến 200 tỹ đô (= 2,5 triệu tỹ đồng VN).
DG: làm sao một công ty Pháp mà có thể phải tuân lệnh một đạo luật ban hành từ Mỹ. Như thế, chủ quyền quốc gia Pháp để ở đâu?
OT: ôn không phải là luật sư, nên không trả lời được. Đi mà hỏi tổng thống Pháp Hollande và tổng thống Mỹ, Barack Obama. Ôn chỉ biết rằng, nếu ngân hàng Pháp không trả tiền phạt thì giấy phép hoạt động tại sàn giao dịch tài chính tại Wall Street sẽ bị rút vĩnh viễn. Thế là toi đời.
DG: đúng là ghê gớm sức mạnh đồng đô la Mỹ.
OT: để ôn kể thêm chuyện vui Mỹ thứ hai.
DG: chuyện có hấp dẫn không ôn?
OT: hấp dẫn hay không tuỳ theo mình thân Mỹ hay ghét Mỹ. Thôi thì cứ nghe cái đã rồi tự cho lả hấp dẫn hay không. Câu chuyện liên quan đến Ukraine. Có biết chuyện Ukraine không?
DG: dạ sơ sơ, mơ mơ hồ hồ.
OT: câu chuyện bắt đầu từ đầu năm đến giờ, và chưa chấm dứt, và còn lâu mới chấm dứt. Khi LX tan rã năm 1991, thì Ukraine tuyên bố độc lập. Cộng đồng châu Âu (EU) và Mỹ muốn lôi kéo Ukraine vào khối EU để NATO có thể ép sát đặt tên lữa lá chắn sát biên giới Nga, thay vì đặt ở Ba Lan quá xa xôi.
DG: như vậy, ông Nga nào mà chịu nổi. À, vì vậy mà EU, Mỹ è nhau lật đổ ông tổng thống Youkanovitch, thân Nga.
OT: đúng thế. Thì sau đó, bán đảo Crimee, thuộc Ukraine, liền đòi ly khai xin sát nhập vào Nga. Thế là Nga lật đật làm mọi thủ tục ôm chặt Crimee vào lòng, mặc dầu Mỹ và EU kêu la bài hải là bất hợp pháp. Tổng thống Putin đáp trả: trường hợp Crimee giống như trường hợp Kosovo trước đó. Nếu Mỹ và EU cho sự ly khai của Kosovo khỏi Serbie là hợp pháp, thì ly khai của Crimee khỏi Ukraine cũng là hợp pháp.
DG: thế là Mỹ và EU bị bí, câm họng.
OT: họ đâu có họng để mà câm. Họ liền bàn nhau cấm vận Nga, nhất là đối với Putin và các bạn tỉ phú của Putin: tài khoản ngân hàng ở ngoại quốc bị khoá phong toả, cấm đi du lịch, đi shopping đối với các mệnh phụ phu nhân. 
DG: mà hình như Nga cũng tính chuyện trả đủa các công ty Mỹ và EU đang đầu tư ở Nga thì phải?
OT: ừ, có đấy. Chẵng hạn, Putin ra lệnh hình thành hệ thống thẻ tín dụng cho dân Nga, và cho đóng cửa các công ty Mỹ về tín dụng như Master Card, hoặc Visa, v.v.. Nhưng nhìn chung thì Nga thua thiệt trong trận đấu này, một trận đấu giống như thời chiến tranh lạnh giữa TB/CS.
DG: xem ra vấn đề không đơn giản chút nào.
OT: đúng thế. Có 2 vấn đề chính: (1) Nga không muốn cho Mỹ/EU/NATO áp sát biên giới Ukraine/Nga; (2) Nga sẽ mất thị trường khí đốt cho EU/Ukraine trong tương lai. Trong tương lai, Mỹ sẽ là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về khí đốt phiến đá (schiste).
DG: hình như Nga giãi quyết điểm 1 bằng cách xúi dân miền Đông và Nam Ukraine, nói tiếng Nga, đòi hỏi thể chế liên bang để vùng này sẽ là vùng đệm giữa EU/NATO và Nga.
OT: đúng thế. Còn điểm 2, Putin đã tạm thời giãi quyết bằng cách ký hợp đồng với Tập Cận Bình  cung cấp trong tương lai 400 tỷ đô la dầu khí cho TQ. Mỹ ngẫn tò te về vụ mua bán này, và VN buồn lòng khi Putin không nói gì giúp VN về vụ biển Đông.
DG: đúng là cái lắt léo của chính trị.
OT: tới đây câu chuyện Ukraine đã giãi thích tường tận. Không biết bà con thấy thế nào? Còn cậu. Trong 2 câu chuyện vừa kể trên, DG thấy có chung một yếu tố quan trọng nào không?
DG: dạ, không thấy.
OT: thế mà không thấy hả? Đó là vấn đề cấm vận. Ngón nghề rất điêu luyện của chính phủ Mỹ.
DG: à, con thấy ra rồi.
OT: tới đây, OT gởi cho đọc bài : "Cấm vận là gì?". Ông chưa bao giờ đọc một bài nào nói về cấm vận. Bài này ông đúc kết từ những hiểu biết lượm lặt từ trước đến nay của ông. Sau đây là nội dung.

Cấm vận là gì?

Cấm vận dịch từ chữ embargo.  Ngoài từ embargo, còn có từ cùng mang ý nghiã là sanction (trừng phạt). Nghĩa là khi hai nước giao chiến, thì nước mạnh thế thường sử dụng chiêu cấm vận (hoặc trừng phạt) để làm cho đối phương yếu đi. Hồi xưa, khi con người ta chưa văn minh hiện đại như ngày hôm nay, thì chiêu cấm vận rất thô thiển. Nghĩa là thế nào? Theo thời xa xưa ấy, cấm vận đơn giản là cấm vận chuyển cho đối phương. Nước mạnh cấm vận cái gì đối với nước yếu? Người ta, nếu có thể được thì người ta ngăn ngừa vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc men, nghĩa là bất cứ cái gì làm cho đối phương suy yếu. Các đồ vận chuyển thường theo đường bộ, đường xe lữa, đường thuỹ hoặc đường hàng không? Do đó, cấm vận nghiêm ngặt thường phải cho kiểm soát ngã biên giới đường bộ, đường sắt, bến cãng đường thuỹ, hoặc các sân bay đường hàng không. Nhưng ngày con người càng tinh vi, tiến bộ, văn minh thì chiêu cấm vận không còn thô thiển như ngày xưa. Người ta cấm chuyển tiền qua ngân hàng cho phe thù địch. Người ta cấm buôn bán giao dịch, xuất khẩu cũng như nhập khẩu bất cứ thứ gì với đối phương. Người ta cấm truyền thông (điện thoại, internet, vệ tinh, v.v..). Người ta cấm các vị lãnh đạo, hoặc bạn bè thân thuộc của các lãnh đạo phe đối phương đi du lịch, hoặc đi dư hội thảo, hoặc đi shopping. Tóm lại, cấm cái chi được thì cứ cấm, vận cái chi được thì cứ vận. Nhưng vào cái thời buổi mà người ta tự phong là hiện đại, văn minh, dân chủ này, cái việc cấm vận lại càng siêu đẵng ở cái chỗ: nước X, mạnh hơn nước thù địch Y, ra lệnh cấm vận đối với Y. Nếu lệnh cấm vận hiệu lực đối với dân chúng nước X thì không nói làm gì, nhưng cái siêu ở đây, các nước A, B, C, .. kể cả nước từng tuyên bố trung lập như Thuỵ Sĩ, không thù địch đối với nước Y , cũng phải tuân theo lệnh cấm vận của nước X. Siêu chính là ở chỗ đó. Tới đây, bạn đã hiểu cấm vận là gì?

Bây giờ, Thiện mỗ xin nêu ra vài thí dụ thực tế về cấm vận từ sau thế chiến thứ hai.

(1) Trước tiên là VN. Sau 30/4/1975, VN hoàn toàn độc lập, nhưng đối với Mỹ là một chén đắng, nói theo kiểu công giáo. Chính phủ CSVN tưởng bở là đây là lúc phục hồi hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất nước theo đường lối XHCN mà mình đã lựa cọn. Đâu có ngờ Mỹ ra lệnh cấm vận đối với VN, không cỏ lý do gì hết, ngoài lý do cay cú bị thua trận : "Đồn rằng châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe lăn".  Đã không bồi thường chiến tranh vì thua trận mà còn chơi trò cấm vận. Đúng la cao bồi Mỹ. Cấm vận suốt 20 năm, từ 1975 đến 1995, năm Mỹ bình thường hoạ ngoại giao với VN. 20 năm bị cấm vận, không làm ăn chi được, ngoại bất nhập, nội bất xuất. Nghĩa là không có ngoại tệ nhập nguyên liệu để sản xuất, không thể xuất khẩu bán ra được cái gì để cỏ ngoại tệ. Mãi đến năm 1993, khi VN đòi Mỹ bình thường hoá ngoại giao, thì Mỹ ẻp VN ký một thoả thuận trả món nợ 2,8 tỷ đô mà Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống VNCH, đã nợ Mỹ trong chiến tranh VN. Vì muốn Mỹ bỏ cấm vận nếu được bình thường hoá để có cơ hội phát triển kinh tế, nên VN đành bóp bụng đi vay 2,8 tỷ đô của IMF trả nợ cho Mỹ. Đã không nhận được bồi thường chiến tranh, mà còn phải trả nợ chiến tranh cho Nguyễn Văn Thiệu. Nghĩ cũng lạ. Bạn thấy hiệu quả cấm vận thế nào đối với VN. Qua 1995, Mỹ mới bình thường hoá ngoại giao với VN.

(2) Thứ đến trường hợp Cuba. Fidel Castro lật đổ chế độ Batista, thân Mỹ, năm 1959, lập ra chế độ CS ở Cuba. Khi những người giàu (phần lớn là người Mỹ) vượt biên bỏ qua Miami, Mỹ, thì Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh với Cuba. CIA tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, thường được gọi chiến tranh vùng vịnh Con Heo, chống Cuba, nhưng thất bại não nề. Thế là từ 1959,  Mỹ ra lệnh cấm vận Cuba, cho tới nay 2014, nghĩa là suốt 55 năm, một cuộc cấm vận dài nhất trong lịch sữ thế giới. Hằng năm, đầu mỗi kỳ họp thường niên của Liên Hợp Quốc, thì người ta đệ trình một nghị quyết yêu cầu Mỹ bãi bỏ cấm vận Cuba. Toàn thể các quốc gia LHQ đều bỏ phiếu thuận, chỉ trừ 2 lá phiếu của cặp bài trùng Mỹ - Israel là chống. Vì nghị quyết không mang tính ràng buộc, nên chả ai làm gì nổi sự thù vặt bướng bĩnh của Mỹ. Mà đâu đã hết, suốt chừng ấy năm, CIA đã tiến hành 178 cuộc thủ tiêu Fidel Castro mà không thành công, thật là kinh khủng. Bây giờ, Fidel đã rút lui vào hậu trường chính trị, nên Mỹ bắt đầu nới lỏng cấm vận, bắt đầu là việc cho thân nhân Cuba kiều về thăm quê hương. Theo Thiện mỗ, ngày nào cái gai Fidel Castro còn sống sờ sờ trước mắt ông cao bồi kiêm mafia Mỹ, thì cấm vận Cuba bé nhỏ vẫn còn dài dài. Có người ác độc đang cầu Chúa kéo Fidel về trời cho nhanh nhanh, chứ CIA đã thử 178 lần rồi không thành. Năm nay Fidel cũng đã 88 tuổi, chắc không còn bao lâu nữa thì Cuba thoát khỏi cảnh cấm vận tàn ác của Mỹ.

(3) Chiến tranh lạnh với các nước trong khối CSCN: Liên Xô, Trung Cộng, Bắc Việt, Bắc Triều Tiên, Cuba, các nước Đông Âu (khối Varsava). Chiến tranh lạnh chỉ xuất hiện sau thế chiến 2 đối với các nước thuộc khối CSCN như kể trên, khởi xướng và cầm đầu bởi Mỹ. Đây là một cuộc chiến thầm lặng, âm ỷ, không súng đạn, ít thấy thương vong máu me đầy mình, nhưng người chết thì không thiếu. Vũ khí lợi hại nhất trong chiến tranh lạnh là cấm vận. Cái gì có thể làm cho các nước CS bị kiệt quệ (kể cả để cho con trẽ nước CS suy dinh dưởng) thì ra tay cấm vận: kinh tế, tài chính, giao thương xuất nhập khẩu, du lịch, văn hoá. Cái tệ hại, là bắt buộc toàn thế giới không theo CS phải tuân thủ các luật lệ cấm vận của mình đề ra chống khối CS, chẵng hạn vụ ngân hàng BNP Parisbas của Pháp vì giao dịch chui với Soudan, Cuba, và Iran mà bị Mỹ phạt vạ 8,9 tỷ đô la trong tháng 6/2014 vừa rồi.

Nhìn chung thì : (1) Trong tất cả các quốc gia trên thế giới, thì từ 1945 trở đi, Mỹ là nước duy nhất sử dụng chiêu cấm vận đối với các nước mà Mỹ không thích, dù nước này chưa hề khiêu chiến với Mỹ, thí dụ VN; (2) Mỹ chuyên cấm vận các nước theo chủ nghĩa CS, vì họ cho CS là vô thần. Mà vô thần là đi ngược lại đạo thiên chúa. Nên (a) nước nào là CS mà họ đánh được thì họ đánh (thí dụ: Bắc VN), không đánh được thì ra tay cấm vận (thí dụ: Cuba, VN sau 1975); (b) nước nào có lãnh tụ sắp biến nước mình thành CS hoặc theo CNXH thì họ tìm cách thủ tiêu (thí dụ: Patrice Lumumba người Congo bị thủ tiêu bởi CIA năm 1961, vì ông này thắng cữ thù tướng nước Congo, cựu thuộc địa Bĩ, và là một người CS; Salvador Allende, tổng thống XHCN của Chili bị Pinochet hợp tác với CIA lật đổ năm 1973, vì sợ Chili biến thành một nước CS). (3) Những nước nào, không thuộc phe CS, nhưng chống đối Mỹ hay đụng chạm đến quyền lợi của Mỹ, thì Mỹ cũng ra tay cấm vận. Thí dụ : Iran sau khi vua Palevi bị giáo chủ Khomenie đuổi khỏi Iran, hoặc Myanmar.

Tới đây, thiết nghĩ bạn có thể hình dung cấm vận là gì. Thường người ta ít quan tâm đến cấm vận. Nhưng hậu quả của nó rất tệ hại không tưởng tượng nổi.

OT: bài viết khá dài, phải không DG?
DG: dạ, đọc mệt quá, toàn là sự kiện mà tụi con ít biến đến. Đúng là chính chị chính em.
OT: xin chúc mọi người ngủ ngon, nhưng đừng mớ đến mấy ông cao bồi Mỹ nhá.

DƯƠNG QUANG THIỆN - 9/7/2014 - 8:27 PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét