Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

NCVCDG-7: TÙ TỘI VÀ LUẬT SƯ Ở MỸ


NCVCDG-7: NÓI CHUYỆN VỚI CÁI ĐẦU GỐI: TÙ TỘI VÀ LUẬT SƯ Ở MỸ

DG: chào Ôn buổi sáng
OT: chào DG
DG: hôm nay, ôn có chuyện chi kể cho nghe không?
OT: chuyện cấm vận mấy hôm trước, hình như người ta tiêu hoá chưa xong thì phải. Chỉ có 3 like. Một cái từ Mỹ. Có lẽ người ta đang coi "bá đóng" world cup.
DG: ôn mà cũng để ý đến like hoặc no like. Mà "bá đóng" là gì vậy?
OT: "bá đóng" là bóng đá, nói lái theo kiểu dân Phan Thiết. Còn like hoặc no like, thì cũng phải xem thời tiết tình cãm của người vào FB của mình mà. Để mà viết hay là không viết. Mất thời giờ, nặn óc ra mà viết, mà chả ai quan tâm, ngoài cái đầu gối, thì viết lảm gì cho mệt cái thân.
DG: dạ, đúng thế. Nếu like ít quá, thì bỏ công viết chi cho mệt, đi ngủ gà ngủ gật như mấy ông già thì khoẽ hơn.
OT: à, trong báo Le Monde, Pháp, có vài tin lẻ tẻ đọc cho vui.
DG: chẵng hạn
OT: Nước Mỹ, năm 2012, dân số là 315 triệu thì có đến 2,3 triệu người ở tù, với 710 người ở tù trên 100.000 dân, còn ở Pháp, đầu 1/4/2014, có 68.859 người ở tù trên 68 triệu dân, nghĩa là khoảng 123 người ở tù trên 100.000 dân. Nói tóm lại tỉ lệ số người bị tù ở Mỹ cao nhất thế giới. Người ta hiện đang nói đến gulag americain trên đất Mỹ. Gulag là từ chỉ nhà tù dã man ở LX thời Staline, mà văn hào người Nga, Alexander Solenitsyn, đã cho ra đời tập sách The Gulag Archipelago, và đã được giãi Nobel văn chương.
DG: Ôn biết số tù của Mỹ và của Pháp thông qua báo chí, còn ở VN ôn có biết số người bị tù không?
OT: ôn cũng muốn biết, nhưng chả ai cho biết con số (có lẽ là bí mật quốc gia) nên bị mang tiếng là chỉ biết số của âu mỹ để chê bai chế độ VN. Nếu bỏ đi cái vụ mang tiếng vừa kễ trên, thì rất lý thú khi tìm hiểu hệ thống tư pháp của Mỹ.
DG: ôn kể đi ôn, chắc là hấp dẫn lắm thì phải.
OT: ừ, thì kể. Thứ nhất, dân số thế giới năm 2014 ước tính vào khoảng 7.200 triệu người, còn dân số Mỹ như đã nói vào khoảng 315 triệu, như vậy chỉ chiếm xấp xỉ vào khoảng 4,3%, nhưng DG có biết số luật sư Mỹ chiếm bao nhiêu % so với số luật sư thế giới?
DG: dạ không. Có bao giờ ai để ý làm gì?
OT: số luật sư Mỹ chiếm 40% so với thế giới. Kinh khủng phải không?
DG: ố là là, sao mà nhiều lắm thế?
OT: người Mỹ họ thích đi kiện, bạ chi họ cũng đi kiện, mà chuyện kiện tụng thì phải giao cho luật sư. Ra đường trượt té gãy chân vì băng tuyết (verglas), hoặc một nhánh cây mục rớt trên đầu bị thương là đi kiện thành phố. Ngành tư pháp Mỹ là ngành có nhiều cái nhất.
DG: ôn kể nghe xem. Bắt đầu hấp dẫn đó.
OT: (1) số luật sư Mỹ chiếm nhiều nhất thế giới, 40%, như đã nói; (2) có nhiều văn phòng luật sư nổi tiếng có tên tuổi trên 100 năm, mà số luật sư lên đến 2.000 người, chưa kể đến những nhân viên gọi là paralegal lo thu thập thông tin vụ án; (3) lương luật sư ở Mỹ cao nhất so với các ngành nghề khác, kể cả ngành y hoặc nha; (4) luật sư Mỹ nỗi tiếng làm viêc như điên, có người chỉ ngủ 4 tiếng một ngày, thứ 7 chúa nhật làm việc không nghỉ, do đó số người đau tim, tai biến mạch máu não, bị vợ ly dị, tự tữ là rất lớn trong giới luật sư so với số các ngành nghề; (5) chi phí một vụ kiện ở Mỹ rất cao chót vót và kéo dài rất lâu ở Mỹ, trung bình 4-5 năm, do đó phần lớn các luật sư bên nguyên đơn cũng như bên bị cáo khuyên là không nên lôi nhau ra toà cho tốn công tốn của tốn thời gian, mà nên thoả thuận tiền bồi thường thế nào đó để hai bên đều có lợi (trong thiệt hại). Cứ xem cách Apple và Samsung kiện nhau rồi thoả thuân với nhau để giải quyết việc tranh chấp bản quyền điện thoại di động thì thấy. Do đó, đừng nên đi kiện với người Mỹ hay để cho người Mỹ khởi kiện (như VN với vụ cá tra, cá basa).
DG: câu chuyện sao mà dài thế ôn. 
OT: ừ, thì nó dài thế, biết làm sao. Vậy có muốn nghe tiếp hay thôi. Người kể mõi miệng khô môi, chứ người nghe thì có tốn hao năng lượng gì đâu, mà than với thở.
DG: dạ, đã lở phóng lao thì phải theo lao, biết làm sao đây.
OT: ừ thì chịu khó nghe tiếp. (6) cái xã hội Mỹ hình như bị vây bủa bởi tấm lưới rộng lớn các luật sư. Tất cả mọi xí nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh gì gì đó đều phải có luật sư toàn thời gian, hoặc bán thời gian tuỳ theo qui mô của mình. Công việc của các luật sư này là khai thuế, kiểm tra hợp lệ các hợp đồng hợp tác kinh tế, v.v.. Các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội, kinh tế, ONG đều phải nhờ đến các văn phòng luật sư, vì họ có thể bị người dân đi kiện vì thiếu trách nhiệm này nọ. Một cành cây mục rơi trúng đầu một người dân (nếu người này là một VIP) lở gây ra tai nạn thì công ty công viên cây xanh sẽ phải đi hầu toà thông qua ông luật sư của công ty.
Hầu hết các gia đình thượng lưu giàu có ở Mỹ đều có một hoặc nhiều văn phòng luật sư nổi tiếng giúp việc cho mình liên quan đến tài sản (tài khoản ngân hàng, chứng khoán, bất động sản..), đến các hợp đồng hôn nhân, thủ tục thừa kế chia tài sản, ly dị, v.v..
DG: nếu ở VN mà có luật sư như thế, thì mấy cái vụ sổ đỏ sẽ bớt rắc rối, đở biết mấy.
OT: ôn không biết, nhưng thử đề nghị các luật sư xem họ có mặn mà hay không. Nhưng theo OT nhận thấy, thì hiện tình ông NN ta không coi trọng vai trò quan trọng của luật sư, xem họ như là tàn dư của chế độ thực dân để lại. Các ông NN ta quên dưới cái thời thực dân trước kia, chính các luật sư yêu nước đã bào chữa cho các cán bộ lãnh đạo cách mạng khỏi tù tội, mà không lấy thù lao.
DG: ôn ơi là ôn. Nói làm chi cái loại người ăn cháo đá bát đó cho nó đau cái bao tữ.
OT: bây giờ có muốn nghe hay không điểm số 7?
DG: xin lỗi, con hơi tào lao. Ôn tiếp tục đi.
OT: (7) xung quanh Whasington, gần Maryland, có một vùng đất gồm toàn biệt thự, mà chủ sở hữu là 12.000 tên luật sư nổi tiếng hành nghề gọi là "vận động hành lang" (lobbyist). Họ làm việc cho những tập đoàn thuộc những nhóm lợi ích (một từ mà bà con ta bắt đầu quen dùng) nào đó. Lương của họ bình quân 1 triệu đô/ tháng (= 22 tỹ đồng VN / tháng), nghĩa là 12 triệu đô / năm. Trừ đi thuế thu nhập vào khoảng 55% thì họ còn vào khoảng 5 triệu đô / năm,  họ thuộc lớp thượng lưu chóp bu của xã hội Mỹ. Vì là xuất thân luật sư, nên những người này lo thảo ra sẵn những điều luật cho các đạo luật mà một nghị sĩ nào đó sẽ đựơc vận động đưa ra biểu quyết ở quốc hội. Các nghị sĩ quốc hội chỉ có việc biểu quyết, chứ luật đã viết ra rất chặt chẽ bởi những luật sư nổi tiếng. Cách lảm luật ở Mỹ khác cách làm ở ta. Nói tóm lại, thông qua các luật sư kỳ cựu nổi tiếng, các nhóm lợi ích Mỹ, thường là giới nhà giàu của các tập đoàn, chi phối toàn bộ nền kinh tế không những của nước Mỹ mà của thế giới. Cái chi mà không có lợi cho nhóm nhà giàu nào đó, thì khỏi có luật. Chẵng hạn cái luật bảo hiểm y tế cho thêm 20% người Mỹ nghèo (hiên chỉ 60% người Mỹ được bão hiễm y tế, trong khi ấy 100% ở Pháp) bây giờ được gọi tếu là Obamacare, được soạn thảo rất kỹ lưởng bởi bà Hillary Clinton, thời tổng thống Clinton, không được thông qua, nay lấy lại bởi Obama đưa vào biểu quyết, nhưng cũng không đuộc thông qua một cách trọn vẹn ở quốc hội. Chẵng qua là ví các hãng bảo hiễm thấy khòng có lợi cho họ.
DG: sao mà rắc rối thế?
OT: tới đây, ôn xin hết.
DG: à, mà sao ôn ở VN có bao giờ đi Mỹ đâu, mà chuyện chi ở Mỹ có vẽ ôn biết nhiều hơn Việt kiều ở Mỹ.
OT: thật ra, trước 1975, ở miền Nam, ôn chỉ lo việc IT, nên cũng ít để ý đến chuyện nước Mỹ. Nhưng sau 1975, ôn có mấy đứa cháu con bà chị ruột vượt biên qua Mỹ, sau trở thành Việt kiều. Nhân những dịp chúng về thăm gia đình, ôn chỉ đòi chúng nó đem cho ông vài chục quyển sách best-seller để đọc cho vui qua thời gian. Ôn khoái đọc sách lãng mạn, truyện ký sự toà án, truyện trinh thám. Còn truyện science fiction thì ông không thích. Sách chúng mua toàn là sách phế thải từ các thư viện bán ra chỉ 1$, về đây đọc xong, ôn đem xuống Nguyễn Huệ bán lại 1,5$.
DG: ôn có đầu óc kinh doanh quá ta.
OT: từ những câu chuyện trong sách, từ báo chí điện tử trên internet,và từ wikipedia và google ôn hình thành kho kiến thức của ôn. Đâu có chi là khó, là lạ. Thôi ông ngưng ở đây nhé.
DG: dạ, con cám ơn ôn. Ôn chơi lan xong chưa.
OT: xong rồi ngày hôm qua. Bây giờ, ôn thất nghiệp. Chưa biết làm gì tiếp đây, để người ta gọi là vui thú điền viên.

DƯƠNG QUANG THIỆN - 12/07/2014 - 9:00 AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét